Bánh Xe Đẩy Y Tế Update 12/2024

Bánh xe đẩy được sử dụng rất nhiều trong đời sống, đặc biệt là bánh xe đẩy y tế. Chúng giúp cho việc đẩy bệnh nhân hay các thiết bị y tế dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bánh xe đẩy dùng trong y tế.

Trong y tế, các bánh xe đẩy giúp cho việc luân chuyển bệnh nhân cấp cứu trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hay việc vận chuyển thuốc, thức ăn bằng vật dụng có lắp bánh xe đẩy cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Có rất nhiều bánh xe đẩy các loại, chúng được sử dụng cho từng loại thiết bị riêng, trong từng mục đích cụ thể. Và mỗi loại thì đều có một ưu điểm riêng.

Ưu điểm của bánh xe đẩy bằng sắt.

-Bánh xe đẩy gang thép hay còn gọi là bánh xe kim loại có vẻ ngoài trông khá nặng nề và cục mịch tuy nhiên khi sử dụng lại đem lại cho người dùng cảm giác chắc chắn, bền bỉ.

-Khung bánh xe được mạ kém, di chuyển khá linh hoạt.

-Sử dụng tốt trong những môi trường có dầu mỡ, hóa chất, nhiệt độ cao mà không lo bị ăn mòn, tuổi thọ của bánh xe khá cao.

Bánh xe đẩy bằng sắt.

Ưu điểm của bánh xe đẩy cao su

Loại bánh xe này có độ cứng thấp vì thế phần lốp sẽ rất mềm và đàn hồi, nhờ vậy xe có tác dụng hấp thụ rung, xóc giúp cho hàng hóa và trang thiết bị của bạn không bị xê dịch và va chạm nhau khi xe hàng đang di chuyển. Ngoài ra khác với cao su tự nhiên, loại bánh xe cao su mềm khi di chuyển sẽ không để lại vết trên bề mặt sàn.

Bánh xe mềm giúp dễ dàng di chuyển hơn qua các chướng ngại vật và có độ bám tốt khi di chuyển trên bề mặt trơn trượt.
Giảm được tối đa tiếng ồn khi vận hành.

Loại bánh xe cao su rất thích hợp trong môi trường bệnh viện. Chúng giảm được tiếng ồn khi vận chuyển, tạo tâm lý thoải mái, yên tình cho các bệnh nhân.

Bánh xe đầy được làm từ cao su.

Ưu điểm của bánh xe chịu lực PU

Bánh xe đẩy chịu lực.

PU có độ bền, tính kháng mài mòn, tính kháng tác động môi trường (thời tiết, oxy hóa, ozone) vượt trội so với các loại cao su thông thường. Hơn nữa, PU có khả năng kháng nhiều loại hóa chất vô cơ và hóa chất hữu cơ. Chính vì thế, bánh xe PU thường được yêu thích hơn bánh xe cao su.

Bánh xe đẩy chịu lực PU thường bền, chịu nhiệt, chịu tải tốt.

-Bánh xe đẩy chịu lực PU có dải độ cứng khá rộng, tuỳ theo yêu cầu của môi trường mà người ta có thể pha chế mềm mịn hoặc rất cứng thích hợp.

-Bánh xe đẩy chịu lực PU có tính đàn hồi lớn hơn cao su, lại bền bỉ dẻo dai hơn kim loại.

-PU có tính kháng dầu, chống xé rách, chống trầy xước, mài mòn, chịu nén và chịu va đập hơn cao su nhiều. Nên bánh xe đẩy chịu lực PU được sử dụng thay thế cao su trong nhiều môi trường có dầu, nhiều vật cản nhằm giảm thời gian bảo dưỡng máy móc, thiết bị, tiết kiệm tài chính.

-Tuổi thọ trung bình của bánh xe đẩy PU thường rơi vào khoảng từ 3 – 5 năm, trong điều kiện làm việc ngoài trời là từ 2 – 3 năm.

Ngoài ra, còn có loại bánh xe đẩy có khóa. Loại này giúp cố định, không cho di chuyển. Đặc biệt là khi đặt vật ở mặt phẳng nghiêng, dốc, không bằng phẳng.

Tùy vào mục đích sử dụng cho từng loại công việc, với tính chất riêng thì sẽ sử dụng loại bánh xe đẩy y tế riêng. Đối với việc vận chuyển hàng hóa, thuốc men thì nên chọn các bánh xe đẩy chịu lực. Bởi vì chúng có cấu tạo chịu được tải trọng khá lớn nên dễ vận chuyển mà không sợ hư bánh xe.

Đối với các xe đẩy nhỏ, dùng để cấp phát thuốc hằng ngày cho bệnh nhân thì nên chọn loại bánh xe làm bằng cao su. Chúng sẽ hạn chế được tiếng ồn phát ra trong quá trình di chuyển.

Với các loại bánh xe đẩy y tế hiện nay, các khách hàng có thể mua tại vinawheel.com. Đây là một nơi chuyên sản xuất và cung cấp các loại bánh xe đẩy chất lượng, uy tín cho thị trường.