Tìm hiểu phái sinh từ A-Z Update 01/2025

Nội dung trang

Tìm hiểu phái sinh từ A-Z

Trong bối cảnh thị trường cơ sở rơi vào xu hướng giảm và biến động mạnh trong phiên, chứng khoán phái sinh đang trở thành một công cụ phòng vệ, một kênh đầu tư hấp dẫn, nhờ phát huy lợi thế giao dịch hai chiều để tạo thêm cơ hội. Nói cách khác, dù chỉ số giảm hay tăng, nhà đầu tư đều có thể kiếm lời nếu dự báo đúng xu hướng. Mức lợi nhuận càng lớn nếu biến động càng nhanh.

Chứng khoán phái sinh là gì?

Tìm hiểu chứng khoán phái sinh

1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính trong đó giá trị của CKPS phụ thuộc vào giá trị của một hoặc nhiều loại tài sản cơ sở, bao gồm 2 dạng chính:

  • Hàng hóa: Thực phẩm, kim loại, năng lượng,…
  • Công cụ tài chính: Cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, tiền tệ,…

2. Phân loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh được chia thành 4 loại chính:

  • Hợp đồng kỳ hạn:  là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.

  • Hợp đồng tương lai:  là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

  • Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.

  • Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.

3. Chức năng của chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh được các nhà đầu tư sử dụng cho những mục đích sau đây:

  • Phòng hộ hoặc giảm nhẹ rủi ro trong các tài sản cơ sở, bằng cách tham gia một hợp đồng phái sinh mà giá trị của nó di chuyển theo hướng ngược lại với vị thế tài sản cơ sở của nó và triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ rủi ro này;

  • Tạo khả năng tùy chọn trong đó giá trị của phái sinh được liên kết với một điều kiện hoặc sự kiện cụ thể (ví dụ khi tài sản cơ sở đạt được một mức giá cụ thể);
  • Có được sự tiếp xúc với tài sản cơ sở khi không thể trao đổi bằng dạng tài sản cơ sở đó;
  • Cung cấp đòn bẩy, sao cho một chuyển động nhỏ trong giá trị tài sản cơ sở có thể gây ra một sự khác biệt lớn trong giá trị của phái sinh;
  • Đầu cơ và thu lợi nhuận nếu giá trị của tài sản cơ sở di chuyển theo cách mà người ta mong đợi (ví dụ, di chuyển theo một hướng nhất định, nằm trong hay ngoài một phạm vi xác định, đạt đến một mức nhất định);
  • Chuyển phân bổ tài sản giữa các loại tài sản khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến tài sản cơ sở, như là một phần của quản lý quá trình chuyển đổi. 

Chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

Tháng 8/2017, Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đi vào hoạt động với sản phẩm ra mắt đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30( VN30F).

Đầu tháng 8 này, UBCK đã phê duyệt mẫu hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. HNX đang trong quá trình hoàn thiện các bước chuẩn bị cuối cùng để có thể đưa sản phẩm này vào giao dịch. Ngoài ra HNX tiếp tục phối hợp với HOSE hoàn thiện bộ nguyên tắc chỉ số VNX200, làm cơ sở để triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VNX200.

Các điểm cơ bản của mẫu hơp đồng tương lai chỉ số VN30:

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30
Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

– Giá tham chiếu của HĐTL là giá thanh toán cuối ngày.

– Về giới hạn vị thế, đối với NĐT chuyên nghiệp là 20.000 vị thế/tài khoản, NĐT tổ chức là 10.000 vị thế và NĐT cá nhân là 5.000 vị thế.

– Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu kể từ ngày 18/07/2018 điều chỉnh từ 10% lên 13%.

– TTCK phái sinh được mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút, tức là 8h45 và kết thúc cùng với TTCK cơ sở. Kết cấu gồm 3 phiên ATO – khớp lệnh liên tục – ATC. Hệ số nhân 100.000 đồng.

– Bước giá 0,1 điểm chỉ số. Biên độ giao dịch là 7%, bằng với biên độ giao dịch trên sàn HOSE.

– Đơn vị giao dịch tối thiểu là 01 hợp đồng.

– Ngày giao dịch cuối cùng là thứ Năm thứ 3 trong tháng đáo hạn, trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó.

– Tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 2 tháng cuối quý tiếp theo. Ví dụ, tháng hiện tại là tháng 09, các tháng đáo hạn sẽ là tháng 09, tháng 10, tháng 12 và tháng 03.

– Ngày thanh toán cuối cùng là ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng.

Biểu phí, thuế giao dịch phái sinh

A. Phí giao dịch

Đóng(mở) vị thế: 0-8000đ/ HĐ do CTCK quy định.

B. Thuế trả sở

Thuế TNCN= Giá chuyển nhượng từng lần x 0,1%

Giá chuyển nhượng từng lần=  (Giá thanh toán HĐTL x Hệ số nhân HĐ x Số lượng hợp đồng x tỷ lệ ký quỹ ban đầu) /2

Trong đó: Tỷ lệ ký quỹ ban đầu: 13%

               Hệ số nhân: 100.000

C. Nộp/rút/chuyển khoản tiền ký quỹ

  • Nộp rút tiền ký quỹ từ VSD: 5500đ/lần, có một số công ty free phí này
  • Rút tiền về TKNH: Theo biểu phí ngân hàng
D. Phí trả Sở giao dịch chứng khoán HNX

 Phí giao dịch: 3000đ/HĐ

VD; NĐT mở 10 vị thế, đóng 5 vị thế. Phí sở = (10+5) x 3000= 45.000đ

E. Phí trả cho Trung tâm lưu ký (VSD)
  • Phí quản lý vị thế: 3000đ/HĐ/1 ngày
  • Phí quản lý tài sản ký quỹ: 0.003% x Lũy kế số dư ký quỹ / tháng. Tối đa 2,000,000đ /tháng, tối thiểu 400,000 đồng / tháng
* Lưu ý:
  • Như vậy số dư tối thiểu trên TK phái sinh là: 400.000đ
  • VSD tính phí quản lý tài sản ký quỹ trên số dư tại cuối ngày, nên cuối ngày số dư = 0 thì phí = 0. Như vậy NĐT có thể rút tiền từ VSD về trước 16h trong ngày như vậy sẽ không bị tính phí. Số tiền chưa được thực hiện rút thành công vẫn bị tính phí quản lý tài sản ký quỹ.
  • Nếu giao dịch phát sinh lỗ, dù đã đóng hết vị thế, cuối ngày không thể rút toàn bộ tiền trên Tài khoản ký quỹ về thì vẫn bị tính phí quản lý tài sản ký quỹ trên số tiền bị lỗ.

Ví dụ: NĐT B nộp vào TKGD phái sinh tại CTCK A số tiền là 100.000.000đ. 

Quy định giao dịch phái sinh tại công ty chứng khoán A như sau:

Tỷ lệ ký quỹ: 15%
Phí giao dịch: 5000đ/ HĐ
VN30-Index: 950 điểm

  • Như vậy số tiền ký quỹ/HĐ là: 950×100.000×15% = 14.250.000đ
  • Số HĐ tối đa NĐT B được mua vào là: 7HĐ