VN30 là gì? HNX30 là gì? Cách tính và điều kiện để vào rổ chỉ số VN30, HNX30 Update 12/2024

Nội dung trang

VN30 là gì? HNX30 là gì? Cách tính và điều kiện để vào rổ chỉ số VN30, HNX30

Với cách tính đơn giản VN-Index và HNX-Index đang dần bộc lộ nhiều bất cập về sự chuẩn xác. VN30 và HNX30 ra đời được xem là giải pháp cấp thiết của thị trường, phản ánh chính xác hơn biến động giá chứng khoán và là tiền đề nền tảng cho chiến lược phát triển các sản phẩm mới của Sở như sản phẩm phái sinh và các dạng quỹ đầu tư mới trong tương lai. 
Bài viết sẽ giới thiệu đến các NĐT về chỉ số VN30, HNX30, cách tính cũng như điều kiện để vào các rổ chỉ số này.

I. VN30 và HNX30 là gì? Cách tính chỉ số VN30, HNX30

Chỉ số VN30 được Sở giao dịch Chứng Khoán – TPHCM triển khai ngày 6/2/2012. Chỉ 5 tháng sau vào ngày 9/7/2012 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng chính thức vận hành chỉ số HNX30. Đây là 2 bộ  chỉ số giá của top 30 cổ phiếu các công ty niêm yết trên HOSE và HNX có vốn hoá thị trường và tính thanh khoản cao nhất, được tính theo phương pháp giá trị vốn hoá thị trường có điều chỉnh tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng( free-float ). 
Các chỉ số này ra đời mục đích giúp các nhà đầu tư có cái nhìn đa chiều về tình hình giao dịch các cổ phiếu cũng như sau này sẽ là tài sản cơ sở cho các sản phẩm ETF và phái sinh chỉ số trong tương lai.

Dưới đây là bộ các chỉ số vốn hóa đáp ứng các yêu cầu sàng lọc , tư cách, tỷ lệ tự do chuyển nhượng(free float) và thanh khoản.

Bộ các chỉ số trên TTCK

Ngoài ra từ ngày 25-1-2016 Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) đã chính thức công bố và áp dụng bộ chỉ số ngành gồm 10 chỉ số theo chuẩn phân ngành quốc tế GICS® .
Mỗi công ty sẽ được phân loại vào tiểu ngành nếu doanh thu từ tiểu ngành đó chiếm tối thiểu 60% cơ cấu doanh thu của công ty. Trường hợp công ty kinh doanh đa ngành nghề mà không có tiểu ngành nào đóng góp hơn 60% doanh thu thì công ty sẽ được phân vào tiểu ngành tạo ra doanh thu chủ đạo. Trường hợp không có tiểu ngành nào tạo ra doanh thu chủ đạo, việc phân ngành sẽ dựa vào các phân tích cụ thể hơn, sâu hơn dựa vào dữ liệu sẵn có và thông tin thị trường để đảm bảo thể hiện chính xác nhất bản chất kinh doanh của công ty

Bộ các chỉ số ngành

Bộ các chỉ số ngành theo chuẩn phân ngành quốc tế GICS®

II. Cách tính Chỉ số

Các bộ chỉ số trên được tính toán dựa trên phương pháp giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỉ lệ free-float.
Công thức tính chỉ số:
Chỉ số= frac{{CMV}}{{BMV}}
Trong đó:

– CMV(Current market value- GIá trị vốn hóa thị trường hiện tại):=sum {{p_{it}} times {s_{it}}}  times {f_{it}} times {c_{it}}
– BMV((Base market value- Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở) :=sum {{p_{i0}} times {s_{i0}}}  times {f_{i0}} times {c_{i0}}
{p_i}: giá của cổ phiếu i trong rổ chỉ 
– {s_i}: khối lương đang lưu hành của cổ phiếu i trong rổ chỉ số 
– {f_i}: tỷ lệ free-float của cổ phiếu i trong rổ chỉ số 
– {c_i}: hệ số giới hạn tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu i  trong rổ chỉ số
– t,0: thời điểm tính toán(t), thời điểm gốc(0)

III. Tiêu chí và phương pháp lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số VN30, HNX30

1. Đối với chỉ số VN30

1. Đối với chỉ số VN30 
a) Tiêu chí sàng lọc
+ Tư cách:
– Cổ phiếu có thời gian niêm yết trên HOSE tối thiểu 6 tháng tính đến ngày chốt dữ liệu xem xét.
– Cổ phiếu không thuộc diện bị cảnh báo do vi phạm công bố thông tin, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, tạm ngừng giao dịch ngoại trừ tạm ngừng giao dịch do thực hiện việc tách/gộp cổ phiếu hoặc chia tách/sáp nhập) trong v ng 03 tháng tính đến ngày chốt dữ liệu xem xét.
+ Tỷ lệ tự do chuyển nhượng (Free-float):
– f<5%: loại
– 5% le f(chưa làm tròn) le 10%: Loại nếu cổ phiếu không thuộc top -10 về giá trị vốn hoá của tập hợp các cổ phiếu đủ tư cách.
+ Thanh khoản: Cổ phiếu phải có tỷ suất quay vòng chứng khoán tối thiểu là 0.05%.

b) Phương pháp lựa chọn vào rổ chỉ số VN30
Bước 1: Chọn Top-50 cổ phiếu trong Tập hợp và loại những cổ phiếu thuộc diện bị cảnh báo khác (nếu có). Cổ phiếu bị loại bỏ sẽ được thay thế bằng cổ phiếu kế tiếp trong Tập hợp sao cho đủ 50 cổ phiếu.

Bước 2: Sắp xếp các cổ phiếu theo thứ tự giảm dần về giá trị giao dịch hàng ngày bình quân (bao gồm giá trị giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận) trong 6 tháng tính đến thời điểm xem xét : 
– Cổ phiếu đứng ở vị trí thứ 20 trở lên đương nhiên có mặt trong chỉ số ;
– Cổ phiếu đứng ở vị trí thứ 41 trở xuống đương nhiên bị loại khỏi chỉ số ;

– Cổ phiếu đứng ở vị trí 21 đến 40: ưu tiên cổ phiếu đã có trong danh mục cổ phiếu thành phần của rổ VN30 kỳ trước sau đó mới xét đến cổ phiếu mới sao cho số lượng cổ phiếu trong rổ bằng 30 cổ phiếu. Trong trường hợp có nhiều hơn 1 cổ phiếu thuộc rổ kỳ trước có cùng vị trí, ưu tiên chọn cổ phiếu có giá trị vốn hóa bình quân cao hơn của kỳ xem xét.

Bước 3: 05 cổ phiếu tiếp theo sau 30 cổ phiếu đã chọn tại bước 2 được đưa vào danh mục cổ phiếu dự phòng, sử dụng để thay thế trong trường hợp một hay nhiều cổ phiếu thành phần của VN30 bị loại bỏ khỏi rổ chỉ số vào giữa kỳ xem xét. 

c) Giới hạn tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu thành phần
– Để tránh tình trạng một hay một vài cổ phiếu trong chỉ số chiếm tỷ trọng vốn hóa quá lớn, tỷ trọng vốn hóa của các cổ phiếu thành phần trong rổ chỉ số sẽ được giới hạn ở một mức độ nhất định.

– Ngưỡng giới hạn tỷ trọng vốn hóa áp dụng cho các cổ phiếu thành phần thuộc Bộ chỉ số HOSE Index là 10% và có thể được thay đổi tùy vào từng chỉ số.

– Quy trình tính toán giới hạn tỷ trọng vốn hóa sử dụng giá đóng cửa (hoặc giá đóng cửa điều chỉnh nếu cổ phiếu có sự kiện doanh nghiệp) của phiên giao dịch cuối cùng trước thứ hai lần thứ ba của tháng Một và tháng Bảy, dựa trên danh mục cổ phiếu thành phần, khối lượng lưu hành, tỷ lệ free-float của rổ chỉ số kỳ mới.

– Nếu việc điều chỉnh làm cho tỷ trọng vốn hóa của một cổ phiếu nào khác trong rổ chỉ số tăng lên và vượt quá ngưỡng 10% thì quy trình tính toán sẽ tiếp tục được thực hiện cho đến khi tất cả cổ phiếu trong rổ đều có tỷ trọng vốn hóa không vượt quá 10%.

– Việc xem xét và điều chỉnh giới hạn tỷ trọng vốn hoá sẽ được thực hiện định kì 06 tháng/ lần vào cùng thời điểm xem xét định kỳ chỉ số hoặc được tính lại khi có thay đổi về cổ phiếu thành phần của rổ chỉ số trong kỳ. Khi điều chỉnh giới hạn tỷ trọng vốn hóa, BM cũng sẽ được điều chỉnh để đảm bảo tính liên tục của chỉ số.
Trường hợp thay đổi cổ phiếu thành phần của rổ chỉ số kết hợp với thay đổi tỉ lệ free-float và sự kiện doanh nghiệp, giới hạn tỷ trọng vốn hoá sẽ được tính toán lại ở bước cuối cùng sau khi đã cập nhật xong sự kiện doanh nghiệp và tỉ lệ free-float. 

Công thức:
{c_i} = frac{Z}{{I times ({p_i} times {s_i} times {f_i})}}sumlimits_{j = 1}^J {({p_i} times {s_i} times {f_i})}

 Trong đó:
   i : Cổ phiếu bị giới hạn tỷ trọng vốn hóa
   j : cổ phiếu không bị giới hạn tỷ trọng vốn hóa
   J : tập hợp các cổ phiếu không bị giới hạn tỷ trọng vốn hóa
   p : giá đóng cửa của cổ phiếu
   s : khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

   f : tỉ lệ free-float của cổ phiếu
   I : tổng tỷ trọng vốn hoá của các cổ phiếu không bị giới hạn tỉ trọng
   Z : ngưỡng giới hạn tỷ trọng vốn hóa (10%)
   {c_i} : hệ số giới hạn tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu (%), nhằm đảm bảo tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu không vượt quá ngưỡng giới hạn xác định. 

Rổ chỉ số VN30

Danh mục rổ chỉ số VN30. Nguồn: HoSE. (Màu xanh: các cổ phiếu sẽ được tăng tỷ trọng. Màu đỏ: các cổ phiếu sẽ bị giảm tỷ trọng).

2. Đối với chỉ số HNX30
a) Tiêu chí sàng lọc
+ Tư cách
– Cổ phiếu thuộc diện bị kiểm soát, bị ngừng giao dịch trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm xem xét;
– Cổ phiếu có thời gian niêm yết và giao dịch trên HNX dưới 6 tháng, ngoại trừ trường hợp đặc biệt được Hội đồng chỉ số thông qua.
+ Tỷ lệ tự do chuyển nhượng (Free-float): le 5%: loại

b) Phương pháp lựa chọn vào rổ chỉ số HNX30
Bước 1: Tính giá trị giao dịch bình quân phiên trong 12 tháng gần nhất tính từ ngày cơ sở trở về trước của các mã đáp ứng điều kiện trên, sau đó chọn 100 mã có giá trị giao dịch bình quân phiên lớn nhất (Top 100)

Bước 2: Trong Top100 GTGD chọn 70 mã có mức vốn hóa thị trường sau khi điều chỉnh khối lượng tự do chuyển nhượng bình quân trong 12 tháng gần nhất lớn nhất (Top70)

Bước 3: Trong Top70, kiểm tra các tiêu chuẩn về thanh khoản:
– Tính KLGD trung vị ngày trong 12 tháng gần nhất theo cách: tính tổng KLGD từng phiên của mỗi tháng, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chọn KLGD ở giữa làm KLGD trung vị( trong trường hợp có 2 ngày ở giữa thì sẽ lấy KLGD trung bình của 2 ngày này làm KLGD trung vị);
– Tính tỉ lệ KLGD trung vị của mỗi tháng so với khối lượng lưu hành của ngày cuối tháng(r)
– Tất cả các mã chứng khoán có 6 trên 12 tháng có tỉ lệ r< 0,02% sẽ bị loại

Bước 4: Đối với các mã chứng khoán đạt yêu cầu về thanh khoản tại Bước 4, xem xét loại bỏ các chứng khoán đặc biệt theo yêu cầu của Hội đồng chỉ số (nếu có);

Bước 5: Lựa chọn 30 mã chứng khoán có FFMC(khối lượng tự do chuyển nhượng) lớn nhất và đảm bảo số chứng khoán mỗi ngành không vượt quá 20% số lượng chứng khoán trong rổ, các chứng khoán còn lại sẽ nằm trong danh sách chờ.

Rổ chỉ số HNX30

Rổ chỉ số HNX30 kì 2/2018

c) Giới hạn tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu thành phần
Do tổng tỉ lệ của các cổ phiếu trong rổ luôn là 100% nên trường hợp tỷ lệ của cổ phiếu nào vượt ngưỡng tỉ lệ vốn hóa tối đa thì sẽ được đặt bằng tỉ lệ vốn hóa tối đa và phần tỉ lệ vượt ngưỡng sẽ được chia đều lại cho các cổ phiếu còn lại trong rổ theo tỉ lệ. Các cổ phiếu trong rổ chỉ số được sắp xếp theo giá trị thị trường và xác định tỷ trọng tương ứng theo thứ tự giảm dần. Kỹ thuật điều chỉnh mức vốn hóa tối đa được áp dụng như sau:
Bất kỳ cổ phiếu nào có tỷ trọng lớn hơn 15% sẽ được đặt ngưỡng bằng 15%. Tỷ trọng của các cổ phiếu còn lại sẽ được tăng tương ứng. Sau khi tăng tỷ tọng của các cổ phiếu còn lại, nếu vượt ngưỡng thì lại được đặt bằng 15%. Kỹ thuật này được lặp lại cho đến khi không còn cổ phiếu thành phần nào có tỷ trọng vượt ngưỡng 15% so với toàn bộ giá trị thị trường của rổ chỉ số.

Chất lượng cổ phiếu chênh lêch giữa hai rổ cổ phiếu VN30 và HNX30 là điều khá dễ thấy khi nhóm VN30 bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn và kinh doanh hiệu quả.
Các cổ phiếu trong nhóm HNX30 thường có vốn hóa khá khiêm tốn. Tổng vốn hóa các cổ phiếu trong rổ HNX30 tại thời điểm 21/11/2018 chỉ là 116.625 tỷ đồng, trong khi vốn hóa của rổ VN30 lên đến 1.898.270 tỷ đồng.
Tổng doanh thu quý III/2018 của nhóm VN30 đạt 237.551 tỷ đồng tăng 16% so vơi cùng kỳ. HNX30 chỉ đạt 27.818 tỷ đồng, tăng 6.6% so với cùng kỳ.