Mức hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance) Update 12/2024

Nội dung trang

Mức hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance)

Mức chống đỡ và kháng cự được xem như là linh hồn của phân tích kỹ thuật. Cặp đôi này của tâm lý thị trường luôn song hành với nhau và không thể tách rời, chúng được xem như hai mặt đối lập. Một thực tế là các mức chống đỡ và kháng cự thường được chú ý trước khi bị phá vỡ. Các nhà giao dịch sau đó sẽ có hành động mua bán phụ thuộc vào hành động giá phản ứng thế nào với một mức chống đỡ hoặc kháng cự cụ thể.

I. Mức hỗ trợ (support)

Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó người ta cho rằng nhu cầu đủ nhiều để mức giá sẽ không giảm mạnh. Khi giá giảm đến mức Support hoặc rẻ hơn thì người mua cho khuynh hướng mua tiếp và người bán sẽ không bán. Trước khi giá giảm tới mức support, hiện tượng cầu vượt cung xuất hiện.

Support không phải luôn ở mức ổn định và việc mức support giảm bảo hiệu cung vượt quá cầu. Khi đó người ta có xu hướng bán nhiều hơn mua. Mức support bị phá vỡ xuống mức thấp hơn dự báo cho thấy người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng bán với giá thấp hơn nữa đến một điểm cân bằng cung cầu khi đó mức support khác sẽ được thiết lập.

Mức hỗ trợ

Trên đây là ví dụ về đường hỗ trợ của VN-Index.
– Sau khi thiết lập đáy S1 vào ngày 13/05/2014 VN-Index bật tăng trở lại. Đối với những người mua tại vùng giá này họ tin rằng giá sẽ không thể xuống thấp hơn nữa và bắt đầu mua vào trong khi những người bán chỉ chấp nhận bán tại mức giá bằng hoặc cao hơn, các NĐT khác nhận thấy đã lỡ cơ hội mua được tại vùng giá thấp liền nhảy vào mua đuổi khiến cho lượng cầu ngày một tăng đẩy giá lên cao. 

– Đường hỗ trợ này thực sự quan trọng và có ý nghĩa vì nó được test lại 3 lần, tồn tại trong một khoảng thời gian dài và đều bắt đầu tín hiệu bằng nến hammer.

Như đã nói ở trên, có nhiều lí do để tin rằng thị trường sẽ bật trở lại khi chạm các đường hỗ trợ. Nhưng vẫn phải quan tâm đến những rủi ro và đặt Stop, đây là điều quan trọng nhất trong giao dịch đối với các NĐT.

Mức kháng cự (resistance)

Mức kháng cự là mức giá mà tại đó người ta cho rằng việc bán ra đủ nhiều đê giữ giá không tăng mạnh. Khi giá tăng đến mức Resistance thì người ta có khuynh hướng tiếp tục bán và người mua dừng lại. Hiện tượng cung vượt cầu xuất hiện.

Mức kháng cự

Trên đây là ví dụ về đồ thị tháng của VN-Index từ năm 2006 đến năm 2017
– Dễ dàng nhận thấy rằng sau khi tạo đỉnh vào tháng 3/2007 VN-Index bước vào chu kỳ giảm sau đó là sideway cho đến tháng 8/2016 mới có thể bứt phá được ngưỡng cản tạo ra ở đỉnh S1. Các lần test lại đỉnh ở S2, S3 và S4 đều thất bại với mức Vol khá lớn cho thấy tại mức giá này người bán sẵn sàng bán ra với mức giá thấp hơn đẩy chỉ số xuống mức thấp nhất ngày. 

NOTE: Lượng giao dịch càng nhiều tại ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự thì càng có ý nghĩa vì sẽ có càng nhiều người tham gia thị trường tại mức giá đó. Số lượng giao dịch tại một khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự có thể được xác định bằng ba cách: lượng thời gian bỏ ra, khối lượng giao dịch và cách thức mà những giao dịch đó vừa diễn ra.

– Chu kỳ thời gian càng dài, nơi giá được giao dịch tại một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, khu vực đó càng có ý nghĩa.

– Khối lượng giao dịch cũng là một cách khác để đánh giá mức độ quan trọng của ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Nếu ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ được hình thành từ khối lượng giao dịch lớn, chứng tỏ có một số lượng lớn đơn vị được trao tay nó sẽ có ý nghĩa hơn tại mức chỉ có một số ít giao dịch được diễn ra

– Cách thứ ba để xác định tầm quan trọng của một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự là xem phản ứng của NĐT trong giao dịch gần nhất diễn ra như thế nào.

Ngưỡng kháng cự trở thành ngưỡng hỗ trợ

Ngưỡng kháng cự khi bị phá vỡ sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ mới. Tương tụ, ngưỡng hỗ trợ khi bị xuyên thủng sẽ trở thành ngưỡng kháng cự mới. Đây là một khái niệm quan trọng.

Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ chỉ bị thay đổi vai trò khi bị phá vỡ với một giá trị đáng kể. Vậy bao nhiêu mới là đáng kể? Ở đây có một chút chủ quan trong việc xác định mức độ ý nghĩa của sự phá vỡ. Theo một số NĐT họ sử dụng con số 3% cho mức phá vỡ làm tiêu chí. Mỗi nhà phân tích phải tự quyết định thế nào là một mức phá vỡ đáng kể. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng khu vực hỗ trợ và kháng cự chỉ đảo nghịch khi thị trường biến động đủ nhiều khiến những người tham gia rằng họ đang phạm sai lầm. Thị trường biến động càng lớn họ càng dễ bị thuyết phục.

Mức hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance)​
Kháng cự trở thành hỗ trợ