Lý thuyết sóng Elliott Update 11/2024

Nội dung trang

Lý thuyết sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott là công cụ được NĐT sử dụng khá nhiều để phân tích các chu kỳ cũng như dự báo xu hướng của thị trường để có thể đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Khi xem xét lý thuyết sóng Elliott, nên được xem xét ở ba góc nhìn: Cấu trúc hoặc hình dạng sóng, tỷ lệ giữa các sóng và mối quan hệ thời gian.

Mô hình sóng

Lý thuyết sóng Elliott cho rằng thị trường chứng khoán đi theo một nhịp liên tục 5 sóng tăng sau đó là 3 sóng giảm. Cho thấy một chu kỳ hoàn chỉnh. Nếu đếm sóng, bạn sẽ nhận thấy cần 8 sóng để tạo nên một chu kỳ – năm sóng lên và ba sóng xuống. Sóng 1, 3, 5 được gọi là sóng tiến- là những sóng tăng, Sóng 2, 4 di chuyển ngược lại xu hướng là sóng hiệu chỉnh của sóng 1 và sóng 3. Sau đấy là sự hiệu chỉnh của 3 sóng a, b, c.

Sóng Elliot

Mỗi sóng lại được chia thành những sóng nhỏ hơn và sau đó chúng lại được chia nhỏ thành những sóng nhỏ khác.

Nguyên tắc đếm sóng:

  • Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu sóng 1
  • Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất
  • Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1.

2. Mối liên hệ giữa lý thuyết sóng Elliott và lý thuyết Dow

Elliott chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lý thuyết Dow và nguyên lý sóng cũng mang nhiều điểm tương đồng với nó.
Nguyên lý sóng của Elliott dựa theo 3 kỳ tăng của Dow: 
 xu hướng chính hay xu hướng cơ bản, xu hướng trung gian (là sự hiệu chỉnh của xu hướng chính) và xu hướng nhỏ hay xu hướng ngắn hạn (sự dao động của xu hướng trung gian) và được ví von như thủy triều, sóng và sóng lăn tăn của đại dương.
Tuy nhiên Elliot tin rằng ông đã vượt ra khỏi lý thuyết Dow và cải tiến nó.

3. Mối quan hệ với dãy số Fibonacci

Dãy Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13…Số sau bằng tổng hai số liền trước. Tỷ số của bất kì một số nào với số lớn hơn tiếp theo đều bằng xấp xỉ 0.618 sau 4 số đầu tiên. Tỷ số giữa một số bất kỳ với số nhỏ hơn bên cạnh đều bằng khoảng 1.618 nghịch đảo của 0.618. Số càng cao thì tỷ số càng tiến gần các giá trị này Người ta thường sử dụng tỷ lệ này và tỷ lệ có liên quan để thiết lập các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cho các sóng thị trường.

Các số từ dãy Fibonacci xuất hiện nhiều lần trong các cấu trúc sóng Elliott, bao gồm cả sóng vận động (1, 3, 5), một chu kỳ đầy đủ gồm 8 sóng. Elliott đã phát triển mô hình thị trường của mình trước khi ông nhận ra rằng nó phản ánh chuỗi Fibonacci: ” khi tôi phát hiện ra hành động của xu hướng thị trường theo Nguyên lý sóng, tôi chưa bao giờ nghe nói về chuỗi Fibonacci hoặc Sơ đồ Pythagore”.

Những hệ số trên giúp ta xác định được mục tiêu giá trong cả sóng tới và sóng hiệu chỉnh. Một cách khác cũng được sử dụng để xác định mục tiêu giá là sử dụng thoái lùi tỷ lệ phần trăm hay Fibonacci thoái lui. Những con số được dùng để phân tích thoái lui là 38,2%, 50% và 61,8%( tỷ số của 1 số bất kì với các số liền sau). Thông thường sự thoái lui tối thiểu là 38,2% và tối đa 61,8%. Tham số 61,8% được coi là khu vực đặc biệt quan trọng. Nếu xu hướng trước đó vẫn được duy trì thì sự hiệu chỉnh phải được dừng tại điểm này.

VD Fibonacci thoái lui

Trên đây là VD về chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJI). Sau khi tạo đỉnh ngày 03/10 DJI đã có các phiên điều chỉnh liên tiếp về mốc hỗ trợ Fibonacci 0.786 trước khi bật trở lại. Lúc này tại Fibonacci 0.5, 0.382 và 0.236 đóng vai trò là các đường kháng cự. Sau khi không thể vượt qua được Fibonacci 0.236 và liên tiếp tạo ra các đỉnh và đáy thấp hơn DJI đã xác nhận xu hướng giảm.

4. Các dạng sóng hiệu chỉnh

Nhìn chung sóng hiệu chỉnh thường không được xác định một các rõ ràng và cũng khó dự đoán hơn. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là sóng hiệu chỉnh không bao giờ diễn ra trong năm sóng. Có 3 dạng sóng hiệu chỉnh chủ yếu là: Hình zigzag, mặt phẳng và tam giác.

a. Hình zigzag

Zigzag là mô hình hiệu chỉnh ba sóng, ngược với xu hướng chính, bị tách thành một chuỗi 5-3-5. Mô hình Zigzag đôi thường xuất hiện trong những mô hình hiệu chỉnh lớn.

Thị trường đầu cơ giá lên

mô hình zigzag
Thị trường đầu cơ giá xuống

b. Hình mặt phẳng

Mô hình mặt phẳng luôn theo chuỗi 3-3-5. Điểm khác biệt giữa zigzag và Flat là cấu trúc sóng B không thể trở lại điểm xuất phát của sóng A trong trường hợp mô hình Zigzag. Nhìn chung mô hình mặt phẳng cho thấy tín hiệu củng cố hơn là hiệu chỉnh và biểu thị sự chắc chắn của thị trường.

Mô hình mặt phẳng
Thị trường đầu cơ giá lên

c. Mô hình tam giác.

Tam giác chỉ xuất hiện tại sóng thứ tư và ngay trước vận động cuối cùng theo chiều hướng của xu hướng chính. Vì nguyên nhân đó, trong một xu hướng tăng, ta có thể nói rằng tam giác là biểu hiện của cả thị trường đầu cơ giá lên lẫn thị trường đầu cơ giá xuống.

Tam giác sóng hiệu chỉnh

Mô hình tam giác của Elliott là một mô hình củng cố không rõ xu hướng, có 5 sóng trong đó mỗi sóng gồm 3 sóng nhỏ và được chia thành 4 loại tam giác như trên.

5. Quy luật luân phiên

Quy tắc này cho biết thị trường không bao giờ hành động hai lần như nhau trong một dòng. Nếu đã xuất hiện trước đó thì một dạng đáy hoặc đỉnh sẽ không xuất hiện lần nữa. Quy tắc luân phiên không cho chúng ta biết chính xác chuyện gì sẽ diễn ra nhưng cho ta biết chuyện không thể xảy ra. Các sóng hiệu chỉnh thường xen kẽ, chẳng hạn nếu sóng hiệu chỉnh 2 là sóng đơn giản thì sóng 4 sẽ là mô hình phức hoặc ngược lại.