Lý thuyết DOW Update 12/2024

Nội dung trang

Lý thuyết DOW

I. Giới thiệu

Charles Dow (1851) được xem là cha đẻ của phân tích kỹ thuật tại phương Tây. Ông đưa ra một lý thuyết phác thảo cách nhìn của ông về hành động giá trên thị trường chứng khoán.

Năm 1882, Charles Dow đã cùng Edward jones – một cộng sự của mình – thành lập Dow Jones & Company. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1884, Dow cho công bố chỉ số trung bình chứng khoán đầu tiên bao gồm giá đóng cửa của 11 loại cổ phiếu: 9 công ty đường sắt và 2 công ty sản xuất. Dow cho rằng 11 loại cổ phiếu này là sự thể hiện tình hình nền kinh tế quốc gia. Năm 1987, Dow đã xác định rằng hai chỉ số sẽ thể hiện được tình trạng nền kinh tế và tạo ra chỉ số chứng khoán của 12 công ty công nghiệp cùng chỉ số chứng khoán của 20 công ty đường sắt. Năm 1928, chỉ số công nghiệp đã phát triển thành 30 loại cổ phiếu chứng khoán và đây cũng chính là con số hiện nay.

Năm 1984, nhân dịp lễ kỷ niệm 100 năm lần đầu tiên Dow công bố chỉ số chứng khoán, Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường (Market Technicians Association – MTA) dã trao giẳi bạc Gorham cho công ty Dow Jones & Co. Theo MTA – một giải thuởng “công nhận sự đóng góp tột bậc cùa Charles Dow cho lĩnh vục phân tích đầu tù’’.

Lý thuyết Dow – nguyên mẫu đầu tiên của những gì được xem là công cụ hàng đầu trong việc đánh giá hoạt động của thị trường chứng khoán – vẫn luôn là công cụ thiết yếu đối với các nhà phân tích kỹ thuật thị trường suốt 80 năm sau ngày mất của ông.

II. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết DOW

Lý thuyết Dow gồm 6 nguyên tắc cơ bản sau:

  1.  Mọi thứ đều được phản ánh vào giá cả
    Tất cả các thông tin cơ bản của thị trường đều đươc phản ánh thông qua chỉ số giá. Giá cả là con số chung phản ánh được sự kỳ vọng, sự sợ hãi và mong chờ của tất cả những đối tượng tham gia thị trường.

     

  2. Thị trường có 3 xu hướng chính
    Dow định nghĩa một xu hướng tăng là xu hướng mà trong đó thị trường sẽ có xu hướng tăng khi mức giá giao dịch cao nhất hiện tại cao hơn các mức giá đỉnh trước đây, và mức giá thấp nhất tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn các mức giá thấp nhất trong quá khứ. Nói cách khác, một xu hướng tăng có đồ thị gồm các đỉnh và đáy tăng dần. Ngược lại, thị trường có chiều hướng đi xuống khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ.

    Theo Dow một xu hướng phải có ba cấp: xu hướng chính hay xu hướng cơ bản (primary), xu hướng trung gian (secondary) và xu hướng nhỏ hay xu hướng ngắn hạn (minor) và được ví von như thủy triều, sóng và sóng lăn tăn của đại dương.

    Xu hướng chính của thị trường thường kéo dài hơn một năm, có khi là vài năm. Nếu mỗi đợt sóng chạm đỉnh cao hơn đợt sóng trước, có nghĩa là thủy triều đang lên và ngược lại.

    Giai đoạn thứ hai hay giai đoạn trung gian là sự hiệu chỉnh của xu hướng ban đầu và thường kéo dài từ ba tuần đến ba tháng. Nhìn chung, những sự hiệu chỉnh này thoải lùi khoảng một phần ba đến hai phần ba xu hướng trước đó và đa phần là một nửa.

    Xu hướng thứ yếu thông thường ngắn hơn ba tuần. Xu hướng này là sự dao động của xu hướng trung gian.

     

  3. Xu hướng chính gồm ba giai đoạn.
    Dow tập trung vào các xu hướng chính và ông cho rằng chúng diễn ra theo ba kỳ: Kỳ tích lũy( accumulation phase), kỳ thâm nhập vào công chúng( public participation) và giai đoạn phân phối distribution).

    Kỳ tích lũy diễn ra khi các NĐT có hiểu biết chủ động mua các cổ phiếu cơ bản tốt, trái ngược với ý kiến của thị trường. Giai đoạn này giá cổ phiếu tăng không đáng kể do số lượng người mua ít trong khi cung ra thị trường còn nhiều. Tuy nhiên, khi nhận thấy rằng các NĐT trên đã đúng, người ra sẽ đổ xô đi mua cổ phiếu này dẫn tới sự tăng đột biến về giá trong giai đoạn hai- giai đoạn thâm nhập vào công chúng. Xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi nhu cầu đầu cơ trên thị trường đạt mức cực đại. Lúc này các NĐT khôn ngoan sẽ bán số cổ phiếu của họ ra thị trường và đây chính là giai đoạn thứ ba của xu hướng – giai đoạn phân phối.

     

  4. Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau
    Liên quan đến chỉ số bình quân Công nghiệp và Đường sắt, Dow muốn nói rằng không quan trọng là tín hiệu thị trường tăng hay giảm có thể xảy ra trừ hi cả hai chỉ số bình quân phải đưa ra cùng tín hiệu tương đồng, tức là chúng củng cố lẫn nhau. Ông cho rằng cả hai chỉ số phải cùng vượt qua đỉnh cao thứ hai của đợt trước đó để chứng minh rằng một thị trường tăng giá bắt đầu hay tiếp diễn. Ông đã không hề nghĩ rằng các tín hiệu buộc phải xuất hiện đồng thời, nhưng lại công nhận khoảng thời gian giữa hai tín hiệu càng ngắn thì càng cho thấy sự chắc chắn. Khi có một chỉ số lệch so với cái kia thì Dow cho rằng xu hướng trước vẫn được duy trì.

     

  5. Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng
    Dow xem khối lượng giao dịch là một yếu tố quan trọng thứ hai trong việc xác nhận những tín hiệu giá. Khối lượng giao dịch sẽ gia tăng theo hướng phát triển của xu hướng chính, trong một xu hướng tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng lên và giảm khi giá giảm. Trong một xu hướng giảm, khối lượng sẽ tăng khi giá phục hồi.

     

  6. Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều.
    Liên quan đến một quy tắc vật lý, theo đó một vật thể đang chuyển động có khuynh hướng tiếp tục chuyển động cho đến khi những tác động ngoại vi khiến nó thay đổi hướng đi.
    Công việc được xem là khó khăn nhất đối với một người theo lý thuyết Dow hay bất kì một nhà giao dịch nào là phân biệt một sự hiệu chỉnh thứ yếu với tín hiệu của một xu hướng mới đảo chiều trong xu hướng hiện tại.

    Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ các nhà giao dịch phát hiện ra những tín hiệu đảo chiều, bao gồm nghiên cứu về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, mô hình giá, đường xu hướng và đường trung bình di động. 

VN-Index

  • Trong VD trên B và D là sóng hiệu chỉnh trong xu hướng tăng của Vn-Index. Sóng hiệu chỉnh D sau khi chạm vùng hỗ trợ tại đỉnh A bật trở lại theo xu hướng chính là xu hướng tăng.
    Tại đỉnh E sau khi vượt qua kháng cự tại đỉnh C và rơi xuống. Đỉnh C vừa đóng vai trò kháng cự trong xu hướng tăng, nhưng khi sóng giảm đỉnh C lại đóng vai trò như một điểm hỗ trợ. Một số NĐT sẽ nhận ra tín hiệu bán tại S1 sau khi điểm hỗ trợ C bị phá vỡ, một số khác lại kì vọng sự hồi phục lên từ điểm G.

Bằng cách này  hay cách khác, các định nghĩa cơ bản về xu hướng, phân loại xu hướng, sự phân kỳ, giải thích về khối lượng giao dịch… tất cả đều bắt nguồn từ Lý thuyết Dow. Lý thuyết Dow sẽ giúp cho các NĐT có một nền tảng vững chắc đối với bất kỳ một nghiên cứu nào về phân tích kỹ thuật.