Cách xem bảng giá chứng khoán online Update 01/2025

Nội dung trang

Cách xem bảng giá chứng khoán online

Để tham gia giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán, đọc và hiểu được bảng giá chứng khoán là điều cần thiết với các NĐT mới. Bảng giá cung cấp cho NĐT các thông tin về giá trị, khối lượng giao dịch của thị trường cũng như cổ phiếu tại mỗi thời điểm. 
Tại Việt Nam đang có 2 sở giao dịch Chứng khoán với hơn 1500 DN đang niêm yết, đăng kí giao dịch:
– Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh: quản lý sàn HOSE
– Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội: quản lý sàn HNX và UPCom.
Các công ty chứng khoán đều có bảng giá chứng khoán online riêng, về cơ bản bảng giá của các công ty này đều giống nhau.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các NĐT thông qua bảng giá online của chứng khoán Mirae Asset. Bảng giá Online

Cách xem bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán online Mirae Asset

I- Tab tùy chọn bảng giá

  • Bảng giá tự chọn: Tại đây các bạn có thể nhập các mã chứng khoán yêu thích để tiện theo dõi.
  • Bảng giá sàn HSX: Bảng giá các cổ phiếu thuộc sở GD chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
  • Bảng giá sàn HNX: Bảng giá các cổ phiếu thuộc sở GD chứng khoán Hà Nội
  • Bảng giá hợp đồng tương lai phái sinh
  • Thông tin khớp lệnh: Tab này sẽ cung cấp thông tin giao dịch chi tiết về mỗi cổ phiếu cho các nhà đầu tư
  • Thu nhỏ chỉ số: Chọn để thu gọn bảng giá

II- Cung cấp thông tin tổng quát về thị trường.

Thông tin tổng quát về thị trường

Tại đây sẽ cung cấp cho NĐT thông tin tổng quát về chỉ số; phần trăm thay đổi; khối lượng, giá trị giao dịch; số mã tăng/giảm/đứng giá 

III. Bảng giá giao dịch các cổ phiếu

Thông tin giao dịch các cổ phiếu

  1. Mã chứng khoán, Tham chiếu.

    Mã chứng khoán: mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó. ví dụ VCB (VietcomBank), HPG ( Hòa Phát Group),…

    TC- Tham chiếu( Giá đóng cửa gần nhất) :  Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất (Áp dụng cho hai sàn HOSE và HNX). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Giá tham chiếu có màu vàng nên còn được gọi là giá vàng. Riêng sàn UpCom, Giá tham chiếu được tính là Giá trung bình (hay giá bình quân) của phiên giao dịch liền trước.

    Giá trần( ký hiệu CE – viết tắt của từ Cell ): Là mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá trần là tăng 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá trần là tăng 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá trần là tăng 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Giá trần có màu tím nên còn được gọi là giá tím.

    Giá sàn( ký hiệu FL– viết tắt của từ Floor ): Là mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá sàn là giảm 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá sàn là giảm 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá sàn là giảm 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước.

  2. Bên mua (hay Dư mua – Chờ mua) 

    Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Giá mua cao nhất ở gần cột Khớp Lệnh (Cột ở giữa) nhất (Giá 1 + KL 1) và giá mua thấp nhất ở xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL 3).

  3. Khớp lệnh

    Giá TH: Là mức giá bên mua chấp nhận mua tại mức giá bên bán đang treo bán hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà bên mua đang chờ mua.

    Khối lượng TH: Là khối lượng khớp tại mức “Giá TH”

    Thay đổi( +/- ): Thay đổi “+/-” so với giá Tham chiếu.

    Tổng KL: Là Tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp trong phiên giao dịch tính đến thời điểm hiện tại.

  4. Bên bán (Dư bán – Chờ bán)

    Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán ( Mỗi cột bao gồm Giá bán và KL bán) được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 1 2 3: Giá bán thấp nhất ở vị trí ưu tiên nhất (kèm KL) hay (Giá 1 + KL1) và giá bán cao nhất ở vị trí xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL3).

  5. Lịch sử giá

    Mở cửa: Là giá mở cửa trong phiên giao dịch.

    Cao nhất (giá khớp cao nhất trong phiên): Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần).

    Thấp nhất (giá khớp thấp nhất trong phiên): Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn).

  6. Nhà Đầu tư NN.

    NN mua (Nước ngoài mua), NN bán (Nước ngoài bán): Là khối lượng mua bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.

    Mua ròng: Có nghĩa là khối lượng mua vào của NĐTNN lớn hơn khối lượng bán ra.

    Bán ròng: Có nghĩa là khối lượng bán ra của NĐTNN lớn hơn khối lượng mua vào.

Ví dụ

Hình ảnh lấy ví dụ

Sau đây là 1 ví dụ cụ thể để các NĐT hiểu rõ:
Tại thời điểm: 10h47’54s ngày 14/11/2018.

  • VD1: Chỉ số VN-Index

    – Chỉ số đạt 908.20 điểm tăng 2.82 điểm tương đương 0.31% so với phiên giao dịch ngày 13/11/2018
    – Tổng khối lượng cổ phiếu đã khớp lệnh: 50.696.447 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.185,705 tỷ đồng
    – Có 166 mã tăng điểm, 87 mã giảm điểm, 54 mã đứng giá.

     

  • VD2: Cổ phiếu AAA- CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát

    – Giá TC- 14.15
    – Giá trần- 15.1
    – Giá sàn- 13.2
    – Giá và khối lượng bên mua, bên bán mình đã giải thích ở trên.
    – Giá khớp tạm thời- 14.4, khối lượng khớp 3700 cổ phiếu tăng 0.25 điểm so với giá tham chiếu.
    – Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu AAA đã khớp: 662.95 ngàn cổ phiếu.
    – Giá mở cửa- 14,3
    – Giá cao nhất- 14,45 ( giá khớp lệnh cao nhất trong phiên tính đến thời điểm hiện tại)
    – Giá thấp nhất- 14,15 ( giá khớp lệnh thấp nhất trong phiên tính đến thời điểm hiện tại)
    – Giá bình quân- 14,37
    – Nước ngoài mua: 5.689 Cổ phiếu và bán ra 3600 Cổ phiếu, như vậy khối lượng cổ phiếu nước ngoài mua ròng đạt 2.089 cổ phiếu.

    Trên đây là các hướng dẫn cơ bản nhất để đọc và hiểu một bảng giá chứng khoán online. Hy vọng bài viết này mang lại thông tin cần thiết giúp NĐT tự tin giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp hoặc trao đổi anh(chị) có thể liên hệ qua SĐT(zalo): 0978.491.586.