Các Loại Máy Phát Điện Và Tại Sao Nên Dùng Máy Phát Điện 3 Pha Update 04/2024

Điện năng có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống. Là nguồn động lực cho các máy móc hoạt động, là nguồn năng lượng cho đại đa số các máy móc thiết bị và đặc biệt nhà nguồn nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Điện năng thường được sản xuất trong các nhà máy phát điện, thông qua các đường dây dẫn, trạm biến áp đến với người tiêu dùng.

Tuy nhiên cũng chính vì nhu cầu sử dụng nguồn điện quá lớn của mọi lĩnh vực đời sống, nên nguồn điện từ các nhà máy phát điện cũng chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu, những sự cố mất điện đột ngột gây tổn thất vô cùng nặng nề về tài chính kinh tế. Chính vì vậy, việc trang bị máy phát điện là một nhu cầu tất yếu và vô cùng quan trọng để đảm bảo máy móc, hoạt động sản xuất hoạt động ổn định, tránh mọi nguy cơ, rủi ro và thiệt hại.

Máy phát điện 3 pha

Máy phát điện là thiết bị có vai trò biến đổi cơ năng thành điện năng đều sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin nhiệt hoặc các nguồn cơ năng khác. Máy phát điện lần đầu tiên được sáng chế vào năm 1831, do nhà khoa học người Anh có tên Michael Faraday.

Máy phát điện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các thiết bị, máy móc cung cấp điện. Nó thực hiện ba chức năng: sản xuất điện, chỉnh lưu, điều chỉnh điện áp.

Các loại máy phát điện.

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại máy phát điện khác nhau, và có nhiều cách để phân loại. Chẳng hạn như phân loại máy phát điện theo bảng điều khiển, theo điều chỉnh điện áp đầu ra, theo mục đích sử dụng… Dựa vào mỗi tiêu chí phân loại, chúng ta sẽ có những loại máy phát điện khác nhau. Tuy nhiên, có một cách phân loại phổ biến nhất hiện nay, là phân loại máy phát điện dựa vào điện áp đầu ra.

Phân loại máy phát điện theo điện áp đầu ra chúng ta sẽ có 2 loại máy phát điện chính:

+Thứ nhất: Máy phát điện 1 pha (110/220VAC): Thông thường máy dưới 20 kVA

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha

Roto : phần động bao gồm cả hệ thống nam châm điện tích hợp

Satato : phần tĩnh bao gồm các cuộn dây.

Tần số của máy phát điện xoay chiều 1 pha theo công thức : F = P x N

P là số cặp cực của máy phát

N tốc độ quay của roto (vòng/giây)

F là tần số của máy phát điện xoay chiều 1 pha tích hợp sẵn trên máy

+Thứ hai: Máy phát điện 3 pha (230/400VAC): Dải công suất trải dài 10kVA trở lên

Cấu tạo máy phát điện 3 pha

Satato của máy bao gồm 3 cuộn dây giống nhau gắn cố định trên 1 đường tròn

Roto gồm 1 nam châm có thể quay quanh trục cố định với tốc độ không đổi .

Trên 3 cuộn dây xuất hiện 3 dòng điện xoay chiều cùng tần số góc cùng biên độ nhưng lệch pha 120,dòng điện sinh ra từ máy phát điện xoay chiều 3 pha gọi là dòng 3 pha

Tại sao nên dùng máy phát điện 3 pha ?

Nguyên lý hoạt động chung của máy phát điện là: Dòng xoay chiều được tạo ra do biến thiên của từ trường trong cuộn dây. Nếu 1 cuộn dây thì lãng phí dung tích hữu dụng của nguồn phát điện, nếu tăng lên 2 cuộn dây thì lại xuất hiện điểm chết, rất khó để khởi động nguồn phát. Vì vậy các nhà khoa học đã chọn ra giải pháp tốt nhất đó là dùng điện 3 pha.

Máy phát điện 3 pha sẽ có những ưu điểm sau:

  • Truyền tải điện năng bằng dòng 3 pha tiết kiện được rất nhiều dây dẫn
  • Máy phát điện 3 pha có cấu tạo đơn giản và được sử dụng rộng rãi cho các động cơ chạy điện 3 pha và hầu hết được các nhà máy – xí nghiệp – sưởng sản xuất… tin dùng.
  • Máy phát điện luôn đảm bảo các thiết bị máy móc vẫn hoạt động ngay cả khi gặp sự cố cúp điện đột ngột.
Motor điện để chế tạo máy phát điện 3 pha

Tại Minhmotor, với kinh nghiệm, uy tín lâu năm, chúng tôi chuyên cung cấp tất cả các dòng máy phát điện 3 pha mới nhất hiện nay, đạt tiêu chuẩn ISO 9001. Cam kết, sự hài lòng của quý khách, là giá trị tồn tại của chúng tôi.

Chi tiết xin liên hệ

Miền Bắc: 0985 63 0033

Miền Nam: 0984 60 1133

Miền Trung: 096 3785 161