Vốn hóa thị trường là cơ sở để phân loại cổ phiếu ra làm 3 loại: cổ phiếu blue chip, cổ phiếu midcap và cổ phiếu penny. Đây là các khái niệm quan trọng trong chứng khoán giúp bạn có thể tự nghiên cứu và định giá cổ phiếu. Bài viết này nằm trình bày các vấn đề liên quan đến 3 khái niệm trên và một số ứng dụng thực tế của chúng.
Vốn hóa thị trường
1 – Khái niệm
Vốn hóa thị trường (tiếng Anh: Market Capitalization) là giá trị của một doanh nghiệp niêm yết tính theo giá cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường tại thời điểm tra cứu. Nói cách khác, Vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành x Giá cổ phiếu tại thời điểm xem xét.
2 – Ý nghĩa của Vốn hóa
Vốn hóa thị trường là một khái niệm phổ biến và không thể thiếu trong nhiều vấn đề của chứng khoán. Nhưng ý nghĩa lớn nhất của nó là thể hiện quy mô của doanh nghiệp, từ đó có thể so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Rất nhiều quỹ đầu tư đưa ra quyết định chọn một mã cổ phiếu vào danh mục của họ dựa trên quy mô vốn hóa, hoặc sử dụng chiến lược đầu tư theo vốn hóa thị trường (Chỉ đầu tư vào các mã midcap chẳng hạn).
Một vai trò quan trọng khác của vốn hóa là dùng để định giá doanh nghiệp bằng cách so sánh nó với lợi nhuận của doanh nghiệp. Hay vốn hóa cũng thể hiện ảnh hưởng lên sự tăng giảm của các chỉ số chứng khoán như VN Index, VN30, HNX Index,…
3 – Công thức tính vốn hóa của một doanh nghiệp
Công thức tính vốn hóa của một công ty khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá cổ phiếu hiện tại của công ty đó. Hiện nay mình thấy có nền tảng CafeF là địa chỉ có tương đối đầy đủ thông tin về Vốn hóa của doanh nghiệp cũng như các thông tin khác.
Trên hình trên là thông tin về vốn hóa của Vingroup tính tại thời điểm 2/7/2021. Nếu bạn cần tra cứu nhanh và không đòi hỏi tính tuyệt đối thì có thể tra cứu tại địa chỉ cafef.vn này. Còn nếu bạn yêu cầu sự chính xác và cập nhật thì không còn cách nào khác là phải tra cứu trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó.
Có những thời điểm doanh nghiệp niêm yết có động thái phát hành quyền mua, trả cổ tức cổ phiếu hoặc phát hành riêng lẻ, . . . dẫn đến số lượng cổ phiếu đang lưu hành thay đổi. Khi trong quá trình phân tích nếu cần sử dụng đến khái niệm Vốn hóa, bạn cần phải tra cứu tin tức để có thể cập nhật thông tin mới nhất, tránh tình trạng bị sai số. Cách tra cứu bạn có thể làm như sau:
Bạn truy cập vào website CafeF và nhập mã chứng khoán vào ô tìm kiếm, tiếp đến phần tin tức sự kiện bạn click vào phần “Tăng vốn – Cổ phiếu quỹ”. Trong này sẽ có các thông tin thay đổi số lượng cổ phiếu đang lưu hành của các doanh nghiệp đang niêm yết. Theo luật chứng khoán quy định thì các công ty niêm yết phải có trách nhiệm công bố thông tin chi tiết về sự thay đổi kiểu như thế này.
Cổ phiếu Blue Chip là gì? Cổ phiếu Midcap là gì? Cổ phiếu Penny là gì?
Cổ phiếu Blue Chip là được hiểu là cổ phiếu của những công ty có vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán. Cho đến hiện tại thì không có một quy chuẩn vốn hóa lớn như thế nào sẽ được gọi là blue chip. Nguyên nhân là do quy mô ở các thị trường ở các nước khác nhau là khác nhau và sự phát triển ở các giai đoạn cũng không giống nhau. Tại thị trường Việt Nam từ trước đến nay vẫn thừa nhận rằng các cổ phiếu blue chip là những mã cổ phiếu của các công ty có vốn hóa lớn hơn 10,000 tỷ đồng.
Tương tự như blue chip, midcap và penny là các mã cổ phiếu của những công ty có vốn hóa trung bình và nhỏ. Cụ thể, công ty có vốn hóa nằm trong khoảng 1000 – 10,000 tỷ đồng được gọi là Midcap, và nhỏ hơn 1000 tỷ đồng được gọi là Penny.
Trong cấu trúc toàn thị trường thì dòng Blue chip luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi được tập hợp từ các công ty có vốn hóa “khủng”. Cổ phiếu có vai trò dẫn dắt thị trường và ảnh hưởng mạnh mẽ lên các chỉ số giá. Cũng chính vì nguyên nhân này mà các chỉ số VN30 và HN30 được ra đời.
Các yếu tố ảnh hưởng lên Vốn hóa
Theo công thức chúng ta có:
Nếu chiếu theo vốn hóa thì ta có thể thấy 4 yếu tố sẽ ảnh hưởng lên Vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chỉ là bề ngoài được thể hiện qua công thức. Bốn yếu tố trên cũng sẽ tăng giảm theo tỷ lệ khác nhau dẫn đến khó đánh giá việc tăng giảm của vốn hóa. Vậy thì đâu mới là động lực chính để Vốn hóa của một doanh nghiệp tăng trưởng về lâu dài?
Một ví dụ cụ thể là Công ty cổ phần FPT, mình có thống kê lại quá trình biến động giá và Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty này từ ngày 5/7/2016 đến hôm nay (5/7/2021).
Nhìn vào hình ta có thể thấy sự tăng trưởng vốn hóa mạnh mẽ của FPT, từ 16,859 tỷ đồng năm 2016 đến 73,158 tỷ đồng vào 5/7/2021. Chúng ta có thể thấy Giá cổ phiếu tăng cao hơn, Số lượng cổ phiếu đang lưu hành cũng tăng khoảng gấp đôi.
Chúng ta tiếp tục xem xét Lợi nhuận sau thuế của FPT qua các năm:
Ta có thể thấy Lợi nhuận sau thuế của FPT tăng từ 2,575 tỷ lên 5000 tỷ, tức gấp đôi trong vòng 5 năm. Trong khi Vốn hóa của công ty tăng tới 4.5 lần. Do đặc thù của các công ty ngành công nghệ thường được kỳ vọng cao hơn nên ta có thể lý giải được vốn hóa của nó tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lãi hoạt động kinh doanh. Dù vậy thì chúng ta cũng có thể thấy mối liên hệ cùng chiều giữa Lợi nhuận và Vốn hóa. Vốn hóa chỉ tăng lên khi công ty hoạt động tốt và lợi nhuận tăng lên. Đây sẽ là cơ sở cho các phương pháp định giá doanh nghiệp và phân tích đầu tư.
Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày các vấn đề liên quan đến Vốn hóa thị trường, cổ phiếu Blue Chip, Cổ phiếu Midcap và cổ phiếu Penny. Nếu bạn có câu hỏi nào cần giải đáp có thể liên hệ mình hoặc để lại lời nhắn bên dưới.
Bài viết liên quan:
- Mệnh giá cổ phiếu, Cổ phiếu quỹ và Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Có thể bạn muốn đọc:
- Các chỉ số EV, EBIT và EBITDA trong định giá chứng khoán.
- Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ trong đầu tư chứng khoán.
- ROE là gì? ROAE là gì? Cách tính và ý nghĩa trong phân tích đầu tư.
jQuery(document).ready(function($) {
$.post(‘https://thuvienchungkhoan.vn/wp-admin/admin-ajax.php’, {action: ‘wpt_view_count’, id: ‘2325’});
});