VN-Index là gì, HNX-Index là gì và cách tính. Update 04/2024

Chỉ số VN Index, HNX Index, UpCom Index … là những chỉ số chứng khoán quan trọng. Chúng ta thường được nghe rất nhiều ở các bản tin tài chính, các trang báo kinh tế. Việc các chỉ số này tăng hay giảm thể hiện sự biến động của thị trường. Vậy VN Index là gì? HNX Index hoặc Upcom Index là gì? Cách tính cách đọc có phức tạp không ? Mời bạn đọc cùng TVCK tìm hiểu ngay sau đây.

Khái niệm về chỉ số chứng khoán.

Chỉ số chứng khoán (Index) là một giá trị thống kê giá của một nhóm các cổ phiếu. Chúng phản ánh tình hình của thị trường chứng khoán. Ngược lại, xu xướng tăng hay giảm của thị trường cũng sẽ tác động lên tâm lý đầu tư của đám đông, từ đó sẽ ảnh hưởng lên chỉ số thông qua giá của cổ phiếu.

Vậy thì VN Index là gì? Nó là giá trị thống kê giá của các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tương tự, HNX Index là chỉ số của sàn HNX và Upcom Index là của sàn Upcom.

Ở Việt Nam, các chỉ số chứng khoán này đều do Sở Giao dịch định ra. Sở Giao dịch TP Hồ Chí Minh với sàn HOSE gồm các chỉ số chính: VN-Index, VN30. Sở Giao dịch Hà Nội với sàn HNX gồm các chỉ số chính: HNX-Index, HNX30 và sàn UPCOM với chỉ số UPCOM-Index.

VN Index là gì, HNX Index là gì

Ở Việt Nam, thời điểm gốc (thời điểm các chỉ số ra đời) đều được lấy gốc là 100 điểm. Ở một số nước như Mỹ, Anh lấy gốc là 1000. Do các nước này có nền kinh tế phát triển lâu đời, các mã chứng khoán niêm yết trên sàn rất nhiều nên cần số lớn để thể hiện sát hơn tình hình của thị trường.

Các Index nổi tiếng trên thế giới như: Dow Jones, S&P 50, Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ, FTSE của Anh, CAC 40 của Pháp, DAX của Đức, Nikkei 225 của Nhật, Hang Seng Index của Hồng Kông . . .

các chỉ số VN index và HNX index và nhiều chỉ số khác
Một số chứng khoán lớn trên thế giới

Trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập chính đến các chỉ số VN-Index là gì?, HNX-IndexUPCOM-Index là gì để hiểu cách vận hành, các chỉ số khác sẽ tương tự.

Phương pháp tính chỉ số VN Index.

Để đơn giản hóa, chúng ta cùng xem xét một thị trường đơn giản giả định với 4 cổ phiếu trong một phiên giao dịch như sau:

thị trường chứng khoán đơn giản phiên 1

Các thuật ngữ chung:

  • Mệnh giá: Theo luật chứng khoán Việt Nam hiện nay, mệnh giá khi lên sàn được quy đổi là 10.000 VND/cổ phiếu.
  • Vốn điều lệ: được hiểu là vốn điều lệ thực tế được góp vào để làm vốn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
  • Số lượng cổ phiếu niêm yết: là số lượng cổ phiếu mà các công ty cổ phần khi niêm yết đã đăng ký. Nếu công ty đó đăng ký niêm yết toàn bộ số lượng cổ phiếu đang có. Thì số lượng cổ phiếu niêm yết bằng Vốn điều lệ chia cho mệnh giá gốc 10.000 VNĐ.
  • Số lượng Cổ phiếu Quỹ: là số lượng cổ phiếu mà trong quá trình hoạt động, một số cổ đông của công ty đã bán lại cho chính công ty. Bản chất của giao dịch này gần như là công ty tự rút giảm vốn điều lệ của mình, bởi số lượng cổ đông cũng như vốn thực tế góp đã giảm đi.
  • Số lượng cổ phiếu lưu hành: bằng số lượng cổ phiếu niêm yết trừ đi số cổ phiếu quỹ đã được mua lại.
  • Giá đóng cửa: là giá của giao dịch cuối cùng trong phiên hiện tại. Nó cũng sẽ là giá tham chiếu cho phiên tiếp theo. Giá đóng cửa còn là giá để tính giá trị của thị trường, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư.
  • Giá trị vốn hóa: Chính là bằng số lượng cổ phiếu lưu hành nhân với giá đóng cửa.
  • % vốn hóa: là tỷ trọng vốn hóa của các loại cổ phiếu so với tổng vốn hóa thị trường.

Giả định đây là phiên gốc với VN Index là 100. Mức vốn hóa tương ứng là 603.4 tỷ.

Quay lại với ví dụ, giả định ở phiên tiếp theo thị trường sẽ giao dịch như sau. Chúng ta để ý giá trị thay đổi là Giá đóng cửa

thị trường chứng khoán đơn giản phiên 2

Trong phiên thứ 2 như trên hình ta thấy các cổ phiếu có sự thay đổi về giá đóng cửa. Từ đó giá trị vốn hóa cũng sẽ thay đổi theo.

Kết thúc phiên, cổ phiếu AAA tăng 500đ lên 16,500đ/CP. Giá trị vốn hóa của nó tăng từ 288 tỷ lên 297 tỷ (9 tỷ) tương đương với tỷ lệ vốn hóa tăng từ 47.73% lên 48.79%.

Trong khi đó cổ phiếu BBB giữ nguyên giá 18,000/CP. Nên vốn hóa cũng không đổi ở mức 234tỷ và chiếm 38.44% tổng vốn hóa thị trường.

Cổ phiếu có tên CCC giảm 500đ xuống mức 10,500đ/CP. Vốn hóa thị trường của nó cũng giảm theo xuống 77.7tỷ và chiếm 12.76% tổng vốn hóa.

Điểm đáng chú ý ở đây là dù thị trường có cổ phiếu tăng giá, giảm giá. Nhưng tổng vốn hóa lại tăng từ 603.4 tỷ lên 608.7 tỷ. Nguyên nhân là do quy mô của công ty AAA lớn hơn công ty CCC rất nhiều

Ví sau một năm tính từ thời điểm gốc, thị trường tăng trưởng được 31,229% thì ở Việt Nam chỉ số giá VN Index sẽ ghi nhận tăng từ 100 điểm lên 131,22. Ở Mỹ lấy điểm gốc là 1000 nên điểm khi thị trường tăng sẽ là 1312,29. Theo nguyên tắc sau 2 dấu phẩy Chỉ số giá ở Việt Nam sẽ làm tròn bỏ mất số 9 còn Mỹ thì giữ nguyên. Các nước phát triển có thị trường chứng khoán lâu đời nên cần lấy chỉ số lớn để biểu hiện sát hơn.

VN-Index ra đời năm 2000, HNX-Index 2005 và UPCOM-Index 2009. Tính đến hết ngày 05/04/2019 thì: VN-Index là 989,26 điểm, HNX-Index là 107,87 điểm còn UPCOM-Index là 56,93 điểm. Chúng ta có thể thấy VNI tăng trưởng rất mạnh so với 2 chỉ số kia. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn.


Các bài viết liên quan:

  • Các loại lệnh giao dịch chứng khoán
  • Biên độ dao động, giá trần và giá sàn trong chứng khoán.
  • Giá tham chiếu và phương pháp tính dễ hiểu nhất.

Có thể bạn quan tâm:

  • Hướng dẫn các bước tìm hiểu đầu tư chứng khoán cho người mới
  • Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPS nhanh nhất.

jQuery(document).ready(function($) {
$.post(‘https://thuvienchungkhoan.vn/wp-admin/admin-ajax.php’, {action: ‘wpt_view_count’, id: ‘350’});
});