Sương sa với nước đường gừng Update 01/2025

Các loại sương sâm, sương sa gì gì đó… phần lớn đều có tính mát, nên thường được ăn nhiều trong ngày hè nóng nực, cần bổ sung nước, làm mát – thanh lọc cơ thể. Các thể loại này cũng thường được ăn như món chè tráng miệng với nước đường, nước cốt dừa, đậu xanh, đậu đen, bánh lọt…

Nhưng ở đây, mình làm một cách đơn giản nhất là nấu sương sa (hoặc bạn cũng có thể dùng sương sáo) mua bịch đóng gói sẵn có bán đầy rẫy ở chợ, siêu thị…, đem về nấu theo công thức trên bao bì. Rồi nấu nước đường, thêm vài lát gừng tươi, rồi là cho vào ăn lạnh (bỏ sẵn trong ngăn mát tủ lạnh hoặc cho đá thêm vào).

Cầu kỳ hơn, bạn có thể nấu nước đường từ đường nâu hay đường vàng, loại còn nhiều mật cho thật keo, gần như caramel vậy đó. Khi ăn thì cho thêm ít dầu chuối cho dậy mùi. Còn ai thích béo thì thêm vào nước cốt dừa tươi, loại dừa mài mùa về rồi tự vắt cùng nước sôi để nguội à, cho nó ngon.

Sương sa tính mát, kết hợp với gừng cay nóng là đúng bài. Ăn món này vì nhớ món xu xa ở quê nhà.

Sự khác nhau giữa sương sâm, sương sáo và sương sa

Sương sâm: Là loài dây leo, thân và lá có lông mịn, màu lục đậm, thường mọc trong rừng, trên núi. Cây có nguồn gốc bản địa tại Đông Nam Á và được chọn dùng trong ẩm thực Việt Nam và một số quốc gia khác.

Sương sâm chế biến rất đơn giản, sau khi hái những chiếc lá sương sâm tươi rói, mỏng tan mọc trên núi đem về rửa sạch, bỏ lá tươi vào cối xay, giã nát với một lượng nước nhất định, lọc lược sạch xác lá để lấy được nước cốt màu xanh thẩm đổ vào khuôn, cho thêm một lớp nước nang mực lên bề mặt, để vài giờ sẽ đông cứng lại thành sương sâm.

Cách dùng: Cắt sương sâm đã đông đặc cho vào ly, cho một ít đường và tinh dầu chuối ăn cung với đá rất ngon, bạn cũng có thể cho thêm nước cốt dừa nếu thích.

Sương sáo: là loài cây thân thảo, cao từ 40 – 60cm, phân nhánh nhiều, toả ra trên mặt những vùng đất cỏ, đất khô hay đất cát giống như cây bạc hà, có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Lá màu xanh nhạt, hình trứng, mép có răng. Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành. Khi cây già có màu đỏ hoặc hồng, phơi khô chuyển thành màu xám đen.

Khác với sương sâm, thân và lá sương sáo chỉ chế biến được sau khi phơi khô, cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi thêm ít bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại thì đổ ra tô để nguội sẽ thành sương sáo. Khi chế biến thêm ít bột gạo lúa thơm hòa vào thạch sẽ đen và ngon hơn.

Cách dùng: Cũng cắt nhỏ thành hạt lựu cho vào ly, cho đường hoặc một ít nước cốt dừa (ai sành ăn hơn thì cho thêm dầu chuối cho món ăn thêm dậy mùi) và đá xay ăn sẽ rất là ngon. Có thể kết hợp với sữa, nhiều loại trái cây như thế sẽ tăng thêm phần hấp dẫn hơn.

Sương sa: hay còn gọi xu xa được làm từ một vài lọaị rong tảo biển không độc. Sương sa là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất và các vitamin…, nhưng không chứa chất béo, có thể ức chế sự hấp thụ cholesterol, bệnh mỡ cao trong máu và bệnh động mạch vành.