Phí giao dịch chứng khoán và các loại thuế chứng khoán. Update 04/2024

Phí giao dịch chứng khoán cũng như các loại thuế khi giao dịch và có thu nhập từ chứng khoán là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Thuế và phí chứng khoán dành cho các đối tượng khác nhau trên thị trường chứng khoán là khác nhau. Nó bao gồm nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ… Mỗi đối tượng được quy định các loại thuế và phí chứng khoán khác nhau. Bài viết này Thư Viện Chứng Khoán xin trình bày các loại thuế phí dành cho đối tượng đông đảo nhất là nhà đầu tư cá nhân.

1. Phí giao dịch chứng khoán

Phí giao dịch chứng khoán là khoản chi phí mà khách hàng phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch thành công trên cơ sở sử dụng dịch vụ của công ty đó. Bởi vậy nên phí giao dịch chứng khoán còn được gọi là phí môi giới chứng khoán.

Cách tính: Phí giao dịch được tính bằng phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của khách hàng. Mức phần trăm bao nhiêu là do công ty chứng khoán quy định và được điều chỉnh dựa trên độ lớn của giá trị giao dịch và vị thế của khách hàng (khách VIP, giao dịch nhiều thì phí thấp hơn)

phí giao dịch chứng khoán

Phí của 1 giao dịch mua bán cổ phiếu MWG

Một số quy định về phí môi giới chứng khoán theo luật hiện hành:

Mức thu phí: Phí giao dịch chứng khoán không được vượt qua mức 0.5% của giá trị giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Trên thực tế thì mức phí giao dịch hiện nay nằm trong khoảng 0.1 – 0.35%. Các công ty chứng khoán lâu đời thường có mức phí cao hơn các công ty mới. Nguyên nhân là do đã có tệp khách ổn định nên không cần hạ phí để thu hút khách mới.

Phí được tính cả KHI MUA và cả KHI BÁN: khi mua cổ phiếu bạn cũng phải mất phí, khi bán bạn cũng phải mất phí.

Ví dụ: Bạn mua 300 cổ phiếu VCB với giá 80,000đ/1 CP. Giá trị giao dịch là 24,000,000đ. Phí 0.35% thì là 84,000đ. Một tuần sau giá lên 82,000đ/CP nên bạn muốn bán chốt lời. Giá trị giao dịch là 24.6tr, phí giao dịch là 86,100đ. Tổng phí giao dịch của 2 lần là 84,000+86,100=170,100đ. Như vậy, sau một tuần bạn lời được 600,000 thì mất 170,100 tiền phí giao dịch. Nếu mức phí giao dịch chứng khoán cao hơn thì bạn còn mất nhiều hơn. Đây là điểm cần lưu ý khi bạn đầu tư kiểu lướt sóng.

Phí được tạm tính khi đặt lệnh và được thực thu khi khớp lệnh thành công: Phí giao dịch được hệ thống tạm tính ngay khi bạn đặt lệnh và được hiển thị cùng với các thông số khác. Bạn chỉ mất phí khi khớp lệnh thành công. Nếu khớp lệnh không thành công hoặc bạn hủy lệnh thì hệ thống sẽ hoàn lại tiền vào tài khoản của bạn.

Càng giao dịch nhiều, mức phí càng rẻ hơn: Mỗi công ty chứng khoán tùy theo chiến lược kinh doanh sẽ đưa ra khung phí giao dịch khác nhau. Và phí giao dịch của khách hàng sẽ được tính tạm thời theo từng giao dịch riêng lẻ. Cuối ngày mức phí sẽ được quyết toán lại dựa trên lịch sử giao dịch của khách.

bảng phí giao dịch của sàn hsc

Bảng phí giao dịch tại Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC)

Ví dụ: Trong phiên sáng khách hàng bán 900 cổ phiếu VIC với giá 80,000đ/cp, giá trị giao dịch là 70 triệu đồng. Nhưng đến chiều khách hàng lại bán thêm 1000 cổ phiếu PNJ với giá 60,000đ/cp, giá trị giao dịch là 60 triệu đồng.

Nếu tính riêng từng giao dịch thì khách hàng phải chịu mức phí cho mỗi giao dịch là 0.35%. Tuy nhiên cuối ngày công ty sẽ quyết toán lại, khách hàng giao dịch tổng là 130 triệu đồng. Theo khung phí thì khách hàng chỉ phải mất mức phí 0.3%.

Chiến lược kinh doanh của công ty chứng khoán và cách tính phí: Phí môi giới chứng khoán thực chất là giá dịch vụ của các công ty chứng khoán. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều công ty chứng khoán với quy mô khác nhau nhưng đều tuân theo 2 phương pháp tính phí chính. Đó là mức phí khách hàng tự giao dịch và mức phí có brokers hỗ trợ.

Đa số mức phí khách hàng được broker hỗ trợ sẽ cao hơn mức phí khi tự giao dịch. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại có một số công ty chứng khoán lớn như Mirae Asset áp dụng mức phí được đánh giá là ưu việt nhưng vẫn được broker hỗ trợ. Xem thêm: Mở tài khoản chứng khoán tại Mirae Asset Securities (MAS).

bảng phí giao dịch của mirae asset

Ảnh: Biểu phí giao dịch tại Mirae Asset

Hình trên là bảng phí đang áp dụng tại công ty chứng khoán Mirae Asset. Khác với các công ty khác, họ chỉ áp dụng mức phí cố định 0.15% cho tất cả các giao dịch qua app, website hay phần mềm bản quyền của họ. Đặc biệt mức phí này đã bao gồm được sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các broker. Đây được xem là mức phí tốt nhất hiện nay so với các công ty nằm trong top 5 các công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất Việt nam năm 2019.

Bang-so-sanh-phi-giao-dich-VPS

Ảnh: Bảng so sánh mức phí của các công ty chứng khoán nằm trong top 5 thị trường chứng khoán Việt nam 12/2020.

Công ty chứng khoán phải nộp một phần phí môi giới cho sở giao dịch: Hiện nay, sở giao dịch thu phí gián tiếp thông qua các công ty chứng khoán với mức phí là 0.03%. Ví dụ Công ty chứng khoán VPS thu phí giao dịch 0.1% thì phải nộp cho sở giao dịch 0.03% còn thu ròng 0.07%. Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPS Securities.

Gần đây trên các diễn đàn có nhiều ý kiến trái chiều về việc Công ty chứng khoán VPS thu phí hệ thống với mức phí là 27,500 đồng/tháng (đã có VAT) và áp dụng với các tài khoản có tổng tài sản từ 5 triệu đồng trở lên. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “loại phí mới” này của VPS, mình xin giải thích như sau: Bản chất phí giao dịch chứng khoán là khoản phí mà khách hàng phải trả cho công ty chứng khoán khi sử dụng dịch vụ của họ, bao gồm: nền tảng giao dịch, tổng đài, môi giới tư vấn đầu tư, … Và mỗi công ty chứng khoán lại có một cách thức thu phí khác nhau. Nhiều CTCK lựa chọn tăng % phí giao dịch lên hoặc cắt % của môi giới đi, bên VPS thì lại lựa chọn tách bạch ra 1 khoản Phí hệ thống. Thực ra mức phí của VPS bình thường là 0.1% + phí hệ thống 27,500 đồng/tháng thì theo mình, cũng vẫn là mức phí cạnh tranh đối với top 10 công ty chứng khoán hàng đầu. Chỉ là tự nhiên có 1 khoản phí mới nên sẽ gây khó hiểu cho 1 số khách hàng.

Ảnh: Đoạn chat KH hỏi về phí hệ thống của VPS

2. Phí lưu ký chứng khoán

Đây là loại phí được thu để nhằm duy trì hệ thống lưu trữ thông tin cổ phiếu cho khách hàng. Loại phí này rất nhỏ so với giá trị chứng khoán mà khách hàng đang nắm giữ. Nếu khách hàng đang nắm giữ 1000 cổ phiếu SZL chẳng hạn thì mỗi tháng chỉ mất khoảng 400đ tiền phí lưu ký. Để biết thêm cách tính phí lưu ký cho các loại chứng khoán khách nhau. Mời bạn đọc xem thêm: Phí lưu ký chứng khoán và cách tính.

3. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phiếu.

Theo Luật chứng khoán, từ ngày 1/1/2015, việc chuyển nhượng chứng khoán được áp dụng mức thuế là 0.1%. Mức thuế này chỉ đánh vào bên bán còn bên mua không phải chịu.

Như vậy, khi bán chứng khoán, bạn sẽ phải chịu các loại thuế phí sau: Phí giao dịch + Phí lưu ký + Thuế TNCN

4. Thuế thu nhập cá nhân từ việc nhận cổ tức tiền mặt.

Đây là loại thuế TNCN được áp dụng cho các cổ đông khi họ được nhận cổ tức. Mức thu cố định là 5%. Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất 5%.

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế x Giá tính thuế
  • Giá tính thuế:
    • Nếu Giá bán (giá chuyển nhượng) ≥Mệnh giá: Giá tính thuế = Mệnh giá
    • Nếu Giá bán (giá chuyển nhượng) < Mệnh giá: Giá tính thuế = Giá bán (giá chuyển nhượng).
  • Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế: ưu tiên tính số lượng cổ phiếu từ việc nhận cổ tức cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng.

Cách thu thuế này được áp dụng như sau:

Cục thuế yêu cầu công ty niêm yết chỉ trả 95% cho cổ đông, còn 5% cục thuế sẽ thu trực tiếp từ công ty niêm yết.

thuế cổ tức tiền mặt  - tvck

VNM trả cổ tức tiền mặt

Để tra cứu các đợt trả cổ tức, khách hàng có thể truy cập vào vsd.vn hoặc website của công ty niêm yết để tra cứu.

5. Các loại thuế phí giao dịch chứng khoán khác theo quy định.

Còn một số loại thuế và phí khác được áp dụng trong các trường hợp cụ thể:

  • Thuế phí liên quan đến vấn đề cho nhận, thừa kế chứng khoán.
  • Phí chào mua công khai.
  • Phí dịch vụ tin nhắn SMS, mua dịch vụ bảo mật Token.
  • Phí khi khách hàng ứng tiền trước khi họ bán chứng khoán.
  • Phí giao dịch ngoài sàn giao dịch.

Trên đây là các loại thuế phí được áp dụng cho khách hàng cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán cơ sở. Nếu có vấn đề gì cần giải đáp, xin mời bạn đọc hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ


Series bài viết cùng chủ đề:

  • Các loại lệnh giao dịch chứng khoán
  • VN-Index là gì, HNX-Index là gì và cách tính.
  • Cách xem bảng giá chứng khoán.

Có thể bạn muốn đọc:

  • Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt?
  • Những điều kiện và thủ tục mở tài khoản chứng khoán.
  • Cấu trúc báo cáo tài chính và dòng giao dịch.

Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp:

jQuery(document).ready(function($) {
$.post(‘https://thuvienchungkhoan.vn/wp-admin/admin-ajax.php’, {action: ‘wpt_view_count’, id: ‘586’});
});