Đối với các cổ phiếu chia cổ tức, trong ngày giao dịch không hưởng quyền thì giá tham chiếu của nó sẽ bị điều chỉnh so với giá hiện tại. Cụ thể là giá sẽ điều chỉnh giảm. Nhưng tùy từng trường hợp mà giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh ở các mức độ khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề điều chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền thông qua những khía cạnh sau:
- Nguyên nhân của việc điều chỉnh giá khi chia cổ tức
- Trường hợp thực tế chúng ta bắt gặp
- Công thức tổng quát để tính giá điều chỉnh
- Cách tính giá điều chỉnh trong các trường hợp chia cổ tức:
- Chỉ trả cổ tức tiền mặt
- Chỉ trả cổ tức cổ phiếu
- Chỉ có cổ phiếu thường
- Chỉ có quyền mua cổ phiếu
- Trường hợp các quyền được kết hợp
Nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền.
Trước khi đề cập đến nguyên nhân, chúng ta cùng điểm qua một chút về khái niệm vốn hóa thị trường. Đây là khái niệm để chỉ thước đo quy mô của doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp. Nó bằng tổng giá trị của tổng số cổ phần của một công ty niêm yết.
Giá điều chỉnh trong ngày giao dịch không hưởng quyền có tác dụng giữ cho tổng giá trị vốn hóa thị trường của công ty không đổi trước và sau khi chia. Điều đó có nghĩa là tổng tài sản của các nhà đầu tư cũng không đổi trước và sau khi chia. Nói cách khác, việc đầu tư cổ phiếu chỉ có thể sinh lời từ việc giá cổ phiếu tự tăng lên chứ không phải là nhờ chia cổ tức.
Hiện tượng giá tham chiếu bất thường.
Tùy theo mã cổ phiếu bạn đang theo dõi mà bạn có thể theo dõi tin tức về việc trả cổ tức và ngày giao dịch không hưởng quyền của mã đó. Bạn có thể đọc thêm bài viết: Ngày giao dịch không hưởng quyền và cách tra cứu để hiểu rõ hơn.
Trong bài này mình lấy ví dụ 1 trường hợp là cổ phiếu SBA – Công ty cổ phần Sông Ba (HOSE). Khi tra cứu trong website của Trung tâm lưu ký (VSD) ta có thông tin như sau:
Ảnh: Thông tin trả cổ tức năm 2019 bằng tiền của cổ phiếu SBA.
Trên hình ta thấy cổ phiếu SBA có thông tin trả cổ tức bằng tiền mặt và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 18/11/2020 và ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 17/11/2020. Chúng ta tiếp tục tra cứu lịch sử giá đóng của cổ phiếu SBA ngày 16/11/2020 trên CafeF. Ta có dữ liệu như sau:
Ảnh: Thông tin giá đóng cửa của cổ phiếu CII thống kê bởi CafeF
Như hình trên ta thấy giá đóng cửa của cổ phiếu SBA ngày 16/11 là 16.1. Theo quy tắc thì giá tham chiếu 17/11 phải bằng giá đóng cửa của ngày làm việc liền trước, tức bằng 16.1. Tuy nhiên khi xem bảng giá điện tử ngày 17/11 thì ta lại thấy thông tin như sau:
Ảnh: Giá tham chiếu điều chỉnh của SBA ngày giao dịch không hưởng quyền 17.11
Trên hình ta thấy giá tham chiếu ngày 17/11 của SBA là 14.9 chứ không phải 16.1 như theo quy tắc xác định giá tham chiếu thông thường. Khoảng giá chênh lệch là 1.2 khớp đúng với thông tin trả cổ tức tiền mặt bằng 12% mệnh giá cổ phiếu.
Công thức tổng quát để tính giá điều chỉnh trong ngày giao dịch không hưởng quyền.
Nguyên tắc tính giá điều chỉnh là Tổng tài sản trước và sau khi chia phải bằng nhau. Hay nói cách khác, tổng vốn hóa của doanh nghiệp trước và sau chia phải bằng nhau. Nguyên tắc tính giá sẽ đảm bảo rằng nhà đầu tư không thể giàu lên sau một đêm nhờ chia chác mà phải do giá trị nội tại cổ phiếu tự tăng lên.
Công thức tổng quát tính giá tham chiếu điều chỉnh trong ngày giao dịch không hưởng quyền:
Các trường hợp chia cổ tức và cách tính giá điều chỉnh cụ thể như sau:
1. Giá điều chỉnh khi trả cổ tức tiền mặt.
Theo công thức tổng quát, trong trường hợp chỉ trả cổ tức tiền mặt thì các biến số Pqm, Rqm, Rctcp, Rcpt sẽ bị loại bỏ. Ta có công thức sau cùng như sau:
Ví dụ cụ thể: Công ty cổ phần tập đoàn Thép Tiến Lên – TLH trả cổ tức tiền mặt năm 2018 với tỷ lệ 5% mệnh giá, tức 500đ/cổ phiếu
Ảnh: Tin tức TLH trả cổ tức tiền mặt năm 2018 đăng tải trên CafeF
Công ty cổ phần tập đoàn Thép Tiến Lên chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 5%/cổ phiếu. Ngày giá bị điều chỉnh, tức ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 24/03/2021 và ngày thực hiện là ngày 09/04/2021. Do TLH chỉ chi trả duy nhất quyền cổ tức tiền mặt nên ta có thể tính giá tham chiếu điều chỉnh cho ngày giao dịch không hưởng quyền (24/03) như sau:
Pđc = P – Dtm = 11,300 – 500 = 10,800đ
Với P là giá tham chiếu của ngày 24/03/2021 khi không thực hiện quyền. Giá này được xác định bằng cách lấy giá đóng cửa của ngày 23/03/2021. Xem thêm: Giá tham chiếu và phương pháp tính dễ hiểu nhất.
Ảnh: Tra cứu lịch sử giá cổ phiếu TLH
Chúng ta tiếp tục tra cứu giá tham chiếu của TLH trong ngày 24/03/2021 trên bảng giá chứng khoán. Trên bảng giá chúng ta có thể thấy giá tham chiếu của TLH đúng bằng 10,800đ và trên mã cổ phiếu TLH ta để ý có dấu (*) để biểu thị rằng đang là ngày thực hiện quyền.
2. Giá tham chiếu điều chỉnh trong ngày giao dịch không hưởng quyền khi trả cổ tức cổ phiếu.
Trong trường hợp trả cổ tức cổ phiếu, các yếu tố Pqm, Rqm, Dtm, Rcpt sẽ bị loại bỏ. Sau khi bỏ các yếu tố không liên quan, ta có công thức tổng quát như sau:
Ví dụ cụ thể: Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô – Mã HDG thực hiện chi trả quyền cổ tức cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 100:30.
Ảnh: Tin tức HDG trả cổ tức cổ phiếu đợt 2 năm 2019 được đăng tải trên website cafef.vn
Theo như thông tin chi trả quyền cổ tức cổ phiếu của HDG thì ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 15/06/2020. Theo công thức tính giá tham chiếu điều chỉnh ta có:
Pđc = P / (1 + Rctcp) = 27.70 / (1 + 0.3) = 21.30
HDG ở sàn HOSE, giá nằm trong khoảng 10,000đ – 50,000đ nên bước giá phải chia hết cho 50đ. Mặt khác, biên độ 7% của cổ phiếu này tính ra bằng 21.3 x 0.07 = 1.491. Theo quy tắc làm tròn thì ta lấy giá trị 1.450. Xem thêm để hiểu cách làm tròn giá: Biên độ dao động, giá trần và giá sàn trong chứng khoán.
Giá trần = 21.3 + 1.450 = 22.75. Giá sàn = 21.3 – 1.450 = 19.85. Ta có thể thấy đúng khớp với giá trong bảng thống kê giá của FPTS mà mình tra cứu.
Ảnh: Giá tham chiếu điều chỉnh của cổ phiếu HDG trong ngày giao dịch không hưởng quyền 15/06/2020 trong trường hợp thực hiện quyền trả cổ tức cổ phiếu
3. Sự điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền khi trả cổ phiếu thưởng.
Trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng thì hiệu ứng giá điều chỉnh sẽ giống trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu. Sự khác nhau chỉ nằm ở vấn đề nguồn gốc mà thôi. Cổ tức cổ phiếu được chi trả dựa trên cở sở lợi nhuận, còn cổ phiếu thưởng được trả không hoàn toàn dựa trên lợi nhuận.
Công thức tính giá điều chỉnh trong trường hợp này sẽ giống trường hợp trả cổ tức cổ phiếu. Giá điều chỉnh trong ngày giao dịch không hưởng quyền cũng sẽ giống như trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu nên mình sẽ không viết thêm.
4. Giá tham chiếu điều chỉnh khi chỉ có quyền mua cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền.
Khi kết thúc niên độ tài chính hàng năm, các công ty tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh sau đó sẽ tổ chức các cuộc họp đại hội cổ đông thường niên để thông báo việc trả cổ tức băng tiền hoặc cổ phiếu. Ngoài ra công ty cũng có thể thông báo thêm kế hoạch huy động vốn bằng cách phát hành quyền mua cổ phiếu. Trên cơ sở như vậy, hội đồng quản trị ông ty sẽ quyết định tỷ lệ và giá phát hành phù hợp và thông báo rộng rãi ra đại chúng.
Ví dụ: Trong hình dưới là thông tin cổ phiếu SAM chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ 100:36.45 (hay 36.45%). Ngày đăng ký cuối cùng theo thông báo là ngày 08/01/2021.
Ảnh: Tin tức cổ phiếu SAM phát hành quyền mua trên CafeF
Đây là trường hợp SAM chỉ phát hành quyền mua cổ phiếu nên các biến số Dtm, Rctcp và Rcpt sẽ bằng 0. Ta có công thức tính giá điều chỉnh như sau:
Theo công thức này thì chúng ta có thể tính Giá tham chiếu điều chỉnh trong ngày 15/01/2021 như sau:
Pđc = ( 11.35 + ( 10 x 0.3645)) / ( 1 + 0.3645 ) = 10.98. Làm tròn theo quy tắc bước giá thành 11 ngàn đồng.
Biên độ giá 7% = 11 x 0.07 = 0.77. Làm tròn thành 0.75 (tức 750 đồng). Giá trần = 11 + 0.75 = 11.75. Giá sàn = 11 – 0.75 = 10.25. Ta sẽ tra cứu lịch sử giá của SAM theo như bảng sau và thấy kết quả khớp hoàn toàn.
Ảnh: Tra cứu lịch sử giá cổ phiếu SAM trong ngày giao dịch không hưởng quyền 15/01/2021
5. Giá tham chiếu điều chỉnh trong ngày giao dịch không hưởng quyền khi kết hợp các quyền.
Trong trường hợp thực hiện các quyền kết hợp với nhau, chúng ta sẽ sử dụng công thức tổng quát đã trình bày ở trên, quyền nào bị khuyết thì các biến số tương ứng trong công thức sẽ bằng 0.
Trên đây là toàn bộ bài viết về vấn đề Giá tham chiếu điều chỉnh trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp có thể liên hệ mình hoặc để lại lời nhắn theo form dưới đây. Mình sẽ liên hệ sớm nhất để hỗ trợ.
Bài viết liên quan:
- Giá tham chiếu và phương pháp tính dễ hiểu nhất.
- Biên độ dao động, giá trần và giá sàn trong chứng khoán.
- Ngày giao dịch không hưởng quyền và cách tra cứu.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn các bước tìm hiểu đầu tư chứng khoán
- Những điều kiện và thủ tục mở tài khoản chứng khoán.
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt?
- Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPS nhanh nhất.
jQuery(document).ready(function($) {
$.post(‘https://thuvienchungkhoan.vn/wp-admin/admin-ajax.php’, {action: ‘wpt_view_count’, id: ‘1063’});
});