Chứng quyền là gì? Update 04/2024

Nội dung trang

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền là gì đang là câu hỏi được nhiều NĐT quan tâm khi sắp tới UBCKNN đặt mục tiêu sẽ đưa ra thị trường HĐTL trái phiếu Chính phủ và chứng quyền có bảo đảm tại HNX và HoSE. Đây là 2 sản phẩm đã trễ hẹn với nhà đầu tư trong năm trước.
Đối với nhà đầu tư, CW sẽ cung cấp thêm một công cụ phòng ngừa rủi ro bằng việc áp dụng linh hoạt nhiều chiến lược đầu tư theo ý muốn của mình: đầu cơ, phòng vệ vị thế và quản lý danh mục đầu tư, cũng như gia tăng lựa chọn về sản phẩm đầu tư với khoản chi phí thấp hơn so với cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ

I. Chứng quyền là gì?

Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

II. Các loại chứng quyền

Có hai loại chứng quyền có bảo đảm: chứng quyền mua và chứng quyền bán.

  • Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

     

  • Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

III. Thông tin cơ bản về chứng quyền

 Thông tin Ý nghĩa Ví dụ

TSCS
Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, chỉ có cổ phiếu được chọn làm chứng khoán cơ sở.
Cổ phiếu SSI

Tỷ lệ chuyển đổi
Cho biết số CW mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, nghĩa là cần sở hữu 10 CW để mua một chứng khoán cơ sở
2:1
Thời hạn chứng quyềnLà thời gian lưu hành của CW (3-24 tháng)3 tháng
Ngày đáo hạnLà ngày cuối cùng hiệu lực của CW(Ngày phát hành 09/04/2019)
08/04/2019

 

 

Ngày giao dịch cuối cùng

Hai ngày trước ngày đáo hạn CW, sau ngày này CW bị hủy niêm yết

Trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.

 

06/07/2019

Phương thức giao dịchThời gian chứng quyền và tiền về tài khoản là T+2 như chứng khoán cơ sở 
Giá chứng quyềnLà khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu CW.3000 đồng
Giá thực hiệnMức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở khi CW đáo hạn.Bằng giá SSI tại ngày phát hành

 

Giá thanh toán

Là mức giá được Sở Giao dịch Chứng khoán xác định và công bố trước ngày đáo hạn của CW. Chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện cho biết mức lãi/lỗ của nhà đầu tư vào thời điểm đáo hạn của chứng quyền.

 
Kiểu thực hiện quyềnKiểu châu Âu ( thanh toán vào ngày đáo hạn)
Kiểu châu Mỹ ( cho phép người sở hữu thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào)
 
Kiểu châu Âu
Phương thức thực hiệnBằng tiền mặt. Theo đó, người sở hữu CW sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.Thanh toán tiền mặt

Ví Dụ: NĐT A mua 10,000 Chứng quyền trên cổ phiếu SSI (Giá hiện tại của SSI là 30,000 đồng) với các thông số sau:

  • Tỷ lệ chuyển đổi: 2:1
  • Thời hạn CW: 3 tháng
  • Ngày đáo hạn: 06/07/2019
  • Giá thực hiện 30,000 đồng
  • Giá CW: 3,000 đồng/cw

Vậy số tiền nhà đầu tư A phải trả để mua 10,000 CW FPT là: 10,000 * 3,000 = 30 triệu.

 Vào ngày đáo hạn:
Giả sử nhà đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và giá thanh toán đối với cổ phiếu SSI được tính toán và công bố là 40.000 đồng.
Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho nhà đầu tư số tiền là: 10.000/2 x (40.000 đồng – 30.000 đồng) = 50.000.000 đồng
Mức lời của nhà đầu tư = 50.000.000 đồng – 30.000.000 đồng (tổng số tiền bỏ ra để sở hữu CW) = 20.000.000 đồng
Tuy nhiên, nếu giá thanh toán đối với cổ phiếu VNM được tính toán và công bố nhỏ hơn hoặc bằng 30.000 đồng (giá thực hiện). Chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện ≤ 0 đồng. Chứng quyền sẽ không được thực hiện và nhà đầu tư trong trường hợp này sẽ mất số tiền đầu tư vào CW là 30.000.000 đồng.

Tìm hiểu về Chứng quyền(Covered Warrant)

  • Tính đòn bẩy: giá của chứng quyền thường nhỏ hơn nhiều lần so với giá của chứng khoán cơ sở, tuy nhiên giá trị nội tại của chứng quyền sẽ thay đổi gần như tương ứng với mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở. Vì vậy, tỷ lệ thay đổi giá của CW sẽ lớn hơn tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở. Do đó, CW có thể làm gia tăng suất sinh lợi cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động đúng với dự báo của nhà đầu tư.
  • Cố định khoản lỗ tối đa: Khi nhà đầu tư không thể nhận định chính xác về sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể đầu tư vào CW như một phương án thay thế. Trường hợp giá chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với dự đoán của nhà đầu tư thì khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư trong trường hợp này chỉ là khoản phí (giá) của CW mà nhà đầu tư phải trả để sở hữu CW.

Theo lý thuyết, Giá của một chứng quyền khi chưa đáo hạn bao gồm hai phần: giá trị nội tại và giá trị thời gian, trong đó:

– Giá trị nội tại của một chứng quyền: chính là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện của chứng quyền. Khi chứng quyền đang lưu hành, chứng quyền luôn tồn tại một trong ba trạng thái sau:

 Trạng thái Chứng quyền mua Chứng quyền bán
 ITM – Lãi Giá CKCS > Giá thực hiện Giá CKCS < Giá thực hiện
 OTM – Lỗ Giá CKCS < Giá thực hiện Giá CKCS > Giá thực hiện
 ATM – Hòa vốn Giá CKCS = Giá thực hiện Giá CKCS = Giá thực hiện

– Giá trị thời gian của CW là chênh lệch giữa giá của chứng quyền trên thị trường và giá trị nội tại của chứng quyền đó. Một chứng quyền ở trạng thái lỗ (OTM) sẽ không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị thời gian. Giá trị thời gian của CW sẽ giảm theo thời gian và bằng 0 vào ngày đáo hạn của CW.

Giá trần/sàn CW = Giá tham chiếu CW +/- (Giá CKCS*Biên độ dao động) / Tỷ lệ chuyển đổi

Ví dụ:
Giá CKCS 100,000 đồng, biên độ dao động 7%. Giá tham chiếu CW là 10,000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 2:1

  • Giá trần CW = 10.000 + (100,000*7%)/2 = 13,500 đồng
  • Giá sàn CW = 10.000 – (100,000*7%)/2 = 6,500 đồng

Giá của một chứng quyền luôn chịu tác động bởi các yếu tố sau:

  • Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá CW.
  • Thời gian đáo hạn: thể hiện giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao.
  • Biến động giá chứng khoán cơ sở: là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của CW cũng cao. Có 2 loại biến động giá của chứng khoán cơ sở:

    – Biến động lịch sử (historical volatility): được đo lường bởi sự thay đổi của giá chứng khoán cơ sở trong quá khứ.

    – Biến động hàm ý (implied volatility): được tính toán căn cứ trên giá hiện tại của CW. Độ biến động này thể hiện sự đánh giá của thị trường về mức độ mà giá của chứng khoán cơ sở sẽ biến động trong vòng đời của CW.
  • Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW. Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho CW mua và ít hơn đối với
Chỉ các công ty chứng khoán đáp ứng các điều kiện về hiệu quả kinh doanh, quy mô vốn chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP mới được phép phát hành chứng quyền có bảo đảm.
Ngoài ra, Tổ chức phát hành chỉ được chào bán chứng quyền trong hạn mức chào bán được quy định cụ thể tại Quy chế của Ủy ban chứng khoán như sau:
 
  • Đối với một chứng khoán cơ sở: số lượng cổ phiếu quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành của tất cả tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
  • Đối với một đợt phát hành: số lượng cổ phiếu quy đổi từ chứng quyền trong một đợt chào bán của một tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
  • Đối với một công ty chứng khoán: tổng giá trị chứng quyền đã phát hành và đăng ký phát hành của một tổ chức phát hành, không tính số chứng quyền đã hủy niêm yết hoặc đã đáo hạn, không được vượt quá hạn mức so với giá trị vốn khả dụng của tổ chức đó. Hạn mức này được áp dụng trong thời gian Ủy ban chứng khoán Nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận chào bán chứng quyền.

CW là một hợp đồng giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán phát hành chứng quyền, trong đó tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán các khoản lãi phát sinh từ việc đầu tư CW cho nhà đầu tư. Để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của tổ chức phát hành, Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định:

  • Trước khi phát hành, tổ chức phát hành phải ký quỹ đảm bảo thanh toán tối thiểu 50% giá trị chứng quyền dự kiến phát hành, tài sản này được ký quỹ tại Ngân hàng lưu ký trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng quyền.
  • Hàng ngày, tổ chức phát hành phải thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging) cho số chứng quyền đang lưu hành và báo cáo cho Sở Giao dịch Chứng khoán. Mục đích của hoạt động phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo tổ chức phát hành có tài sản để thanh toán cho người sở hữu chứng quyền.

1. Cách để nhà đầu tư mua CW?
Có hai cách để nhà đầu tư có thể mua chứng quyền có bảo đảm:

  • Thứ nhất, nhà đầu tư có thể đăng ký mua CW vào thời điểm tổ chức phát hành chào bán tại thị trường sơ cấp (ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán).
  • Thứ hai, nhà đầu tư có thể mua CW trên thị trường thứ cấp (sau khi CW được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán).

2. Nhà đầu tư có được bán CW khi không sở hữu?
Giống như giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư không được bán CW khi không sở hữu nó, điều này có nghĩa là nhà đầu tư phải sở hữu CW (phải mua CW) trước khi bán CW.

3. Việc thực hiện quyền diễn ra như thế nào?
Vào ngày đáo hạn, nhà đầu tư sở hữu các CW ở trạng thái ITM được quyền yêu cầu thực hiện CW và được thanh toán tiền mặt bằng khoảng chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện quyền.

Việc thanh toán tiền cho nhà đầu tư được hoàn thành trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư đặt lệnh thực hiện chứng quyền hoặc kể từ ngày đáo hạn.

4. Điều gì xảy ra nếu nhà đầu tư không thực hiện quyền khi CW đáo hạn?
Trường hợp nhà đầu tư không đặt lệnh yêu cầu thực hiện quyền đối với các CW ở trạng thái ITM, tổ chức phát hành vẫn phải thanh toán tiền cho nhà đầu tư sở hữu các CW này

Chứng quyền có bảo đảm là công cụ tài chính có mức độ rủi ro cao. NĐT cần tìm hiểu và cân nhắc các rủi ro trước khi thực hiện giao dịch. Các rủi ro khi đầu tư CW:

  • Tính đòn bẩy: CW là công cụ đầu tư tài chính có thể giúp nhà đầu tư gia tăng suất sinh lợi nhưng cũng đồng thời làm tăng tỷ lệ lỗ cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với nhận định của nhà đầu tư.
    Ví dụ: Với nguồn vốn là 10 triệu đồng, khi nhà đầu tư nhận định giá cổ phiếu sẽ tăng, nhà đầu tư có thể mua:
    1.000 cổ phiếu ABC (giá 10.000đ/cổ phiếu) hoặc;
    5.000 CW mua (Chứng khoán cơ sở: ABC, giá 2.000đ/CW, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000đ)
    Tuy nhiên, giá cổ phiếu ABC không tăng như nhận định mà giảm xuống chỉ còn 8.000 đồng/cổ phiếu, khoản lỗ của nhà đầu tư đối với các phương án:
    – Mua Cổ phiếu ABC là: (8.000 đồng – 10.000 đồng) x 1.000 CP = -2.000.000 đồng => lỗ 20%
    – Toàn bộ khoản phí mua 5.000 CW: 10 triệu => lỗ 100%
  • Vòng đời giới hạn: khác với chứng khoán cơ sở, chứng quyền luôn có vòng đời hữu hạn. Do đó vào thời điểm đáo hạn, nhà đầu tư sẽ không được tiếp tục nắm giữ CW như đầu tư cổ phiếu mà sẽ được thanh toán tiền hoặc mất khoản phí mua chứng quyền ban đầu.
  • Thời gian: một số nhân tố tạo nên giá trị của CW có thể bị mất giá theo thời gian dẫn đến việc sụt giảm giá của CW, do đó nhà đầu tư không nên xem CW là sản phẩm có thể mua và nắm giữ dài hạn.
    Ví dụ: Độ biến động là một trong những nhân tố tạo nên giá trị của chứng quyền, thời gian đáo hạn càng dài thì khả năng xảy ra biến động giá tài sản cơ sở càng cao, dẫn đến giá của chứng quyền càng cao. Ngược lại, khi thời gian đáo hạn càng ngắn thì khả năng xảy ra biến động giá tài sản cơ sở càng thấp, dẫn đến giá của chứng quyền càng thấp.
  • Cung, cầu thị trường: giống như bất kỳ các loại hàng hóa khác, giá của CW luôn chịu tác động bởi yếu tố cung cầu.
  • Biến động của chứng khoán cơ sở cũng tác động trực tiếp đến giá của CW. Khi có yếu tố dẫn đến sự gia tăng mức độ biến động của chứng khoán cơ sở thì giá của CW sẽ tăng và ngược lại.
  • Tổ chức phát hành: CW là một hợp đồng giữa tổ chức phát hành và người sở hữu, tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán hoặc chuyển giao chứng khoán cơ sở khi người sở hữu có yêu cầu thực hiện quyền. Vì vậy, trong suốt thời gian CW lưu hành đến lúc đáo hạn nếu tổ chức phát hành bị mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản sẽ dẫn đến rủi ro cho người sở hữu CW.

http://cafef.vn/ssi-se-phat-hanh-6-chung-quyen-dam-bao-cw-voi-4-co-phieu-mwg-hpg-fpt-va-hpg-20190607084412511.chn