Chu kỳ thanh toán T+2 trong giao dịch chứng khoán Update 01/2025

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, khi nhà đầu tư khớp lệnh mua bán xong họ vẫn chưa thể có toàn quyền quyết định với số cổ phiếu hoặc tiền của mình. Họ phải đợi vài ngày sau thì số cổ phiếu hoặc số tiền đó mới về tài khoản và có thể giao dịch. Nguyên nhân của việc này là do quy định chu kỳ thanh toán T+2 trong bộ Luật chứng khoán Việt Nam. Để hiểu T+2 là gì, T+3 là gì?, tác dụng cũng như ưu nhược điểm của quy định này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của thuvienchungkhoan.vn.

chu kỳ thanh toán t+2 và t+3
  • Mở tài khoán chứng khoán.
  • VN-Index là gì, HNX-Index là gì và cách tính.

Khái niệm

Chu kỳ thanh toán T+2 là ”thời điểm sở hữu hoàn toàn” cổ phiếu hoặc tiền. Đó 2 ngày sau khi nhà đầu tư khớp lệnh mua hoặc bán chứng khoán ở ngày T.

Với trường hợp mua cổ phiếu.

Theo quy định của Luật chứng khoán hiện hành, sau 2 ngày làm việc nữa bạn mới thực sự sở hữu số cổ phiếu bạn đã khớp lệnh thành công hôm nay. Chính xác là 16h30 của ngày làm việc thứ 2. Nhưng thời gian giao dịch của các sàn muộn nhất là kết thúc vào 15h hằng ngày (Upcom). Vậy thì ngày làm việc thứ 3 (T+3) tính từ ngày bạn mua cổ phiếu bạn mới có thể bán số cổ phiếu đó.

chu kỳ thanh toán t của thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn lưu ý thời gian ở đây sẽ tính theo ngày làm việc, cuối tuần sẽ không tính. Nên nếu bạn mua cổ phiếu vào thứ sáu thì 16h30 thứ ba tuần sau bạn mới thực sự sở hữu, và thứ tư sau đấy bạn mới có quyền bán.

Với trường hợp bán cổ phiếu

Cũng tương tự như trên, khi bạn bán cổ phiếu thì 16h30 của hai ngày sau đó bạn mới mất quyền sở hữu cổ phiếu và tiền về tài khoản của bạn. Tuy nhiên, khác với trường hợp mua, ngay từ sáng bạn đã có thể rút tiền hoặc dùng tiền đó để mua cổ phiếu khác. Nguyên nhân là do cơ chế tính “lãi suất qua đêm” giữa các ngân hàng và công ty chứng khoán. Chỉ cần qua đêm là lãi suất đã được xác lập, còn sáng hay chiều không quan trọng.

Lý do phải có chu kỳ thanh toán T+2

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc tại sao lại cứ phải đợi 3 ngày làm việc (T+3) mới được quyền mua bán mà không được khớp ngay lập tức ?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển được 19 năm (từ năm 2000). Theo thống kê đến nay có 2.3 triệu tài khoản được mở và đang giao dịch. Số lệnh giao dịch chứng khoán hằng ngày lên tới con số hàng trăm ngàn.

Cũng như hệ thống giao dịch của ngân hàng hay một số ngành khác, hệ thống giao dịch chứng khoán cũng được xử lý bằng hệ thống máy chủ. Tuy nhiên, việc vận hành một khối lượng giao dịch rất lớn như trên không hề đơn giản. Việc phát sinh các lỗi kỹ thuật trong giao dịch nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn tới thị trường. Và việc sửa chữa, xử lý cần có thời gian. Đây chính là lý do chúng ta áp dụng chu kỳ thanh toán ngày T+2.

Tóm lại, chu kỳ thanh toán ngày T+2 được quy định nhằm tạo khoảng trống về thời gian để khắc phục sự cố xảy ra để đảm bảo thị trường được vận hành thông suốt.

Tham khảo chu kỳ thanh toán ở các thị trường trên thế giới.

Chu kỳ thanh toán phổ biến ở các thị trường trên thế giới là T+3. Việt Nam là một trong số ít các thị trường để T+2. Thị trường chứng khoán Mỹ là thị trường phát triển bậc nhất thế giới nhưng chu kỳ thanh toán là T+4.

Từ 2010, chu kỳ thanh toán của thị trường Việt Nam là 15h chiều ngày T+3. Đến tháng 9/2012 nó được chuyển lên trước 9h sáng T+3. Như vậy ngày T+3 khách hàng đã có thể bán cổ phiếu thay vì T+4 như trước.

Và theo quy định mới nhất từ ngày 1/1/2016 thì chu kỳ thanh toán được rút về 16h30 ngày T+2. Theo quy định này thì cổ phiếu cũng vẫn phải đến T+3 mới bán được nhưng tiền thì có thể rút sớm hơn vào ngày T+2.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thời gian giao dịch chứng khoán và các phiên khớp lệnh. để hiểu rõ hơn chu kỳ thanh toán chứng khoán.


Series bài biết có liên quan:

  • Ngày giao dịch không hưởng quyền và cách tra cứu.
  • Ngày đăng ký cuối cùng và cách tra cứu.
  • Cách xem bảng giá chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm:

  • Mở tài khoản chứng khoán tại Mirae Asset Securities – Top 5 công ty chứng khoán thị phần lớn nhất Việt Nam
  • Những quy định bắt buộc khi mở tài khoản chứng khoán.
  • Cổ tức là gì? Cách tính cổ tức khi đầu tư chứng khoán.

jQuery(document).ready(function($) {
$.post(‘https://thuvienchungkhoan.vn/wp-admin/admin-ajax.php’, {action: ‘wpt_view_count’, id: ‘435’});
});