Các loại lệnh sử dụng trong giao dịch phái sinh Update 03/2024

Nội dung trang

Các loại lệnh sử dụng trong giao dịch phái sinh

Chứng khoán phái sinh hiện tại có các loại lệnh sau:

– Các loại lệnh chờ: LO, ATO, ATC, MOK, MAK, MTL

– Các loại lệnh điều kiện: Stop, Time, T-up, T-down, OCO.

I. Các loại lệnh chờ

  • LO( Lệnh giới hạn): là lệnh mua/bán chứng khoán phái sinh tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.

  • Lệnh ATO(ATC): là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán phái sịnh tại mức giá mở cửa (đóng cửa) 

  • MAK: Là lệnh thị trường có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị huỷ ngay sau khi khớp.

  • MOK: Là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị huỷ trên hệ thống ngay sau khi nhập.

  • MTL: Là lệnh thị trường có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ chuyển thành lệnh LO.

II. Lệnh điều kiện

Lệnh Stop

Lệnh stop: Là lệnh chờ thực thi kèm theo điều kiện về giá thực thi. Điều kiện về giá thực thi phải khác với giá thị trường ở thời điểm vào lệnh.

Cách đặt lệnh sẽ bao gồm những tiêu chí sau:

BUY + STOP: Giá điều kiện > giá thị trường
• Order Price: Giá đặt lệnh
• Trigger Price: Giá kích hoạt lệnh
Vì là lệnh chờ mua nên giá kích hoạt sẽ bắt buộc thấp hơn Giá đặt lệnh.

 

Các loại lệnh trong chứng khoán phái sinh

SELL + STOP: Giá điều kiện < giá thị trường
• Order Price: Giá đặt lệnh chờ bán thấp hơn giá kích hoạt lệnh
• Trigger Price: Giá kích hoạt lệnh chờ bán cao hơn giá đặt lệnh

Khi giá thị trường thay đổi bằng hoặc vượt giá điều kiện thì lệnh được kích hoạt đẩy vào sàn giao dịch theo mức giá đã đặt

Lệnh TIME

T-UP

• Là lệnh chờ mà mức giá đặt lệnh (Order Price), giá kích hoạt lệnh (Trigger Price) được xác định từ trước.
• Điều kiện đặt lệnh: mức giá kích hoạt lệnh phải lớn hơn giá thị trường (Market Price) tại thời điểm đặt lệnh.
• Ngay khi giá thị trường tăng đến mức giá kích hoạt thì lệnh sẽ được kích hoạt và được đưa vào sàn giao dịch với giá đặt lệnh đã xác định

T-DOWN

• Là lệnh chờ mà mức giá đặt lệnh (Order Price), giá kích hoạt lệnh (Trigger Price) được xác định từ trước.
• Điều kiện đặt lệnh: mức giá kích hoạt lệnh phải nhỏ hơn giá thị trường (Market Price) tại thời điểm đặt lệnh.
• Ngay khi giá thị trường giảm đến mức giá kích hoạt thì lệnh sẽ được kích hoạt và được đưa vào sàn giao dịch với giá đặt lệnh đã xác định.

* Khi đặt lệnh điều kiện T-UP, T-DOWN hệ thống hỗ trợ điều chỉnh giá kích hoạt theo một độ trượt bằng giá thị trường tại thời điểm hiện tại trừ đi giá thị trường khi đặt lệnh. Khi giá thị trường có xu hướng giảm/tăng so với giá lúc đặt lệnh, giá kích hoạt sẽ được điều chỉnh xuống/lên một lượng bằng độ trượt. Khi thị trường tăng/giảm giá kích hoạt vẫn giữ nguyên cho đến khi chạm giá thị trường lệnh sẽ được đẩy vào sàn.

Lệnh OCO ( One cancels other)

Lệnh OCO thường được sử dụng đi kèm với một vị thế đang mở. Lệnh OCO là kết hợp của hai lệnh, lệnh cắt lỗ và lệnh chốt lời với mục tiêu kỳ vọng.
Khi vào lệnh OCO thì trong Sổ lệnh sẽ thể hiện hai lệnh:
• Một lệnh chốt lời đã được gửi vào sở giao dịch chờ khớp.
• Một lệnh dừng cắt lỗ được thể hiện là lệnh chờ kích hoạt trên hệ thống thì một trong hai lệnh khớp hoàn toàn, lệnh còn lại sẽ tự động hủy.
Ví dụ: Khách hàng đang giữ vị thế bán một hợp đồng tại mức giá 926.8. Khách hàng kỳ vọng chốt lời tại giá 900 và muốn cắt lỗ ở mức giá 941.
Lệnh OCO trên sổ lệnh sẽ bao gồm một lệnh mua cắt lỗ chờ kích hoạt trên hệ thống (Waiting) tại mức giá 941 và một lệnh mua giới hạn tại mức giá 900 đã được gửi vào sở giao dịch chờ khớp. Khi một trong hai lệnh khớp hoàn toàn, lệnh còn lại sẽ tự động hủy.