P/E là gì? Cách sử dụng P/E một cách hợp lý Update 01/2025

Nội dung trang

P/E là gì? Cách sử dụng P/E một cách hợp lý

Bài viết sẽ giới thiệu đến NĐT các nội dung sau:

  • Chỉ số P/E là gì?
  • Cách tính chỉ số P/E
  • Ý nghĩ của chỉ số P/E
  • Phương pháp định giá qua chỉ số P/E

1. P/E là gì?

P/E là viết tắt của Price to Earning Ratio (PER). Dùng để đo lường mối quan hệ giữa Giá thị trường của cổ phiếu (Price)Thu nhập trên một cổ phiếu.

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu, hay NĐT sẵn sàng trả bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.

Có 2 loại P/E:

  • Trailling P/E : được tính trên thu nhập 1 năm trước đó
  • Foward P/E ( P/E dự phóng) được tính trên dự báo thu nhập năm kế tiếp

P/E là gì?

Ví Dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát(HPG) hiện có chỉ số P/E là 7.95 có nghĩa là NĐT sẵn sàng bỏ ra 7.95 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ HPG.

2. Cách tính P/E

Chỉ số P/E được cấu thành bởi 2 chỉ số, đó là: Price và EPS.

Công thức: P/E= PRICE/EPS.

   Trong đó:

  • Price là giá thị trường của cổ phiếu.
  • EPS là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

3. Ý nghĩa chỉ số P/E

Chỉ số P/E dùng để đánh giá sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng của DN từ đó thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao hơn trong tương lai. NĐT sẽ dựa vào P/E để phân tích, đánh giá, so sánh giữa các doanh nghiệp.

Chỉ số P/E cao có nghĩa là:

  • Cổ phiếu doanh nghiệp được thị trường định giá cao kỳ vọng doanh nghiệp tăng trưởng tốt trong tương lai.
  • Doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến EPS thấp.

Chỉ số P/E thấp cho thấy:

  • Cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp do NĐT đặt ít kỳ vọng tăng trưởng
  • Công ty có những khoản lợi nhuận đột biến.

4. Những lưu ý khi tính toán chỉ số P/E

P/E được tính toán dựa trên số liệu EPS trong vòng 1 năm trong khi P thay đổi liên tục do chịu nhiều yếu tố khách quan vì vậy:

  • Chỉ so sánh P/E của các DN cùng ngành và P/E của chính DN đó trong quá khứ để biết được cổ phiếu đó hiện tại đang “đắt” hay “rẻ”
  • Không nên chỉ dựa vào P/E để định giá một DN từ đó đưa ra quyết định mua bán vì cấu trúc vốn của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, mức độ rủi ro cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng khác nhau bởi vậy cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác