Bệnh zona thần kinh là gì, có lây không, có nguy hiểm không, khi mắc bệnh cần kiêng gì, điều trị thế nào… hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bạn đang xem: Zona là bệnh gì

Bệnh zona thần kinh là gì

*

Bệnh zona thần kinh (bệnh giời leo) là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, mụn mủ tập trung thành đám dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên.

Nguyên nhân gây bệnh là do sự tái hoạt virus Varicella zoster (VZV) tiềm ẩn ở hạch thần kinh cảm giác.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người già, người suy giảm miễn dịch, người nhiềm HIV/AIDS.

Triệu chứng bệnh zona

Bệnh được chia thành 3 giai đoạn với các biểu hiện cụ thể như sau:

*

Giai đoạn tiền triệu: Khoảng 1 đến 5 ngày trước bệnh khởi phát, người bệnh có cảm giác bỏng, nóng rát, tê tại 1 vùng da bất kỳ. Có thể kèm theo nhức đầu, sợ ánh nắng, khó chịu. Giai đoạn khởi phát: Khoảng 12h đến 1 ngày sau, trên vùng da có thay đổi cảm giác xuất hiện các nốt đỏ, sau tập trung thành mảng đỏ khoảng vài cm, sắp xếp dọc theo đường đi của một dây thần kinh ngoại biên. Giai đoạn toàn phát: Một vài ngày sau, trên những dát đỏ, mảng đỏ xuất hiện mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho, lúc đầu mụn nước căng, dịch trong. Sau vài ngày, vùng trung tâm mụn nước hơi lõm xuống, dần đục, hoá mủ, dập vỡ đóng vảy tiết.

Thời gian trung bình từ khi phát bệnh đến khi lành sẹo khoảng 2 – 4 tuần. Người cao tuổi tổn thương nhiều, diện rộng: mụn nước, bọng nước có thể xuất huyết, hoại tử, nhiễm khuẩn và kéo dài. Biểu hiện bệnh zona ở trẻ em mụn nước ít, tiến triển nhanh.

Các dạng bệnh zona thường gặp

*

Bệnh zona ở mắt: Chiếm 10-15% trường hợp. Có thể biến chứng viêm kết mạc, giác mạc, củng mạc, thậm chí đe doạ thị lực do hoại tử võng mạc cấp. Bệnh zona ở tai: Cảm giác rát bỏng, đau vùng tai, lan ra thái dương và gáy. Rối loạn cảm giác vùng mặt. Liệt mặt ngoại biên. Nghe kém. Bệnh zona thần kinh ở mặt: Vị trí là vùng da quanh mắt và trán, gây đau, nổi mụn rộp, đau nhức đầu. Bệnh zona miệng: Có biểu hiện đau vùng mặt xung quanh miệng, gây tổn thương các mô cứng hoặc mềm cửa vòm miệng Bệnh zona ở tay, bệnh zona ở lưng, bệnh zona ở chân, bệnh zona ở bụng, liên sườn: Đây là các dạng zona thường gặp nhất. Gây phát ban kèm mụn phồng rộp từ một đến nhiều vệt trải dài trên các đốt da

Nguyên nhân bệnh zona

Như đã nói ở trên nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh là một virus hướng da và thần kinh có tên là Varicella Zoster Virus (VZV) thuộc họ virus Herpes 3. Đây cũng chính là virus gây bệnh thuỷ đậu.

*

Ở người đã mắc bệnh thuỷ đậu trong quá khứ, sau khi khỏi bệnh hầu hết các virus VZV bị tiêu diệt. Một số ít virus còn sống sót sẽ xâm nhập vào thần kinh cảm giác, im lặng và vô hại trong thời gian dài. Khi gặp điều kiện thuận lợi VZV có sẵn ở hạch thần kinh sẽ tái hoạt, nhân lên và lan truyền theo đường thần kinh gây viêm lan toả, hoại tử thần kinh và gây tổn thương Zona trên da và niêm mạc.

Các yêu tố thuận lợi để VZV tái hoạt là:

Stress, mệt mỏi. Hệ miễn dịch suy yếu (có thể do tuổi cao, bệnh tật, hiv). Tổn thương vùng da bị nổi ban. Người mắc bệnh ung thư hoặc các biện pháp điều trị bằng tia xạ.

Bệnh zona thần kinh có lây không

Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm. Bệnh này có thể lây lan cho những người trong gia đình khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sinh hoạt chung với người mắc bệnh.

Những người đã tiêm phòng zona hay thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh khi hệ miễn dịch bị suy giảm. Đối với những người trước đây đã từng mắc bệnh thủy đâu thì sẽ không bị nhiễm zona từ người khác.

Cơ chế lây nhiêm là: khi người bệnh tiếp xúc với mụn nước của người mắc bệnh thì có khả năng nhiễm virus varicella-zoster. Khi bị nhiễm virus mà trước đây chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vác sin phòng bệnh thì có khẳ năng phát bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi thủy đậu thì có thể bị zona.

Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không

Bệnh zona có nguy hiểm không còn thụ phuộc vào thể trạng sức khỏe của người mắc bệnh. Đối với những người có miễn dịch bình thường thì các triệu chứng của bệnh sẽ hết trong vòng 1 – 2 tuần.

*

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh gây ra các biến chứng nặng. Các biến chứng của zona tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, những có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như sau:

Biến chứng ở mắt: những bệnh nhân bị zona thần kinh ở mặt hoặc mắt có thể gây ra những tổn thương ở mắt và giác mạc. Tình trạng này rất nghiêm trọng, nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến người bệnh bị suy giảm thị giác. Đau thần kinh sau zona: là hiện tượng đau dai dẳng nhiều tháng, thậm chí hàng năm với biểu hiện đau nhạy cảm, rát bỏng, đau âm ỉ hay đau nhói ở vùng da tổn thương zona đã lành sẹo. Hội chứng Ramsay Hunt: Biến chứng này xảy ra khi virus gây zona thần kinh hoạt động tại một trong những dây thần kinh mặt chịu trách nhiệm về thính giác. Hậu quả của chứng Ramsay Hunt có thể dẫn đến mất thính giác, đau và tê liệt mặt. Các biến chứng zona thần kinh khác hiếm gặp hơi như: viêm phổi, viêm gan, viêm màng não…

Bệnh zona có phải kiêng nước không

Nếu da không được vệ sinh thường xuyên và sách sẽ thì vùng tồn thương dễ bị nhiễm trùng và gây ra các biến chứng. Do vậy, người bị zona không cần kiêng nước.

Xem thêm: Misthy Tên Thật Là Gì – Thông Tin Chiều Cao, Cân Nặng, Sở Thích

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

Người bệnh nên dùng riêng khăn tắm, khăn mặt để hạn chế lây nhiễm cho người khác. Không thoa sữa tắm, xà phòng nên vùng da bị tổn thương. Nên tắm bằng nước ấm ở nơi kín gió. Thoa kem calamine lên vùng tổn thương sau khi tắm.

Bệnh zona có tự khỏi không

Bệnh zona bao lâu thì khỏi: Điều này tùy thuộc vào sức đề kháng và khả năng chăm sóc của từng người. Thông thường zona thần kinh có thể tự khỏi trong vòng từ 3-4 tuần. Tuy nhiên ở những người sức đề kháng kém bệnh có thể kéo dài đến 3 tháng.

Dấu hiệu bệnh zona sắp khỏi: Dấu hiệu khỏi zona là khi các mụn nước này hợp lại thành bọng nước chứa dịch trong, sau đó hóa đục và vỡ ra, khô lại đóng thành vảy. Bình thường từ 1-3 tuần, tổn thương do zona sẽ lành và để lại sẹo.

Bệnh zona bôi thuốc gì

Mục tiêu điều trị bệnh zona là: làm liền tổn thương; giảm đau; ngăn ngừa biến chứng. Phác đồ điều trị cụ thể như sau:

Dung dịch màu Millan, Castellani, mỡ Acyclovir, mỡ kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Nếu đau dai dẳng: kem EMLA, kem capsaicin, lidocain gel.

*

Bệnh zona thần kinh uống thuốc gì

Uống acyclovir: là thuốc kháng virus có tác dụng nhanh lành vết thương, giảm số tổn thương mới và giảm đau sau zona. Thuốc nên được dùng sớm, tốt nhất trong vòng 72 giờ đầu. Liều 800mg x 5 lần/ngày trong 7 -10 ngày. Hoặc, famciclovir 500mg mỗi 8 giờ (3 lần mỗi ngày) x 7 ngày. Hoặc, valacyclovir 1000mg mỗi 8 giờ (3 lần mỗi ngày) x 7 ngày. Nếu đau dai dẳng: uống thuốc chống trầm cảm ba vòng, phóng bế thần kinh và vật lý trị liệu kết hợp.

Ngoài ra: Kháng sinh chống bội nhiễm; giảm đau, kháng viêm, an thần, vitamin nhóm B liều cao.

*

Người bệnh dùng thuốc kết hợp nghỉ ngơi tại nhà, không cần thiết phải nằm viện.

Phác đồ điều trị bệnh zona thần kinh này phụ hợp những người có hệ miễn dịch bình thường hoặc suy giảm miễn dịch những không có biến chứng.

Trường hợp người bệnh suy giảm miễn dịch hay tổn thương lan rộng thì: Tiêm tĩnh mạch Acyclovir 30mg/kg/ngày, chia 3 lần x 7 ngày hoặc cho đến khi thương tổn đóng vảy tiết.

Trường hợp có biến chứng người bệnh cần nhanh chóng nhập viện và tham vấn ý kiến bác sĩ về hướng điều trị zona thần kinh.

Trị bệnh zona bằng thuốc nam

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tân dược, các bạn có thể tham khảo 2 cách dân gian chữa bệnh zona tại nhà ngay sau đây.

*

Dùng mật ong chữa zona:

Nguyên liệu: 1 thìa mật ong, 1 thìa dầu dừa. Cách làm: Sau khi đã vệ sinh sạch vùng tổn thương thì trộn đều mật ong với dầu dừa và dùng hổn hợp này bôi lên da. Để như vậy khoảng 1h thì vệ sinh lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục 2 lần mỗi ngày cho đến khi thương tổn khô bong vảy.

Chữa zona bằng nha đam:

Nguyên liệu: Nha đam, đường phèn. Cách làm: Phần lõi của cây nha đam đem xay nhuyễn rồi cho vào nồi đun cũng 150ml nước. Khi nước sôi thì thêm 1 lương đường phèn vừa uống. Khuấy đều cho đường tan sau đó bắc nồi ra để nguội thì cho vào cốc uống. Thực hiện 1 lần/ ngày sẽ có tác dụng trị bệnh zona thần kinh hiệu quả.

Bệnh zona cần kiêng gì

*

Khi bị bệnh zona thần kinh kiêng ăn những gì, câu trả lời đó là:

Kiêng thực phẩm nhiều chất béo Đồ uống có cồn, chất kích thích Thức ăn nhiều đường Tránh thực phẩm có acid amin arginine Hạn chế sử dụng ngũ cốc tinh chế Kiêng đồ ăn chế biến sẵn

Bên cạnh đó người bệnh không nên dùng các sản phẩm từ đậu nành.

Bệnh zona thần kinh nên ăn gì

Một thực đơn khoa học không những giúp giảm các triệu chứng khó chịu của zona thần kinh mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Sau đây là các thực phẩm mà người bên nên ăn.

Xem thêm: Google Suggest Là Gì – Tại Sao Cần Biết Google Suggestion

*

Thực phẩm có chứa nhiều Lysine: phô mai, thịt bò, thịt gà, tôm, trứng… Thực phẩm giàu vitamin B6, B12: các loại hạt, súp lơ, nấm, bắp… Nên ăn trái cây có nhiều vitamin C: ổi, dâu tây, đu đủ, cam…

Trên đây là những chia sẻ của incontinet.com về bệnh zona thần kinh. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích giúp phòng tránh và điều trị zona hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Đừng quyên chia sẻ những kiến thức này đến với mọi người.

Chuyên mục: Hỏi Đáp