Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh và Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế thienmaonline.vn Hải Phòng.
Bạn đang xem: Yeast infection là gì
Candida Albicans là tên một loại nấm gây nên bệnh nấm âm đạo thường gặp ở phụ nữ. Đây là loại nấm gây bệnh trên người phổ biến. Liệu nấm candida âm đạo có dễ chữa không? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về nấm candida âm đạo cũng như cách chữa trị căn bệnh này.
Nhiễm nấm Candida hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm tên là Candida gây ra. Nấm này có thể gây tổn thương cho da, miệng, máu và bộ phận sinh dục.
Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường vùng kín cân bằng thì nấm Candida không gây hại. Tuy nhiên, khi môi trường axit mất cân bằng độ pH ở vùng kín sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo đối với phụ nữ.
Những vùng cơ thể ẩm ướt là nơi mà bệnh thường xuất hiện. Nguy cơ nhiễm nấm sẽ tăng lên bởi một số loại thuốc và một số bệnh.
2. Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm nấm Candida âm đạo
Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng bị nhiễm và mức độ nhiễm. Bệnh nhân bị nhiễm nấm âm đạo thường xuất hiện các triệu chứng sau đây:
Dịch âm đạo có màu trắng vón cục, thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không hôiKhi quan hệ có cảm giác bị đau đớn, khó khănNiêm mạc âm hộ bị viêm đỏ
Lưu ý khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị nấm Candida âm đạo, nam giới có thể cũng sẽ bị viêm quy đầu với các dấu hiệu như đỏ, ngứa, và xuất hiện chất nhầy trắng. Sau vài phút hoặc vài giờ sau khi giao hợp, bệnh sẽ xảy ra. Sau khi được vệ sinh, rửa sạch bệnh thường sẽ tự khỏi.
Đi tiểu khó, tiểu nhiều
3. Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo?
Bệnh viêm âm đạo do nấm rất thường gặp ở phụ nữ, nó chỉ đứng sau viêm âm đạo do vi khuẩn.
Trên 50% phụ nữ mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. Do việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh nên bệnh càng ngày càng có xu hướng tăng lên bởi đây là điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập vào cơ thể.
Sau đây là một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị nhiễm nấm Candida âm đạo:
Vệ sinh cơ thể kémMặc quần áo chật, không thoát mồ hôiĐồ lót ẩm ướt, không thoáng khíTăng nguy cơ bị nhiễm nấm khi quan hệ tình dụcHệ miễn dịch cơ thể kémDùng kháng sinh trong thời gian dàiPhụ nữ trong thời gian mang thaiPhụ nữ mắc bệnh tiểu đườngBệnh nhân đang điều trị ung thư (hóa trị hoặc xạ trị)
4. Nấm Candida âm đạo có tự khỏi không?
Thường để điều trị nấm Candida âm đạo, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng nấm, gồm các loại thuốc sau đây:
Clotriamazole 100mg: đặt 1 viên thuốc đặt âm đạo mỗi đêm trong 7 ngày hoặc đặt âm đạo 1 viên duy nhất ClotriamazoleEconazole 150mg: đặt âm đạo 1 viên/đêm trong 3 ngàyFluconazol 150mg: uống 1 liều duy nhất hoặc uống 2 viên/ngày trong 3-5 ngày khi sử dụng Itraconazol 100mg.Có thể dùng Gentian 0,5% để bôi tại chỗ, rửa bằng dung dịch betadin.
Xem thêm: Organizational Unit Là Gì – Nghĩa Của Từ Organizational Unit
Chú ý những loại thuốc này tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
Bên cạnh đó, để hạn chế diễn tiến của bệnh nấm Candida âm đạo, bạn nên có các biện pháp chăm sóc vùng kín như sau:
Tránh các chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, thụt rửa âm đạo bởi đây có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọngTránh mặc quần bó sát, đồ lót quá chật để vùng âm đạo luôn được khô thoángĐảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức cho phép nếu bạn bị tiểu đườngBộ phận sinh dục phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, quần áo phải phơi nơi có ánh sáng mặt trờiNếu bệnh tái đi tái lại, bạn nên đi kiểm tra bởi rất có thể bạn đang bị đái tháo đường hoặc do việc dùng kháng sinh kéo dài, dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen… khiến cho cơ thể bạn bị suy giảm sức đề kháng.
Muốn điều trị khỏi bệnh nấm Candida âm đạo ở phụ nữ, cần điều trị cho cả vợ và chồng vì trong quá trình giao hợp, vi khuẩn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu và đây chính là nguyên nhân khiến cho người vợ dễ bị tái phát nhiều lần.
Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo, bệnh nhân không thể tự khỏi hoàn toàn được nếu không được dùng thuốc đặc trị bởi bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để dùng vì như vậy sẽ bị nhờn thuốc và bệnh sẽ càng khó chữa trị dứt điểm hơn.
Khám bác sĩ để điều trị kịp thời
Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo, bệnh nhân không thể tự khỏi hoàn toàn được nếu không được dùng thuốc đặc trị bởi bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để dùng vì như vậy sẽ bị nhờn thuốc và bệnh sẽ càng khó chữa trị dứt điểm hơn.
Để chữa khỏi bệnh nấm Candida âm đạo, chị em cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Để tự bảo vệ bản thân khỏi các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo, chị em phụ nữ nên chủ động khám, sàng lọc bệnh khi thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường. Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế thienmaonline.vn sẽ giúp giải quyết những nỗi lo này của phụ nữ. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các bệnh lý viêm nhiễm, từ đó đưa ra các biện pháp điều trị hiệu quả, ít tốn kém.
Xem thêm: Tất Tay Là Gì – Tất Tay Viết Tắt, Định Nghĩa, Ý Nghĩa
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Chuyên mục: Hỏi Đáp