Xuất siêu là gì? Tác động của xuất siêu đến nền kinh tế ra sao? Xuất siêu có giúp tăng trưởng nền kinh tế nước nhà hay không? Ở bài trước mình đã giúp các bạn hiểu rõ về nhập siêu là gì? Các bạn có thể tham khảo lại bài viết tại đây. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ cho các bạn rõ và chi tiết hơn về xuất siêu. Mời bạn đọc theo dõi nhé!

I. Xuất siêu là gì?

Trái với nhập siêu thì xuất siêu là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0 (zero). Nói cách khác, khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một thời gian nhất định, đó là xuất siêu. 

*

II. Tác động của xuất siêu đến nền kinh tế, xã hội như thế nào?

Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2018, cho thấy hoạt động thương mại quốc tế sụt giảm so với tháng trước, nhưng cải thiện được cán cân thương mại, từ nhập siêu của tháng 5 sang xuất siêu trong tháng 6.

Bạn đang xem: Xuất siêu là gì

Cụ thể, trong tháng 6/2918, Việt Nam xuất khẩu đạt trên 19,8 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5% so với tháng trước. Như vậy, lũy kế đến hết tháng 6, tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt xấp xỉ 114,2 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng qua đạt trên 19 tỷ USD, giảm tới 8,3% so với tháng trước. Lũy kế đến hết tháng 6, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 110,8 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ.

Như vậy, tháng 6 vừa qua, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam thặng dư khoảng 800 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất siêu 6 tháng đầu năm lên mức 3,36 tỷ USD.

*

“Xuất nhập khẩu đều tăng, nhưng xuất khẩu tăng nhanh hơn nên đóng góp vào tăng trưởng là dương”, ông Hùng nói.

Bên cạnh tác động tích cực đến tăng trưởng, xuất siêu duy trì trong 5/6 tháng của nửa đầu năm nay, với 6 tháng xuất siêu tổng cộng 3,36 tỷ USD, cũng góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam, được dự báo có khả năng thặng dư khoảng 9 tỷ USD trong năm nay.

Với kết quả đó, thanh khoản ngoại tệ nền kinh tế được hỗ trợ, dự trữ quốc gia có điều kiện để cải thiện, khả năng can thiệp của cơ quan điều hành cũng tốt hơn.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng tuyên bố sẵn sàng can thiệp thị trường, bán ngoại tệ với giá thấp hơn giá thị trường để bình ổn tỷ giá khi cần thiết.

Xem thêm: Hot Trend Là Gì – Tổng Hợp Những Xu Hướng Mới Nhất!

Xuất siêu: Vừa mừng vừa lo!

Xuất siêu bên cạnh sự vượt trội về xuất khẩu, còn có nguyên nhân do tổng cầu ở trong nước bị co lại trong thời gian khá dài chưa được phục hồi, làm cho tăng trưởng nhập khẩu bị chậm lại (bình quân thời kỳ 2010-2013 tăng 17,2%/năm, 8 tháng 2014 tăng 10,7%), thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu (tương ứng tăng 23,3%/năm và tăng 14,4%). Tổng cầu yếu thể hiện ở sử dụng GDP (bao gồm cả về tích luỹ/đầu tư, cả về tiêu dùng cuối cùng).

*

Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam (những tháng đầu năm 2018 và 2019). Biểu đồ: Tổng cục Hải quan.

Tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2012-2013 về sử dụng GDP thấp xa so với về sản xuất GDP (4,82% so với 5,33%). Tỷ lệ sử dụng GDP/GDP năm đã thấp hơn 100%- tức là sử dụng GDP thấp hơn sản xuất GDP (2012 là 97,7%, năm 2013 là 97,8%). Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP giảm, từ 43,2% năm 2010 xuống còn 30,4% năm 2013; năm 2014 có khả năng cũng không cao hơn).

Mặc dù tổng cầu co lại là phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu, nhưng có thể với liều lượng hơi cao, chuyển đổi khá đột ngột, trong khi sự yếu kém ở trong nước đang cộng hưởng với bất ổn ở bên ngoài.

Chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu, nhập siêu tăng chậm lại, cộng hưởng với tăng trưởng dư nợ tín dụng chậm lại kéo dài (bình quân năm thời kỳ 2011-2013 thấp chỉ bằng 1/3 thời kỳ 2006-2010), đã làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất kinh doanh kéo dài, tăng trưởng kinh tế chậm phục hồi.

Về khu vực, xuất siêu do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (8,5 tháng xuất siêu gần 12 tỷ USD); còn khu vực kinh tế trong nước nhập siêu lớn (8,5 tháng nhập siêu trên 9,9 tỷ USD).

Xem thêm: Disguise Là Gì – Nghĩa Của Từ : Disguise

*

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2019

Nhập siêu lớn từ một số thị trường (Trung Quốc 17,33 tỷ USD, Hàn Quốc 9,39 tỷ USD, Đài Loan 5,62 tỷ USD, Singapore 2,91 tỷ USD, Thái Lan 2,11 tỷ USD). Chỉ riêng 5 thị trường này, Việt Nam đã nhập siêu tới gần 37,3 tỷ USD.

Xuất siêu là gì? Chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời đúng không ạ? Như vậy nhập siêu, xuất siêu có tác động vô cùng to lớn đối với nền kinh tế. Nếu nền kinh tế biết kiểm soát chặt chẽ hiện trạng xuất – nhập siêu thì mới ổn định và bền vững, còn nếu quá phụ thuộc hay lạm dụng xuất – nhập siêu sẽ làm nền kinh tế trở nên thụ động và chững lại khó phát triển theo kịp các nước. Hi vọng với một vài chia sẻ tổng hợp trên đây của chúng tôi về xuất siêu sẽ giúp các bạn nắm rõ được phần nào. Đừng quên đồng hành cùng Xứ Nghệ 360 các bạn nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp