Theo

L. Brent Mitchell

, MD, Libin Cardiovascular Institute of Alberta, University of Calgary

Xem lại/Duyệt lại toàn bộ lần cuối Thg9 2017| Sửa đổi nội dung lần cuối cùng Thg9 2017

Theo

L. Brent Mitchell

, MD, Libin Cardiovascular Institute of Alberta, University of Calgary

Âm thanh (0) Bảng (0) Công cụ tính toán lâm sàng (0) Hình ảnh (1) Mô hình 3D (0) Video (0)
Xoắn đỉnh
Xoắn đỉnh (Torsades de pointes) là một dạng đặc biệt của nhịp nhanh thất đa hình thái ở bệnh nhân có khoảng QT dài. Xoắn đỉnh được đặc trưng bởi các phức bộ QRS với tần số nhanh, không đều, và có dạng như xoay xung quanh 1 trục cố định. Cơn xoắn đỉnh có thể tự cắt cơn một cách tự nhiên hoặc tiến triển thành cơn rung thất. Gây ảnh hưởng nặng nề lên huyết động và thường dẫn tới tử vong. Chẩn đoán bằng ECG. Điều trị bằng truyền magiê tĩnh mạch, các biện pháp rút ngắn khoảng QT, và shock điện chuyển nhịp nếu có xuất hiện rung thất.

Bạn đang xem: Xoắn đỉnh là gì

(Xem thêm Tổng quan về loạn nhịp tim.)

Khoảng QT dài gây xoắn đỉnh có thể là do bẩm sinh hoặc do thuốc gây ra. Khoảng QT kéo dài sinh loạn nhịp do kéo dài thời gian tái cực, dẫn tới hậu khử cực sớm, và dẫn tới thời kì trơ phân tán, không đồng đều giữa các vùng cơ tim.

Hội chứng QT dài bẩm sinh

Ít nhất 10 dạng khác nhau của hội chứng QT dài bẩm sinh đã được mô tả. Hầu hết các trường hợp rơi vào 3 nhóm đầu tiên:

Hội chứng QT dài type 1 (LQT1), do đột biến gen KCNQ1, là gen mã hóa kênh Kali IKs nhạy cảm adrenergic.

Hội chứng QT dài type 2 (LQT2), do đột biến gen HERG, mã hóa kênh kali IKr)

Hội chứng QT dài type 3 (LQT3), do đột biến gen SCN5A, làm bất hoạt kênh Natri nhanh (INa)

Những dạng này di truyền theo nhiễm sắc thể thường, trong quá khứ, được gọi là hội chứng Romano-Ward. Một số trường hợp hiếm gặp mang 2 gen bất thường (đặc biệt là LQT1), thường liên quan đến tình trạng điếc bẩm sinh, trước đây được gọi là hội chứng Jervell và Lange-Nielsen.

Bệnh nhân có hội chứng QT dài có thể bị ngất tái phát liên tiếp do xoắn đỉnh và có thể đột tử do cơn xoắn đỉnh tiến triển thành rung thất.

Hội chứng QT kéo dài do thuốc

Thường gặp hơn, các thuốc thường là thuốc chống loạn nhịp loại Ia, Ic, hoặc III có thể gây cơn xoắn đỉnh. Các thuốc có thể gây xoắn đỉnh bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, phenothiazines, một số loại thuốc chống virus và thuốc chống nấm (xem CredibleMeds cập nhật danh sách các thuốc).

Triệu chứng và Dấu hiệu thực thể

Bệnh nhân thường bị ngất do tần số tim nhanh (200-250 lần / phút) không có hiệu quả tưới máu. Hồi hộp đánh trống ngực thường gặp ở những bệnh nhân rối loạn nhịp nhưng chưa có biểu hiện ngất. Đôi khi QT dài được phát hiện sau khi cấp cứu hồi sinh tim phổi.

Chẩn đoán

ECG

Điện tâm đồ cho thấy trục phức bộ QRS có dạng quay xung quanh một trục cố định(xem Hình: Xoắn đỉnh). ECG ngoài cơn xoắn đỉnh có thể thấy khoảng QT hiệu chỉnh kéo dài (QTc). Giá trị bình thường trung bình khoảng 0,44 giây, mặc dù có thể khác nhau giữa các cá nhân và theo giới tính. Tiền sử gia đình có thể gợi ý hội chứng QT dài bẩm sinh.

Xoắn đỉnh

Điều trị

Thường phải shock điện không đồng bộ chuyển nhịp.

Xem thêm: Trạng Ngữ Là Gì

Trong một số trường hợp có thể cần phải truyền tĩnh mạch magie sulfat (MgSO4).

Cơn kéo dài đủ để gây ra rối loạn huyết động cần được điều trị bằng shock điện không đồng bộ, có thể khởi đầu với mức năng lượng 100 joules. Tuy nhiên, cơn thường hay tái phát sớm. Bệnh nhân thường đáp ứng với magiê, thường là MgSO4 2 g truyền tĩnh mạch trong 1 đến 2 phút. Nếu không thành công, tiêm liều bolus thứ 2 trong 5 đến 10 phút, và truyền duy trì magiê từ 3 đến 20 mg / phút ở bệnh nhân không suy thận. Lidocaine (thuốc chống loạn nhịp nhóm Ib) giúp rút ngắn khoảng QT có thể có hiệu quả, đặc biệt là đối với các cơn xoắn đỉnh do thuốc gây ra. Tránh các loại thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia, Ic, III.

Nếu xoắn đỉnh do thuốc, cần phải ngừng thuốc, bệnh nhân cần được tiếp tục điều trị bằng các phương pháp rút ngắn khoảng QT cho đến khi thuốc gây xoắn đỉnh thanh thải hết. Tăng nhịp tim giúp rút ngắn khoảng QT, do đó có thể cân nhắc tạo nhịp tạm thời, hoặc truyền tĩnh mạch isoproterenol , hoặc cả hai.

Bệnh nhân hội chứng QT dài bẩm sinh cần có kế hoạch điều trị kéo dài. Các lựa chọn điều trị bao gồm thuốc chẹn beta, stent, cấy máy phá rung tự động (ICD), hoặc kết hợp cả 2. Các thành viên trong gia đình nên được sàng lọc bằng ECG.

Bệnh nhân có hội chứng QT dài bẩm sinh nên tránh dùng các thuốc kéo dài khoảng QT và bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến gắng sức (thường là LQT1 hoặc LQT2) nên tránh tập thể dục nặng. Các lựa chọn điều trị bao gồm thuốc chẹn beta, tạo nhịp để duy trì nhịp tim nhanh hơn (giúp rút ngắn khoảng QT), cấy ICD, có thể cần phối hợp giữa các phương pháp. Các hướng dẫn điều trị hiện tại khuyến cáo cấy ICD cho những bệnh nhân sau cấp cứu vì ngừng tim và những bệnh nhân có triệu chứng ngất mặc dù đã điều trị bằng thuốc chẹn beta.

Những điểm chính

Khoảng QT dài gây xoắn đỉnh có thể là do bẩm sinh hoặc do thuốc gây ra.

Điều trị cơn xoắn đỉnh ngay lập tức bằng shock điện không đồng bộ bắt đầu với 100 joules, mặc dù một số bệnh nhân đáp ứng với magnesium sulfate 2 g truyền tĩnh mạch trong 1 đến 2 phút.

Bệnh nhân hội chứng QT dài bẩm sinh cần điều trị lâu dài bằng thuốc chẹn beta, tạo nhịp vĩnh viễn, ICD, hoặc kết hợp.

Xem thêm: ước Chung Là Gì – Toán 6 Bài 16: ước Chung Và Bội Chung

Các thành viên trong gia đình nên được sàng lọc bằng ECG.

© 2020 Merck Sharp & Dohme Corp., công ty con của Merck & Co., Inc., Kenilworth, NJ., Hoa Kỳ)

Chuyên mục: Hỏi Đáp