Hành vi xâm hại trẻ em

1. Thế nào gọi là xâm hại trẻ em?2. Các hành vi xâm hại trẻ em?3. Nguyên nhân xâm hại trẻ em?4. Xử phạt hành vi xâm hại trẻ em?5. Người chưa thành niên xâm hại người khác thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào?6. Luật phòng, chống xâm hại trẻ em?
Xâm hại trẻ em là một vấn đề đáng để nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Bởi trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, đáng được trân trọng, bảo vệ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vụ việc xâm hại trẻ em đáng thương xảy ra. Vậy xâm hại trẻ em là gì?

1. Thế nào gọi là xâm hại trẻ em?

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật trẻ em 2016 thì xâm hại trẻ em được hiểu là:
5. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

Bạn đang xem: Xâm hại trẻ em là gì


Như vậy, xâm hại trẻ em là hành vi gây ra những tổn thương cả về vật chất và tinh thần cho trẻ em.

2. Các hành vi xâm hại trẻ em?

Tước đoạt quyền sống của trẻ emBỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ emXâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ emTổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hônSử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em….

3. Nguyên nhân xâm hại trẻ em?

Do các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm, chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dẫn tới việc các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh việc bị xâm hại.Do nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớt; công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, có cả thái độ bất hợp tác từ phía nạn nhân và gia đình nạn nhân; một số hình thức xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe tội phạm gây nên tình trạng này.Do sự phân hóa giàu nghèo cùng những chênh lệch về điều kiện sống, những rạn vỡ trong gia đình và sự sói mòn những giá trị truyền thống đã dẫn tới con số trẻ em bị bỏ rơi, bị lạm dụng và bóc lột ngày càng tăng.Do công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa sát sao với các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn còn hạn chế dẫn đến nhận thức, trách nhiệm, năng lực bảo vệ chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền, đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thực hành quyền trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thiếu hụt.Do tác động của phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, những thông tin độc hại không được kiểm soát lan tràn trên mạng internet… cũng dẫn đến các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn.

Xem thêm: Kinesiology Là Gì – Băng Dán Cơ Kinesio Là Gì

4. Xử phạt hành vi xâm hại trẻ em?

Hành vi xâm hại trẻ em sẽ bị xử phạt vi phạt hành chính, tùy theo mức độ vi phạm để xử phạt phù hợp.Bên cạnh đó còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội như tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi… với mức xử phạt có thể lên đến tù chung thân hoặc tử hình…

5. Người chưa thành niên xâm hại người khác thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào?

Theo quy định pháp luật thì việc xử lý đối với những người chưa thành niên dựa trên những nguyên tắc sau:Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.Người chưa thành niên, dưới 18 tuổi phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017Không áp dụng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Xem thêm: Từ Là Gì – Từ Và Chữ

6. Luật phòng, chống xâm hại trẻ em?

Hiện nay chưa có Luật phòng chống xâm hại trẻ em. Bạn muốn tra cứu những quy định của pháp luật liên quan đến phòng chống xâm hại trẻ em thì có thể nghiên cứu Luật trẻ em năm 2016 để nắm rõ quy định pháp luật. Bên cạnh đó nếu còn vướng mắc, có thể để lại bình luật cuối bài thienmaonline.vn sẽ hỗ trợ bạn.Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Tăng cường biện pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em, Một số quyền cơ bản của trẻ em từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang thienmaonline.vn.

*

Tổng hợp quy định của pháp luật về xâm hại trẻ em Trẻ em có những quyền gì? Tăng cường biện pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em Giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em Giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Chuyên mục: Hỏi Đáp