Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiện đại, được sự dụng phổ biến để kìm hãm sự phát triển của các khối u ác tính. Đây là một phương pháp điều trị khá tốn kém và phức tạp, đồng thời nó cũng mang đến một số tác dụng phụ khiến người bệnh khó chịu.

Bạn đang xem: Xạ trị là gì

1. Xạ trị ung thư là gì?

Xạ trị ung thư là gì? Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư dưới sự tác độngcủa bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao vào vị trí của các tế bào K (tế bào ung thư). Nó phá vỡ tế bào ung thư, làm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mới và tiêu diệt các tế bào ung thư cũ.

*

Xạ trị ung thư – tập hợp tất cả kiến thức bạn nên biết.

Trong nhiều trường hợp, phương pháp xạ trị ung thưcó thể chữa khỏi bệnh ung thưnếu phát hiện sớm và tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

2. Bệnh ung thư nào được chỉ định điều trị bằng phương pháp xạ trị?

Mục tiêu của phương pháp xạ trị là điều trị khỏi, kiểm soát hoặc giảm nhẹ bệnh ung thư.

Với các trường hợp có khối u to, bệnh nhân cần được xạ trị trước để làm nhỏ khối u. Hoặc xạ trị sau phẩu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Bên cạnh đó, phương pháp xạ trị ung thưcòn áp dụng cho mục đích để loại bỏ các triệu chứng chảy máu hay tắc các cơ quan nội tạng.

Thông thường, xạ trị ung thư ở giai đoạn đầu, giai đoạn 1, 2, đầu giai đoạn 3 có thể có mục tiêu là chữa khỏi ung thư. Ở ung thư giai đoạn sau giai đoạn 3, giai đoạn 4 (giai đoạn cuối) mục tiêu của xạ trị thường là kiểm soát và giảm nhẹ bệnh.

Xạ trị thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho một số bệnh ung thư sau:

Ung thư vòm họng Ung thư gan Ung thư phổi Ung thư máu Ung thư tiền liệt tuyến Ung thư xương Ung thư cổ tử cung Ung thư trực tràng Ung thư tuyến giáp Ung thư đại tràng Ung thư thực quản Ung thư trực tràng

Bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung… có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị ung thư giai đoạn sớm. Hoặc các u bướu được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể xạ trị mà không cần phẫu thuật.

Bênh cạnh đó, với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, áp dụng phương pháp này cho việc giảm các cơn đau, ngăn chặn sự hình thành các tế bào mới. Và trong điều kiện bệnh nhân hồi phục tốt thì cơ hội khỏi bệnh vẫn rất cao. Ví dụ như ung thư vú điều trị bằng xạ trị thì cơ hội sống rất lớn cho người bệnh.

*

Xạ trị là một trong những biện pháp điều trị ung thư.

3. Các phương pháp xạ trị đang được sử dụng hiện nay

Các loại phóng xạ mà bệnh nhâncó thể chỉ địnhtùy thuộc vào loại ung thư bạn mắc phải và vị trí của khối u. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể kết hợp nhiềuloại xạ trị với nhau. Hiện nay có 3 phương pháp xạ trị đang được sử dụng trong điều trị ung thư

3.1. Xạ trị ngoài – xạ trị chùm tia ngoài

Phương pháp này gần giống với chụp X – quangchỉ khác là thời gian xạ trị sẽ lâu hơn. Bệnh nhân sẽ được chiếu các tia Xtừ bên ngoài vào cơ thể thông qua máygia tốc tuyến tính. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay.

Xạ trị từ bên ngoài có thể tác dụng lên một vùng lớn trên cơ thể và có thể điều trị cùng lúc nhiều vùng như các khối u và hạch bạch huyết gần nó. Bệnh nhân sẽ thường được xạ trị hàng ngày trong vòng vài tuần vàđược thực hiện trong các lần khám ngoại trú đến bệnh viện hoặc trung tâm điều trị.

Xạ trị proton hay liệu pháp proton là 1 trong những phương pháp xạ trị ngoài hiện đại nhất hiện nay. để điểu trị ung thư. Xạ trị proton sử dụng chùm tia proton năng lượng cao bắn phá tế bào ung thư. Biện pháp này làm giảm tác dụng phụ gây tổn thương tế bào lành hơn những biện pháp xạ trị ngoài khác.

*

Xạ trị ngoài.

3.2. Xạ trị trong

Phương pháp này được sử dụng để cho một khối u nhỏ cần liều xạ trị cao hơn mức bình thường. Bệnh nhân sẽ được đưa một vật chứa phóng xạ vào khu vực có khối u hoặc khoảng chứa bên trong gần khối u.

Để đặt nguồn phóng xạ vào đúng vị trí, các bác sĩ có thể dùng siêu âm, Xquang hoặc CT. Trong thời gian điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân thường được cách ly với người khác và điều trị dài ngày trong bệnh viện để tránh việc lây nhiễm phóng xạ sang người khác.

3.3. Xạ trị toàn thân

Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc phóng xạ thông qua việc tiêm tĩnh mạch, uống hoặc đưa vào các khoang của cơ thể, thuốc chứa chât phóng xạ sẽ được đưa vào cơ thể để điều trị ung thư.

Phương pháp này thường được sử dụng cho các bệnh nhân ung thư xương, ung thư tuyến giáp. Nếu sử dụng với liều thấp, bệnh nhân có thể không cần nằm viện, nhưng nếu sử dụng liều cao, bệnh nhân sẽ cần điều trị tại bệnh viện và cách ly với ngoài nhà để giảm thiểu khả năng lây nhiễm phóng xạ.

4. Tác dụng của xạ trị ung thư

Hầu hết các loại xạ trị không thểtiếp cận tất cả các bộ phận của cơ thể, điều đó có nghĩa là chúng không có hiệu quả nhiềutrong việc điều trị ung thư đã lan rộngtrong cơ thể. Tuy nhiên, xạ trị có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Dưới đây là một số tác dụng củaxạ trị có thể được sử dụng:

* Để chữa lànhhoặc thu nhỏ khốiutrong giai đoạn đầu

Một số bệnh ung thư rất nhạy cảm với tiaxạ, do vậy xạ trị có thể được sử dụng trong những trường hợp này để làm cho ung thư co lại hoặc biến mất hoàn toàn. Đối với một sốbệnh ung thư, xạ trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u (đây được gọi là liệu pháp trước phẫu thuật) hoặc sau phẫu thuật để giúp ung thư không quay trở lại (gọi là liệu pháp bổ trợ).

Đối với một số bệnh ung thư có thể được chữa khỏi bằng xạ trị hoặc phẫu thuật, xạ trị có thể là phương pháp điều trị ưu tiên. Điều này là do bức xạ có thể gây ra ít tổnhại hơn và các cơ quan trong cơ thể có thể có nhiều khả năng hoạt động trở lạisau khi điều trị.

Đối với một số loại ung thư, xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng cùng nhau. Một số loại thuốc hóa học (được gọi là chất phóng xạ) giúp bức xạ hoạt động tốt hơn bằng cách làm cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với bức xạ. Hạn chế của việc hóa trị và xạ trị kết hoepjvới nhau là tác dụng phụ thường trầm trọnghơn.

* Để ngăn chặn ung thư quay trở lại (tái phát)

Ung thư có thể lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Các bác sĩ thường cho rằng một vài tế bào ung thư có thể đã lan rộng ngay cả khi chúng khôngđược nhìn thấy trên các hình ảnh quét nhưCT hoặc MRI. Trong một số trường hợp, khu vực ung thưlan rộngcó thể được điều trị bằngxạ trịđể tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào trước khi chúng phát triển thành khối u.

Ví dụ, những người mắc một số loại ung thư phổi có thể tiến hànhxạ trị đểphòng ngừa (dự phòng)đầu tiên vì loại ung thư phổi của họ thường lan đến não. Đôi khi, xạ trị để ngăn ngừa ung thư di căncó thể được thực hiệncùng lúc xạ trị đểđiều trị để điều trị ung thư hiện có.

* Điều trị các triệu chứng gây ra bởi ung thư tiến triển

Đôi khi ung thư đã lan quá rộng khó chữa khỏi nhưng một số khối u này vẫn có thể được điều trị để thunhỏ kích thướcđể người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn. Xạ trịcó thể giúp giảm các triệu chứng như đau, khó nuốt hoặc thở hoặc tắc ruộtdo ung thư tiến triển (di căn) gây ra.

Xem thêm: Revelation Là Gì – Nghĩa Của Từ Revelation

* Để điều trị ung thư tái phát

Nếu ung thưquay trở lại (tái phát), bức xạ có thể được sử dụng để điều trị ung thư hoặc điều trị các triệu chứng do ung thư tiến triển. Việc xạ trị sẽ được sử dụng sau khi tái phát hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Ví dụ, nếu ung thư đã quay trở lại ở một bộ phận của cơ thể đã được điều trị bằng phóng xạthì có thể khôngtiến hành xạ trị tạinơi đó. Điều nàyphụ thuộc vào lượng bức xạ đã được sử dụng trước đó. Trong các trường hợp khác, một số khối u không đáp ứng tốt với bức xạ và đối với những bệnh ung thư nàybức xạ có thể không được sử dụng để điều trị tái phát.

5. Quy trình xạ trị ung thư

Quá trình thực hiện xạ trị ung thư, bệnh nhân thường trải qua cácbước cơ bản sau:

Thăm khám lần đầu: Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, phân tích các kết quả xét nghiệm, x quang, ct để chẩn đoán về diễn biến, giai đoạn bệnh… để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Chụp CT mô phỏng: Với mục đích để quét khu vực cần được xạ trị Lên kế hoạch xạ trị: Bác sĩ sẽ lên kế hoạch chi tiết về liều lượng, phương pháp, thời gian xạ trị phù hợp cho bệnh nhân Tiến hành xạ trị buổi đầu tiên:Thông qua việc xạ trị buổi đầu tiên, bác sĩ sẽ theo dõi về sự đáp ứng, phản ứng cơ thể của bệnh nhân… để có sự điều chỉnh cần thiết trong lộ trình xạ trị của bệnh nhân Xạ trị theo phác đồ: Thời gian có thể kéo dài vài tuần, trong thời gian này bác sĩ sẽ liên tục theo dõi, để có điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân Kiểm tra, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.

6. Bệnh nhân xạ trị có cần cách ly không?

Để trả lời bệnh nhân xạ trị có cần cách ly không cần xác định bệnh nhân được xạ trị dưới hình thức nào. Tùy hình thức xạ trị khác nhau mà có thể có những ảnh hưởng khác nhau đối với người thân và yêu cầu cách ly khác nhau:

Nếu bệnh nhân được xạ trị bên ngoài, sử dụng năng lượng bức xạ để chiếu vào vùng xạ: những bệnh nhân thuộc nhóm này không phải nguồn bức xạ nên không cần phải cách ly với những người xung quanh. Nếu bệnh nhân được xạ trị áp sát hoặc sử dụng các loại thuốc phóng xạ qua đường tiêm, đường uống thì những bệnh nhân này là nguồn phóng xạ và cần cách ly với những người xung quanh. Những bệnh nhân này thường sẽ cần cách ly tại bệnh viện một thời gian, sau khi được đánh giá là an toàn thì mới cho người khác tiếp xúc. Đặc biệt cần cách ly phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ vớinhững bệnh nhân nhóm này.

7. Xạ trị ung thư có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Nhiều người điều trị ung thư bằng biện pháp xạ trị thắc mắc xạ trị ung thư có ảnh hưởng đến người xung quanh không. Đối với những người xạ trị bên ngoài thì hoàn toàn không ảnh hưởng. Tuy nhiên trong những trường hợp xạ trị sử dụng thuốc phóng xạ như iod, những chất phóng xạ này có thể rời khỏi cơ thể người bệnh qua nước tiểu hay nước bọt và phân, có thể tiếp cận những người khác và gây ảnh hưởng xấu.

Khi đó để hạn chế những ảnh hưởng đến người xung quanh, ngoài việc cách ly người bệnh mang nguồn phóng xạ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh điều trị xạ trị một số điều như sau:

Rửa tay sạch sẽ sau khi dùng toilet Dội rửa toilet nhiều lần sau khi sử dụng Dùng những dụng cụ ăn uống hằng ngày và khăn tắm riêng (quần áo có thể cần phải giặt riêng). Uống nhiều nước để giúp giải phóng iod phóng xạ ra khỏi cơ thể. Tránh hôn hoặc quan hệ tình dục. Giữ khoảng cách bằng chiều dài 1 cánh tay giữa người bệnh và những người khác ở bên cạnh nhiều hơn 2 giờ trong mỗi 24 giờ, đặc biệt tránh tiếp xúc lâu với trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ có thai.

Một số trường hợp xạ trị từ bên trong nhưng chất phóng xạ được niêm phong bên vật đựng kim loại, được cấy tạm thời vào cơ thể người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp an toàn để tránh phóng xạ trực tiếp với người xung quanh.

8.Xạ trị có hết ung thư không?

Việc xạ trị có hết ung thư không phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại của người bệnh, mức độ phát triển di căn của khối u, nếu ở giai đoạn sớm xạ trị vẫn có thể chữa hết ung thư cho người bệnh.

Xạ trị có thể chữa khỏi ung thư bằng cách loại bỏ hoàn toàn khối u và phá hủy nó trước khi nó lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Trường hợp này cũng có thể được phối hợp với các biện pháp khác như phẫu thuật, xạ trị sẽ giúp thu nhỏ khối u sau đó bác sĩ tiến hành phẫu thuật để mổ lấy khối u ra.

Tuy nhiên không phải lúc nào xạ trị cũng có thể chữa khỏi ung thư, có những trường hợp xạ trị sẽ dùng để giảm triệu chứng trong điều trị ung thư, khi khối u đã phát triển và di căn sang các bộ phận khác. Khi này việc chữa khỏi sẽ rất khó khăn, các biện pháp điều trị hầu hết sẽ chỉ giảm sự tàn phá của khối u cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

9.U lành có cần xạ trị không?

U lành tính là kết quả của sự tăng trưởng của các tế bào lành tínhnhưng không phải ung thư ở trong cơ thể và không lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Hầu hết các khối u lành thường không có triệu chứng lâm sàng và không gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Bởi vậy nếu các khối u nhỏ và không gây ra bất cứ triệu chứng nào thì không cần thiết phải điều trị nói chung cũng như xạ trị nói riêng. Tuy nhiên trong trường hợp khối u có gây ảnh hưởng cho cơ thể thì có thể sử dụng các kĩ thuật như nội soi, phẫu thuật và cả xạ trị nếu cần thiết trong trường hợp khối u không thể tiếp cận một cách an toàn bằng phẫu thuật.

Khi này xạ trị sẽ sử dụng để giảm kích thước khối u và ngăn nó không phát triển lớn hơn.

Bởi vậy u lành có cần xạ trị không phụ thuộc vào vị trí khối u lành và những ảnh hưởng do nó gây ra mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể.

10. Xạ trị có đau không? Xạ trị có mệt mỏi không?

Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị hầu như không gây đau đớn cho người bệnh, tuy nhiên, có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu một chút trong khi bác sĩ trị liệu bức xạ. Xạ trị có thể gây nên những đau rát nhẹ vùng da xung quanh vùng xạ.

Kèm theo đó bệnh nhân cũng có thể có cảm giác mệt mỏi, đây là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân tiến hành xạ trị tuy nhiên sẽ biến mất dần sau khi liệu trình xạ trị kết thúc.

Cũng có những người bệnh không có cảm giác đau gì suốt quá trình xạ trị, điều này phụ thuộc vào tiền sử bệnh, cấu tạo gene cũng như thói quen sinh hoạt của bệnh nhân.

11. Sau xạ trị sống được bao lâu?

Việc sau xạ trị sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh và giai đoạn người bệnh tiến hành các biện pháp điều trị bằng xạ trị cũng như các biện pháp khác.

Trong những trường hợp phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn, lên đến 90% ung thư đại trực tràng, 94% ung thư buồng trứng, 93% với bệnh ung thư vú, 93% ung thư cổ tử cung, 97% ung thư da, …

Tuy nhiên càng ở các giai đoạn sau thì thời gian sống của bệnh nhân sẽ ngày càng giảm bớt, ở giai đoạn tiến triển tiên lượng dù thấp hơn nhưng vẫn có khả năng điều trị hoàn toàn thành công.

Ở giai đoạn cuối những biện pháp xạ trị sẽ chỉ có khả năng thu nhỏ khối u, giảm sự phát triển khối u tăng thời gian sống cho bệnh nhân do ở giai đoạn này thì tế bào ung thư đã di căn và gây ra nhiều biến chứng xấu cho người bệnh. Tỷ lệ sống sau 5 năm cho ung thư vú khoảng 20%, ung thư dạ dày là 4%, ung thư phổi là 1-2%, ung thư vòm họng là 38%,…

12. Xạ trị ung thư có được hưởng bảo hiểm không?

Dẫn chiếuđến quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT về mức chi trả bảo hiểm y tế:

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Bởi vậy nếu bệnh nhân thăm khám theo đúng tuyến theo như bảo hiểm y tế hoặc được chuyển tuyến theo đề xuất của cơ sở y tế thì người bệnh sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị ung thư bao gồm chi phí xạ trị theo những mức tương ứng.

Thực tế việc mua bảo hiểm y tế là rất quan trọng đối với mọi người và đặc biệt là những bệnh nhân ung thư do chi phí điều trị quá cao, việc có bảo hiểm y tế sẽ giảm tương đối chi phí gia đình người bệnh cần chi trả trong quá trình điều trị ung thư.

13. Lưu ý trong quá trình điều trịtrị xạthực tế

14. Biện pháp giảm tác dụng phụ xạ trị, nâng cao sức đề kháng hỗ trợ điều trị ung thư

Xạ trị ung thư có thể tiêu diệt nhầm các tế bào khỏe mạnh, gây các tác dụng phụ của xạ trị khiến bệnh nhân mệt mỏi và đau đớn. Để làm giảm các triệu chứng này, ngoài nghỉ ngơi hợp lý và có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh như King Fucoidan.

King Fucoidan & Agaricus là sự kết hợp tuyệt vời của Fucoidan Nhật Bản từ tảo Mozuku và nấm Agaricus là một sản phẩm cho tác dụng như vậy. Hai thành phần này kết hợp tạo nên tác dụng hiệp đồng giúp tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư lên một cách đáng kể.

Viện Nghiên cứu Fucoidan Nhật Bản (NPO) đã khẳng định sự phối hợp giữa Fucoidan và Betaglucan trong nấm Agaricus kết hợp cùng các biện pháp điều trị ung thư hiện đại sẽ cho hiệu quả mạnh mẽ nhất, hạn chế các tác dụng không mong muốn trong quá trình hóa, xạ trị, hạn chế di căn và nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời gian người bệnh chiến đấu với ung thư

*

King Fucoidan & Agaricus là sản phẩm Fucoidan Nhật Bản đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Xem thêm: White Spirit Là Gì – Mua Bán Xăng Trắng White Spirit Mới 100%, Giá: 17

HOTLINE MIỄN CƯỚC 24/718000069(miễn cước), để được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Ds. Hoàng Văn Đông

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh. Đây là sản phẩm được khuyên dùng trong xạ trị bởi các bác sĩ điều trị ung thư các bệnh viện chuyên khoa lớn tại Việt Nam

Chuyên mục: Hỏi Đáp