Kích cỡ font chữ
Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, thực tế trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc mà một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng là nhận thức về xã hội hóa còn chưa thống nhất, thông suốt ở các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội.
Bạn đang xem: Xã hội hóa là gì
Cho đến nay, về nội hàm khái niệm xã hội hoá ở nước ta còn nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Về cơ bản, xã hội hóa được sử dụng với hai nghĩa chính.
Thứ nhất, xã hội hoá được định nghĩa là “làm cho trở thành chung của xã hội”. Quan niệm này xuất phát từ lịch sử phát triển sản xuất của nhân loại, xã hội hoá chính là quá trình chuyển biến từ một nền sản xuất có tính chất cá nhân, tư hữu sang một nền sản xuất mang tính chất công cộng, công hữu. Cũng chính từ đó, theo nguyên nghĩa tiếng Anh, “socialization” thường được dùng theo nghĩa “tập thể hóa”, “đặt dưới chế độ cộng đồng”, “quản lý hay điều khiển (của nhà nước) nhân danh xã hội”… tức là những gì được xã hội hóa thì phải được chính phủ cung cấp miễn phí. Chẳng hạn, “socialized medicine” hay là “y tế (được) xã hội hóa” có nghĩa là sự chăm sóc y tế được chính phủ cung cấp miễn phí cho người dân.
Thứ hai, xã hội hoá được sử dụng để chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm, sự tham gia rộng rãi của xã hội (các cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng…) về cả vật chất và tinh thần vào một số hoạt động mà trước đó chỉ được một đơn vị, một bộ phận hay một ngành chức năng nhất định thực hiện; là một phương châm hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, từ vi mô đến vĩ mô nhằm phát huy nội lực, huy động cộng đồng, hay huy động vốn xã hội từ nhân dân, theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; Nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó, nội dung của xã hội hóa giáo dục được giải thích là: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân; Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; Đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục; Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục; Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục”.
Theo cách tiếp cận này, nhiều người cho rằng, “xã hội hóa giáo dục có nghĩa là nhà nước phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành một khu vực giáo dục mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục, tức là giáo dục phải thuộc về xã hội”(4); hay diễn đạt cách khác là: “xã hội hóa giáo dục trước hết phải là xã hội hóa không gian và quyền tham gia giáo dục, quản lý nhà trường, thiết kế chương trình và triển khai các hoạt động giáo dục của tất cả các thành phần trong xã hội”. Đồng thời, “xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo dục, sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, sao cho ai cũng được đến trường, ai cũng có điều kiện hưởng cơ hội vào đời như nhau”.
Như vậy, có thể hiểu quan niệm xã hội hoá giáo dục, y tế là quá trình huy động sự tham gia dưới các hình thức khác nhau của các chủ thể và cộng đồng xã hội, đồng thời tăng cường vai trò của Nhà nước đối với giáo dục, y tế nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng đối tượng thụ hưởng, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong đóng góp và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục, y tế.
Những phân tích trên cho thấy khái niệm xã hội hóa giáo dục, y tế ở Việt Nam mang một ý nghĩa khác hẳn so với khái niệm “socialization/socialize” của các nước phương Tây. “Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam là một cách tiếp cận, một cách thức được áp dụng để giải quyết những vấn đề đặc thù của riêng giáo dục Việt Nam”. Giáo dục, y tế Việt Nam vốn là các dịch vụ xã hội do Nhà nước đảm bảo hoàn toàn và chiếm vai trò độc tôn trong việc tổ chức cung ứng suốt cả một thời kỳ khá dài thực hiện mô hình quản lý kinh tế – xã hội đất nước theo cơ chế tập trung, bao cấp và chỉ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, đất nước chuyển sang phát triển theo cơ chế kinh tế nhiều thành phần, các dịch vụ xã hội này mới được xã hội hóa, tức là có sự tham gia của xã hội và các tổ chức cá nhân. Điều đó khác hẳn với các nước phương Tây là nơi mà giáo dục, y tế tư nhân xuất hiện đầu tiên sau đó mới hình thành các hình thức tổ chức của nhà nước. Với hàm nghĩa như vậy nên có ý kiến cho rằng, khi dịch thuật ngữ “xã hội hóa” ra tiếng nước ngoài, chẳng hạn tiếng Pháp, phải chuyển thành “mobilisation”, tức là động viên, lôi cuốn chứ không thể dịch là “socialisation”.
Xem thêm: đất Nền Là Gì – Những Lưu ý Khi Mua đất Nền
Thực tế hiện nay ở nước ta xảy ra tình trạng một số nhà nghiên cứu, xuất phát từ quan niệm xã hội hóa theo nghĩa thứ nhất, không tán thành, thậm chí phản đối việc sử dụng xã hội hóa theo nghĩa thứ hai, “trong xã hội học, xã hội hóa khác hẳn về nghĩa với “xã hội hóa” đang bị lạm dụng trong sách báo thông thường. Thực chất “xã hội hóa” trên các phương tiện thông tin đại chúng nghĩa là “tư nhân hóa”; và đây là sự đánh tráo khái niệm, hay không dám gọi sự vật bằng chính tên của nó”(9). Hay trường hợp khác là dựa vào nguyên nghĩa của từ “xã hội hóa” và căn cứ vào một số hiện tượng lệch lạc, biến tướng, nhân danh xã hội hóa để kinh doanh kiếm lợi trong quá trình cung ứng dịch vụ xã hội, có ý kiến cho rằng cụm từ “xã hội hóa” ở Việt Nam “càng ngày càng bị sử dụng một cách thản nhiên theo nghĩa ngược lại – theo nghĩa đẩy gánh nặng tài chính lên vai công dân, và trao cho tư nhân đảm nhiệm một số lĩnh vực thuộc bổn phận nhà nước phải quản lý, đặc biệt là giáo dục, đào tạo”.
Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế bước đầu có bước phát triển, song nhiều vấn đề xã hội, trong đó có giáo dục, y tế đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, một trong những chủ trương đó là thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế.
Chủ trương xã hội hóa giáo dục, y tế tiếp tục được Nghị quyết Đại hội VIII, IX của Đảng làm rõ hơn: xã hội hóa công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước; các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội.
Nghị quyết Đại hội X khẳng định Nhà nước tiếp tục tăng nguồn lực, đầu tư tập trung cho các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, y tế… đồng thời phát huy trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong nhân dân, của toàn xã hội để cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội và chăm lo phát triển các lĩnh vực dịch vụ công cộng.
Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XI của Đảng tiếp tục nêu yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả 3 phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời; tăng đầu tư nhà nước đồng thời với đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế.
Những nội dung cơ bản của xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế hiện nay ở nước ta là:
Thứ nhất, xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế là huy động và khai thác các nguồn lực xã hội để đa dạng hóa các hình thức cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe; vận động toàn dân quan tâm chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tự giác rèn luyện thân thể, phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường…, vừa tạo điều kiện để mở rộng đối tượng thụ hưởng dịch vụ giáo dục, y tế, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, vừa góp phần đảm bảo công bằng xã hội trong đóng góp và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe.
Dưới góc độ khai thác, phát huy nguồn lực, xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế là nhằm khơi dậy và huy động các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội, xây dựng cộng đồng trách nhiệm trong việc đóng góp và chi trả cho các dịch vụ giáo dục, y tế; tạo lập các quỹ khuyến học, quỹ trợ giúp học phí, viện phí cho học sinh, sinh viên, người thất nghiệp, người nghèo…, và thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; khai thác có hiệu quả nguồn lực của các đối tác nước ngoài, tổ chức quốc tế…
Dưới góc độ của người thụ hưởng dịch vụ, xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế phải tạo điều kiện để cho họ được tham gia vào việc quản lý các hoạt động giáo dục, y tế cũng như xây dựng cơ chế, chính sách, giám sát việc cung ứng và lựa chọn dịch vụ giáo dục, y tế nhằm tạo ra nguồn lực có chất lượng cao về trí tuệ, kỹ năng và sức khỏe đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Dưới góc độ của người trực tiếp cung ứng dịch vụ, đội ngũ viên chức giáo dục, đào tạo và y tế được đảm bảo quyền tự do trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; được phát huy mọi khả năng sáng tạo nhằm đa dạng hóa các hình thức cung ứng dịch vụ như công lập, ngoài công lập, chính quy, không chính quy, bổ túc, tại chức, từ xa… (đối với giáo dục, đào tạo); nhà nước, tập thể, dân lập, tư nhân… (đối với y tế), góp phần thỏa mãn nhu cầu đa dạng, phong phú và ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân.
Thứ hai, xã hội hoá hoạt động giáo dục, y tế đồng thời tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo tổ chức và cung ứng các dịch vụ giáo dục, y tế nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ người dân tốt hơn. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế là một phương thức phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế của Đảng và Nhà nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa, chứ không đơn thuần là tăng đóng góp của dân để giảm bớt gánh nặng ngân sách của Nhà nước hoặc hạn chế vai trò của Nhà nước.
Xuất phát từ vai trò và đặc điểm của các dịch vụ giáo dục, y tế, Nhà nước không chỉ chịu trách nhiệm ban hành các cơ chế, chính sách và quy định những tiêu chuẩn, định mức, chất lượng, giá, phí… dịch vụ giáo dục, y tế, mà phải đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ giáo dục, y tế cơ bản như giáo dục phổ cập, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh đáp ứng nhu cầu cơ bản, thiết yếu của xã hội. Do đó, xã hội hóa giáo dục và y tế đòi hỏi vừa khai thác, phát huy, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, đồng thời tiếp tục tăng thêm và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và y tế; tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiêu cực của giáo dục, y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tầng lớp nhân dân.
Xem thêm: Wps Office Là Gì – Và Lý Do Nên Sử Dụng Wps Office
Thứ ba, đẩy mạnh và phát triển xã hội hóa giáo dục, y tế phải gắn liền với đổi mới cơ chế, chính sách quản lý giáo dục, y tế tạo được một không gian xã hội, luật pháp và chính trị lành mạnh để phát triển các dịch vụ giáo dục, y tế. Đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước theo hướng tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia; hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm phí theo hướng công khai, hợp lý và cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng.
Chuyển mạnh các cơ sở giáo dục, y tế công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; chuyển một số cơ sở cung ứng dịch vụ công lập sang loại hình đơn vị tự trang trải hoặc tư thục; khuyến khích các tổ chức, cá nhân góp vốn đầu tư phát triển các cơ sở dịch vụ giáo dục, y tế; tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, y tế ngoài công lập được thành lập, phát triển cả về quy mô và chất lượng. Xây dựng cơ chế để người thụ hưởng dịch vụ được lựa chọn cơ sở dịch vụ, không phân biệt công lập hay ngoài công lập nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình cơ sở cung ứng dịch vụ. Xác định hệ thống tiêu chuẩn, định mức chất lượng, khung giá, phí… của các loại dịch vụ. Rà soát các định mức kinh tế kỹ thuật để nghiên cứu sửa đổi bổ sung một số tiêu chuẩn, định mức lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, y tế làm căn cứ cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước, xử lý kịp thời và nghiêm minh các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng các dịch vụ giáo dục, y tế cung cấp cho người dân. Nghiên cứu ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội tạo điều kiện phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội… các chủ trương chính sách pháp luật liên quan đến phát triển giáo dục, y tế của đất nước. Đồng thời, khuyến khích người dân và các tổ chức xã hội tham gia giám sát các hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế.
Chuyên mục: Hỏi Đáp