(AT Express) – Ngày nay, bên cạnh bom đạn và ngoại binh, tài chính là một vũ khí uy lực và hiệu quả mà các bên trong xung đột ưu tiên sử dụng làm dấy lên khả năng bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 3 giữa các khối liên minh về tài chính.

Bạn đang xem: Ww3 là gì

*

“Nguy cơ” nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 về tài chính
James G. Rickards, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Cái chết của đồng tiền và cuộc chiến tranh tiền tệ” đã nói về một loại xung đột toàn cầu mới, mà hậu quả kinh hoàng của nó là có thể quét sạch hàng nghìn tỷ USD các tài sản cá nhân khỏi bản đồ…
Căng thẳng giữa Mỹ và Nga nằm trong một danh sách dài các cuộc khủng hoảng toàn cầu liên quan đến cuộc nội chiến, xâm lược và chủ nghĩa khủng bố ở Syria, Libya, Iraq, Israel, Gaza, và Ukraine. Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn trong những năm tới. Các khu vực chiến sự là những điểm nóng có thể nhìn thấy, nhưng có sự căng thẳng và xung đột ngày càng tăng ẩn ngay bên dưới bề nổi này.
“Thế giới hiện nay là một mớ hỗn độn” – như phát biểu của cựu Ngoại trưởng Madeline Albright. Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông đang xung đột với lợi ích chính đáng của Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Philippines. Vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo đang được tiếp tục phát triển ở Bắc Triều Tiên và Iran. Những câu chuyện khủng khiếp tiếp tục xuất hiện từ Nigeria, Sudan, và các nơi khác ở châu Phi. 
Căng thẳng địa chính trị ngày càng nghiêm trọng là mối quan ngại sâu sắc của các nhà ngoại giao, quân sự, các nhà hoạch định chính sách và cũng đang trở thành nỗi lo lắng của các nhà nhà đầu tư. Ngày nay, bên cạnh bom đạn và ngoại binh, tài chính là một vũ khí uy lực và hiệu quả mà các bên trong xung đột ưu tiên sử dụng như trừng phạt kinh tế, đóng băng tài sản và hạn chế hay cấm giao dịch ngân hàng.
Theo New York Times, một quan chức cấp cao chịu trách nhiệm phong tỏa tài sản trong Bộ Tài chính Mỹ được Tổng thống Obama coi là người đồng đội chí thân thiết và anh dũng nhất.
Trong giai đoạn 2012-2013, Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh tài chính thành công chống lại Iran bằng cách cô lập Iran với hệ thống thanh toán quốc tế. Cuộc tấn công này khiến Iran không thể nhận được ngoại tệ mạnh từ xuất khẩu dầu và không thể trả tiền cho các thiết bị nhập khẩu thiết yếu. Điều này đã gây ra những khó khăn và bất ổn nghiêm trọng lên ngân hàng và tình trạng lạm phát phi mã ở Iran.
Hoa Kỳ đang tiến gần đến thay đổi chế độ ở Iran mà không cần bắn một phát súng khi Tổng thống Obama tuyên bố một thỏa thuận trong tháng 12/2013 và cho phép Iran tiếp cận được với hàng tỷ USD giá trị các tài sản bị đóng băng. Đổi lại Iran phải thông qua hàng loạt nhượng bộ chính trị trong đó có cả vấn đề hạt nhân.

Xem thêm: Phần Mềm Là Gì – Phân Loại Phần Mềm

Quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện đang xuống thấp nhất kể từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Những nỗ lực tái thiết quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ mà Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hy vọng sẽ đạt được trong năm 2009 đã phá sản. Gần đây, tạp chí Time đã minh họa tình trạng này trên trang bìa của mình bằng hình ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin dưới bóng của một máy bay phản lực thương mại với dòng tít:“Chiến tranh lạnh II: Phương Tây đang dần thua trong trò chơi nguy hiểm của Putin”.
Mỹ hiện nay đang cố gắng dùng vũ khí và chiến thuật tài chính trong cuộc chiến với Nga sau khi Vladimir Putin sáp nhập Crimea và đe dọa xâm chiếm đông Ukraine. Tuy nhiên cuộc chiến tài chính với đối thủ Nga cam go và khốc liệt hơn nhiều. Giữa Nga và Iran có một khác biệt quan trọng. Nga có tiềm lực và mạng lưới giao dịch tài chính mạnh mẽ. Nếu bị dồn đến chân tường, Nga sẽ phản đòn bằng vũ khí tài chính của mình.
Trong Chiến tranh lạnh, một học thuyết thường hay được nhắc đến đó là học thuyết “Cùng bị hủy diệt” (MAD). Đây là một học thuyết mang tính răn đe. Trong Chiến tranh lạnh, cả Nga và Mỹ có đủ tên lửa hạt nhân để tấn công và phản công tiêu diệt nhau. Nếu một bên phát động tấn công sẽ đồng nghĩa với việc tự hủy diệt, do đó, không bên nào khơi mào xung đột trước.
Thị trường tài chính quốc tế ngày nay với sự hội nhập sâu rộng và phụ thuộc khăng khít lẫn nhau trên nền tảng công nghệ thông tin giữa các quốc gia cũng tạo ra một trạng thái cùng tồn tại hoặc cùng hủy diệt lẫn nhau về tài chính tương tự như hủy diệt hạt nhân trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong cuộc chiến tranh tài chính giữa Mỹ và Nga, Mỹ có thể đóng băng các ngân hàng lớn của Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu, ngăn chặn việc sử dụng thẻ tín dụng Visa và MasterCard…

*

Chiến tranh tài chính giữa các quốc gia 
Tuy nhiên, Nga có thể phản đòn bằng cách bán phá giá trái phiếu Tài chính Mỹ, đóng băng tài sản Mỹ ở Nga, liên minh với các quốc gia BRICS để tạo ra giải pháp thay thế cho các hệ thống thanh toán bằng đồng USD…
Chiến tranh tài chính hiện nay không phải là một game chiến tranh hay đối tượng nghiên cứu của ngành tương lai học và hủy diệt một thị trường chứng khoán không phải là hình ảnh của một bộ phim khoa học viễn tưởng. Nó đang xảy ra trên toàn thế giới. Các virus đã được đối phương cài đặt đúng vị trí và trong trạng thái sẵn sàng kích hoạt.
Điều duy nhất kìm chân cuộc chiến tranh tài chính toàn diện là mối đe dọa bị trả thù, chính xác như những gì đã xảy ra trong Chiến tranh lạnh. Trong cuộc chiến này, bất kỳ tính toán sai lầm nào của các chính trị gia, hay có thể chỉ là lỗi sơ suất của các kỹ thuật viên có thể quét sạch hàng nghìn tỷ USD ra khỏi mặt đất.

Xem thêm: M Là Gì – S Và M Trong Anime Có Nghĩa Là Gì

Trong cuộc chiến thế giới thứ 3 về tài chính, các nhà đầu tư hoàn toàn không biết và không được chuẩn bị cho những hậu quả và hầu như bất lực trước những gì xảy ra… Một chiến thuật tốt là họ có thể dựa vào các tài sản cơ bản bao gồm vàng, bạc, tiền mặt, đất, tác phẩm mỹ thuật, cổ phiếu, các quỹ bảo hiểm… Điều này yêu cầu những kiến thức và sự cẩn trọng cần thiết hơn nhiều so với việc đầu tư vào tài sản có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nguy hiểm của lạm phát, giảm phát, tài chính và chiến tranh không phải là khó khăn để làm.

Chuyên mục: Hỏi Đáp