Chi nhánh sở hữu toàn bộ (tiếng Anh: Wholly Owned Subsidiary) là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài thường được các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu lựa chọn.

Bạn đang xem: Wholly owned subsidiary là gì

*

Chi nhánh sở hữu toàn bộ

Chi nhánh sở hữu toàn bộ trong tiếng Anh gọi là Wholly Owned Subsidiary.

Chi nhánh sở hữu toàn bộ là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hình thức đầu tư, trong đó công ty sẽ thiết lập một chi nhánh ở nước sở tại, do công ty sở hữu 100% vốn và kiểm soát hoàn toàn.

Chi nhánh sở hữu 100% vốn (nhiều quốc gia thu hút vốn FDI thường gọi hình thức này là hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) có thể được thiết lập bằng cách xây dựng mới hoàn toàn (Greenfield) gồm nhà xưởng, văn phòng và thiết bị,… hoặc bằng cách thôn tính (Accquisition) một công ty trên thị trường nước sở tại, tiếp quản các cơ sở và hoạt động sẵn có của nó.

Chiến lược thiết lập Chi nhánh sở hữu toàn bộ

– Chiến lược thiết lập mới hoàn toàn có thể thấy ở một công ty muốn có một chi nhánh sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao đời mới nhất, do vậy họ phải xây dựng cơ sở mới hoàn toàn để bảo vệ bí mật về công nghệ, thiết bị.

Tuy nhiên, mặt khó khăn lớn nhất trong việc thiết lập mới là vấn đề thời gian xây dựng, thuê và đào tạo nhân công. Ngược lại thôn tính một công ty địa phương có khả năng tiến hành các hoạt động tiếp thị và tiêu thụ hàng hóa có thể tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty.

– Chiến lược thôn tính và sát nhập đặc biệt tốt khi công ty địa phương đang có mác nhãn sản phẩm, tên hiệu hay qui trình công nghệ có giá trị.

Những lí do mà nhiều công ty quốc tế muốn thôn tính và sát nhập hơn đầu tư mới là:

– Thời gian thâm nhập thị trường mục tiêu nhanh hơn so với đầu tư mới.

Xem thêm: Improve Là Gì

– Tận dụng uy tín, hệ thống phân phối, mối quan hệ với khách hàng, tài sản thiết bị cũng như thương hiệu và bản quyền thương mại…

– Việc thôn tính và sát nhập cũng phát huy tối đa hiệu quả những yếu kém của những đối tác bị thôn tính vì các công ty quốc tế có vốn, công nghệ và kĩ năng quản lí tốt hơn trong cùng ngành nghề kinh doanh. Khi thôn tính hay sát nhập công ty khác có cùng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, công ty hoàn toàn có thể có đủ kinh nghiệm và bí quyết để thành công trong lĩnh vực đó.

Vì vậy, thôn tính và sát nhập thường được coi là việc đầu tư thêm giá trị gia tăng nhỏ mà dễ đem lại hiệu quả lớn hơn do với đầu tư mới hoàn toàn.

Mặt khác, có nhiều nhược điểm và vấn đề trong việc mua lại và sát nhập. Việc hợp nhất hai tổ chức có thể khá khó khăn do văn hóa tổ chức, hệ thống kiểm soát và các mối quan hệ khác nhau.

Ưu điểm của chi nhánh sở hữu toàn bộ

Thông qua chi nhánh sở hữu toàn bộ, các nhà quản lí có thể kiểm soát hoàn toàn hoạt động hàng ngày của thị trường mục tiêu, đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các công nghệ cao, qui trình và các tài sản vô hình khác trong chi nhánh. Điều này giúp chủ sở hữu giảm bớt khả năng tiếp cận của các đối thủ cạnh tranh với ưu thế của công ty.

Khác với trường hợp nhượng quyền và đặc quyền, công ty mẹ còn thu được toàn bộ lợi nhuận do chi nhánh kiếm được. Mặc khác, chi nhánh sở hữu toàn bộ cũng là cách thâm nhập thị trường rất tốt khi công ty muốn liên kết các hoạt động của tất cả các chi nhánh của mình ở các nước.

Nhược điểm của chi nhánh sở hữu toàn bộ

Thâm nhập thị trường thông qua phương thức chi nhánh sở hữu toàn bộ có thể là những quyết định rất tốn kém. Các công ty phải có tiềm lực tài chính mạnh hoặc phải gọi vốn từ thị trường tài chính, điều này gây khó khăn với các công ty nhỏ và vừa.

Xem thêm: 52 Lá Vip Cho Android – Tải Game 52 Lá Vip đổi Thưởng

Rủi ro trong trường hợp này thường cao vì một chi nhánh sở hữu toàn bộ đòi hỏi nguồn nhân lực đáng kể từ công ty. Ngoài ra những bất ổn về chính trị và xã hội có thể đặt cả nhân sự và tài sản của công ty trước những mối nguy hiểm nghiêm trọng.

Chuyên mục: Hỏi Đáp