Nhiều người hâm mộ Anime và Manga Việt Nam đôi lúc bị gắn cho cái mác là Wibu? Vậy Wibu là gì? Tại sao bạn lại bị gắn biệt danh đó? Và nó mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực? Tất cả sẽ được Manganetworks giải đáp đến các bạn bằng bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Weeaboo là gì

Wibu là cách đọc theo kiểu tiếng Việt của những người hâm mộ Việt Nam cho từ gốc “Weeaboo”. Weeaboo là gì? Weeaboo là một từ lóng được sử dụng phổ biến trên Internet, nó xuất hiện lần đầu tiên trên diễn đàn 4chan. Weeaboo thay thế cho từ Wapanese.

*

1. Sự ra đời của thuật ngữ Weeaboo

Waponese – Người Nhật Da trắng một thuật ngữ xuất hiện từ năm 2002 và phổ biến trên các cộng đồng vào năm 2005 được ghép bởi hai từ “wannabe” và “white”. Đây là một thuật ngữ nhằm mô tả một người da trắng bị ám ảnh với văn hóa Nhật Bản: bao gồm manga, anime và h**tai

*

Weeaboo xuất phát từ thuật ngữ Waponese

Sau đó Waponese được thay thế bởi Weeaboo. Weeaboo là một thuật ngữ được một quản lý của diễn đàn 4chan cắt nghĩa từ một từ trong bộ truyện tranh có tựa đề Perry Bible Fellowship được sáng tác bởi Nicholas Gurewitch. Weeaboo nhanh chóng thay thế cho Wapanese và một hàm ý nhằm ám chỉ việc gây ra những điều khó chịu. 4chan nhanh chóng lựa chọn từ này, và đã áp dụng nó theo hướng sự sỉ nhục vào những đối tượng mà thuật ngữ “wapanese” từng thực sự tồn tại trên 4chan trước đó.

*

Thuật ngữ Weeaboo xuất phát từ diễn đàn 4chans

Khi mà Weeaboo đã trở nên phổ biến, Từ điển Urban (2005 – 2015) đã có những định nghĩa chi tiết về thuật ngữ này. Tuy nhiên việc định nghĩa này đã không còn “nặng nề” như vốn nguyên nghĩa của nó được sử dụng trên cộng đồng lúc bấy giờ.

Thật ngữ này ám chỉ việc một người bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản đến mức coi trọng nền văn hóa Nhật hơn cả nền văn hóa bản xứ và các nền văn hóa khác.Thể hiện “nỗi ám ảnh” với Manga, Anime và những văn hóa tiếp biến từ nền văn hóa Nhật Bản.Sử dụng những từ ngữ tiếng Nhật như là câu nói cửa miệng của mình. Thậm chí những từ tiếng Nhật còn bị họ sử dụng sai.Phần lớn những người này biết đến nước Nhật và tiếng Nhật dựa vào Anime và Manga.

Vào năm 2012, sau rất nhiều những bài thảo luận của các thành viên 4chan, Jennifer McGee đã cắt nghĩa Weeaboo:

Weeaboo hiểu đơn giản là một người phương Tây hâm mộ cuồng nhiệt quá mức nền văn hóa Nhật Bản. Những người hâm mộ có thể phá vỡ ranh giới của xã hội. (Cắt nghĩa của phá vỡ ranh giới của xã hội ở đây là việc quá lạm dụng vô tội vạ các từ ngữ tiếng Nhật). Đây là thuật ngữ của những người hâm mộ này sử dụng đối với người hâm mộ khác. Nó được sử dụng để phân biệt giữa những người hâm mộ “thông thường” và những người hâm mộ đến mức “cuồng”.

Xem thêm: Buff Là Gì – Nghĩa Của Từ Buff, Từ Từ điển Anh

McGee gọi Weeaboo là những kẻ “hambeast” – từ ám chỉ sự “thừa cân”. Ở phương Tây việc béo phì (hay thừa cân) bị mọi người chán ghét vì nó thể hiện sự thiếu kiểm soát.

2. Weeaboo có là Otaku?

Sau khi thuật ngữ Weeaboo ra đời, đã có nhiều cuộc tranh cãi nổ ra rằng liệu “weeaboo” có ý nghĩa tương tự như thuật ngữ otaku trong tiếng Nhật (những người có sự quan tâm đến ám ảnh). Trên Crunchyroll, Frog-kun từng phân định rằng hàm ý của thuật ngữ “weeaboo” giống như một Otaku bị cản trở bởi sự chiếm dụng văn hóa, và một vài người phương Tây tin rằng từ otaku chỉ có thể được sử dụng để mô tả một người Nhật Bản. Trong một bài viết trên Anime News Network, tác giả Sevakis Justin đã đưa ra một sự khác biệt giữa cả hai thuật ngữ, nói rằng họ không hề xấu với tình yêu dành cho văn hóa Nhật Bản. Sevakis Justin chỉ ra rằng một người chỉ trở thành một “weeaboo” khi họ bắt đầu gây ra những điều đáng ghét, chưa chín chắn và không thực sự quan tâm về văn hóa Nhật Bản mà họ nói rất yêu thích.

*

Liệu có thể xem Weeaboo là Otaku hay không?

Rocket News 24 từng thực hiện một số các cuộc phỏng vấn với người dân thành thị người Nhật về suy nghĩ của họ với “weeaboo”. Một “nhất trí chung” khi người Nhật cho rằng bất kỳ người nước ngoài nào quan tâm đến những điều bên trong Nhật Bản đều là một điều tốt, và những người không hiểu biết có lẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định mới hiểu được văn hóa Nhật Bản.

3. Cộng đồng người hâm mộ đang sử dụng sai thuật ngữ Weeaboo?

*

Liệu người hâm mộ Việt Nam có đang sử dụng sai thuật ngữ Wibu?

Ở Việt Nam, chúng ta đặt biệt danh cho những người quá cuồng Anime, Manga và văn hóa Nhật Bản dưới tên gọi Wibu. Thuật ngữ Wibu này này là cách viết theo cách đọc phiên âm của người Việt Nam. Do vậy có thể khẳng định thuật ngữ Wibu = Weeaboo. Thuật ngữ Wibu ở Việt Nam có thể nói được sử dụng để mỉa mai một cách nặng nề những người hâm mộ dạng: “trẻ trâu cào phím”, “tự nhận mình là Otaku”, “cuồng quá hóa chaos”,… Bản chất của thuật ngữ Weeaboo chỉ ám chỉ những người phương Tây. Điểm xuất phát của thuật ngữ này cũng sử dụng để ám chỉ những người Nhật da trắng. Còn Wibu của Việt Nam là người Nhật Da vàng, vậy mới đúng. Do vậy có thể nói cách sử dụng thuật ngữ Wibu của người hâm mộ Việt Nam sai về hình thức nhưng đúng về mặt bản chất. Vậy có nghĩa là như thế nào?

Thuật ngữ Weeaboo nhằm ám chỉ những người phương Tây, và khi được sử dụng rộng rãi, hầu hết mọi người đều quên mất điểm xuất phát này.Về mặt bản chất thì Weeaboo mỉa mai những thành phần quá khích.

Hiện tại thuật ngữ Wibu có thể nói đã và đang rất thịnh hành tại Việt Nam, tuy nhiên do việc chưa nắm rõ bản chất của thuật ngữ và quá trình tạo ra Weeaboo do vậy những người hâm mộ vẫn sử dụng thuật ngữ này một cách vô tội vạ.

Xem thêm: Cơ Cấu Dân Số Là Gì – Khó Khăn Và Giải Pháp

4. Vậy thuật ngữ Wibu là sai ư?

Không hẳn, bởi nếu xét trên một phương diện khác, “Wibu” có thể xem là một thuật ngữ được sáng tạo bởi cộng đồng người hâm mộ Việt Nam. Phạm vi của thuật ngữ này chỉ ám chỉ những người hâm mộ Việt Nam mà thôi còn ý nghĩa mỉa mai vẫn không thay đổi. Do vậy nếu bỏ Weeaboo, thì Wibu là thuật ngữ được sáng tạo bởi cộng đồng Việt Nam. Từ tổng hợp các cách cắt nghĩa Manganetworks xin đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về “Wibu Việt Nam” như sau:

*

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Wibu là thuật ngữ ám chỉ những người hâm mộ (Việt Nam) Anime, Manga và văn hóa Nhật Bản quá mức, hoặc những người chẳng am hiểu gì về Nhật Bản và văn hóa Nhật bản mà tự nhận bản thân là có hiểu biết và thích thể hiện. Đây là một thuật ngữ mang tính tiêu cực và mỉa mai.

Dai Nguyen – Bài viết độc quyền trên Manganetworks – Vui lòng xin phép tác giả trước khi sử dụng bài viết này

Chuyên mục: Hỏi Đáp