Xét nghiệm WBC là xét nghiệm thường gặp khi bạn đi làm các xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xét nghiệm WBC là gì cũng như việc tăng giảm bất thường của chỉ số WBC trong máu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc giải đáp những câu hỏi này.
Bạn đang xem: Wbc là gì
1. Xét nghiệm WBC là gì?
Xét nghiệm WBC là xét nghiệm được tiến hành nhằm mục đích đo lường số lượng tế bào bạch cầu (WBC – White Blood Cell) có trong máu. Bạch cầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
Xét nghiệm WBC giúp đo lường số lượng tế bào bạch cầu trong máu
Có 5 loại tế bào bạch cầu chính là:
– Bạch cầu hạt ái kiềm (hay bạch cầu đoạn ưa base).
– Bạch cầu hạt ái toan (hay bạch cầu đoạn ưa acid).
– Bạch cầu lympho (bao gồm tế bào B, tế bào T, tế bào diệt tự nhiên NK).
– Bạch cầu đơn nhân (hay bạch cầu mono).
– Bạch cầu hạt trung tính.
2. Tại sao nên làm xét nghiệm WBC?
Thông qua việc xác định số lượng từng loại bạch cầu có trong máu, xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như nhận biết, phát hiện một số bệnh lý như dị ứng, nhiễm trùng hay các bệnh máu ác tính (bệnh bạch cầu, ung thư hạch,…).
Việc làm xét nghiệm định kỳ có thể giúp phát hiện bệnh sớm nhất, từ đó có những phương hướng điều trị thích hợp.
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm WBC
Khác với một số loại xét nghiệm máu thông thường, người bệnh không cần nhịn ăn khi làm xét nghiệm WBC. Người bệnh cũng không cần chuẩn bị gì đặc biệt mà chỉ cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn) hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng.
Trước khi lấy mẫu xét nghiệm WBC không cần nhịn ăn
Sau đó bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy mẫu máu để xét nghiệm, thường là máu tĩnh mạch. Khi kim tiêm được đâm vào da có thể có cảm giác hơi nhói như bị kiến đốt. Trong một số trường hợp, vị trí lấy máu có thể xuất hiện vết bầm tím nhẹ nhưng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.
4. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm WBC
4.1. Kết quả xét nghiệm bình thường
Người bình thường sở hữu số lượng tế bào bạch cầu từ 4 – 10 Giga/L. Ở các lứa tuổi khác, tùy thuộc vào từng khoảng tuổi (đặc biệt là trẻ nhi) và sự thay đổi nhỏ giữa các phòng thí nghiệm mà phạm vi giá trị này cũng có sự khác nhau nhất định.
Do các phòng thí nghiệm sử dụng các thiết bị khác nhau với những phép đo khác nhau nên có thể dẫn đến sự chênh lệch nhỏ về chỉ số tế bào bạch cầu ở người bình thường. Để đảm bảo hiểu rõ kết quả xét nghiệm của mình, người bệnh nên hỏi ý kiến và nhận sự tư vấn về kết quả xét nghiệm WBC từ bác sĩ chuyên khoa.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về kết quả xét nghiệm
4.2. Kết quả xét nghiệm tăng
Hiện tượng tăng bạch cầu là khi số lượng tế bào bạch cầu WBC tăng cao hơn so với mức bình thường.
WBC tăng có thể do một số nguyên nhân như:
– Người đang có tình trạng viêm nhiễm như nhiễm trùng, dị ứng, viêm khớp dạng thấp,…
– Người vừa trải qua phẫu thuật cắt bỏ lá lách.
– Người mắc bệnh Hodgkin tổn thương mô (bỏng, đa hồng cầu, ung thư máu) hay bệnh bạch cầu.
– Người hút thuốc lá thường xuyên.
Xem thêm: Tải Game Bắn Cá Sấu, 【trò Chơi】 Swamp Attack Cho Android
Bên cạnh đó cũng có một số bệnh lý có khả năng làm gia tăng số lượng tế bào bạch cầu một cách bất thường. Tuy nhiên, những nguyên nhân này ít gặp hơn.
Thuốc chủ vận beta adrenergic (cụ thể như Corticosteroid Epinephrine, Albuterol) hay một số yếu tố kích thích khuẩn lạc bạch cầu Heparin Liti cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng số lượng tế bào bạch cầu.
Xét nghiệm này tuy chỉ cho biết một chỉ số nhỏ của các dòng tế bào máu nhưng có thể phản ánh được những ảnh hưởng tiêu cực mà cơ thể đang phải chịu đựng. Khi chỉ số WBC tăng cao có thể giúp gợi ý một số bệnh lý như bạch cầu dòng tủy mạn, bạch cầu cấp,… Đây là những bệnh lý ác tính, có thể gây nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4.3. Kết quả xét nghiệm giảm
Khi số lượng tế bào bạch cầu trong máu thấp hơn 4(Giga/L) thì được gọi là hiện tượng giảm bạch cầu.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
– Người bệnh nhiễm các loại virus như HIV, Dengue,…
– Người mắc các bệnh tự miễn chẳng hạn như Lupus ban đỏ (SLE),…
– Rối loạn sinh tủy hoặc suy tủy xương (do sẹo, khối u bất thường hay do nhiễm trùng),…
– Bệnh nhân xạ trị ung thư hoặc sử dụng thuốc điều trị ung thư và một số loại thuốc khác.
Xạ trị ung thư có thể làm giảm số lượng bạch cầu trong máu
– Người mắc các bệnh lý về lá lách hoặc gan.
– Các trường hợp căng thẳng trầm trọng về thể chất (do chấn thương, phẫu thuật) hoặc về cảm xúc, tinh thần.
– Nhiễm khuẩn rất nặng, suy giảm miễn dịch nặng.
Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến việc làm giảm số lượng WBC trong máu. Cụ thể như: thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu (thuốc dạng nước), thuốc hóa trị Clorpromazine Clozapine), thuốc chẹn histamine-2 Sulfonamit Quinidin Terbinafine Ticlopidin, thuốc chống tuyến giáp Asen Captopril,…
5. Địa chỉ xét nghiệm WBC uy tín, chất lượng
Lựa chọn được địa chỉ xét nghiệm uy tín, chất lượng luôn là điều mà bất cứ bệnh nhân nào đang có nhu cầu đều mong muốn. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự tin là cơ sở y tế hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm nói riêng và dịch vụ khám chữa bệnh nói chung.
MEDLATEC không chỉ sử dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới mà mọi quy trình khám chữa bệnh ở đây đều được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm.
MEDLATEC tự tin là cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh hàng đầu
Đặc biệt, khách hàng đến với MEDLATEC có thể hoàn toàn yên tâm với kết quả xét nghiệm bởi Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng đã triển khai cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhằm mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Kết quả xét nghiệm cũng sẽ được trả tận nơi trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm: Tải Game 18 – Lưu Trữ Game 18
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Chuyên mục: Hỏi Đáp