Hosting Việt sẽ chia sẻ tới bạn những kiến thức, thông tin tổng hợp về mạng WAN IP. Đây là mạng kết hợp giữa các mạng nhỏ và cục bộ, thông qua các thiết bị mạng

Khi intengày càng phát triển thì IP WAN trở nên thông dụng và phổ biến hơn bao giờ hết. Bởi các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh tại các nước trên thế giới thường phải sử dụng mạng này, nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, trong phạm vi này viết, Hosting Việt sẽ chia sẻ các kiến thức về WAN IP để bạn có thêm thông tin về khái niệm này nhé.

Bạn đang xem: Wan là gì

*

IP WAN là gì?

Trước khi tìm hiểu IP Wan, bạn cần biết khái niệm về mạng WAN là gì

Mạng WAN là từ viết tắt của Wide Area Network, được dịch là mạng diện rộng. Nó là một mạng kết hợp giữa các mạng nhỏ và cục bộ, thông qua các thiết bị mạng. Sự kết hợp này nhằm mục đích mở rộng phạm vi bao phủ như quốc gia, lục địa, toàn cầu. Và intelà một điển hình của mạng WAN.

Tùy theo phạm vi bao phủ mà phân ra thành các mạng như LAN, WAN, MAN (Mạng đô thị – Metropolitan Area Network), GAN (Mạng toàn cầu – GAN). Tuy nhiên, đối với người dùng thì chỉ cần quan tâm đến khái niệm mạng LAN và WAN.

Trong khi đó, địa chỉ mạng WAN do nhà mạng ISP cấp. Địa chỉ này sẽ bị thay đổi khi người dùng khởi động modem. Mạng WAN cấp phát IP để kết nối nhiều khu vực trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, IP WAN tĩnh hay động phụ thuộc vào hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa đơn vị sử dụng và nhà mạng ISP về việc giao tiếp trên internet. 

Hoặc bạn cũng có thể hiểu đơn giản my WAN IP là địa chỉ của một ngôi nhà, dùng để phân biệt với các căn nhà khác. Trong khi đó, IP LAN chính là địa chỉ của từng phòng có trong nhà.

Đặc điểm của IP WAN 

Mạng WAN có thể được sử dụng để kết nối thành mạng riêng biệt của một tổ chức bất kỳ. Hay kết nối qua các hạ tầng của mạng công cộng và thậm chí cả nhiều công ty viễn thông khác.

Xem thêm: Acoustic Là Gì – đàn Guitar Phân Biệt Acoustic & Classic

WAN dễ dàng dùng đường truyền có dải băng thông với sự biến đổi lớn từ 56Kbps – T1 (tương đương 1.544 Mbps) hay E1 (tương đương 2.048 Mbps) và đến những đường trục nối giữa các quốc gia, châu lục (tương đương hàng Gbps).

Đối với mạng WAN, việc xây dựng, quản lý cũng như duy trì đường truyền rất phức tạp, nên phần lớn người dùng thường sử dụng những đường truyền thuê từ các công ty viễn thông, hay công ty cung cấp các dịch vụ truyền số liệu, hoặc hạ tầng viễn thông công cộng.

*

Ưu điểm của mạng IP WAN là gì?

Mạng WAN được phát triển nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu cho việc truyền tải nhiều dạng thông tin như video, âm thanh, dữ liệu… nên giúp người sử dụng tiết kiệm chi phí liên quan thông tin liên lạc. Giúp kiểm soát truy cập của người sử dụng. Khách hàng cùng với nhân viên trong nội bộ công ty có thể dùng chung mạng lưới kết nối. Dễ dàng chia sẻ dữ liệu ngay cả khi người dùng ở các vị trí địa lý khác nhau.

Nhược điểm của IP WAN

Băng thông của mạng WAN thấp. Do đó, kết nối yếu và nó chỉ phù hợp cho các ứng dụng thông thường như email, web…  Do phạm vi hoạt động của mạng quá rộng và không hề bị giới hạn, nên nó khiến người dùng khó kiểm soát. Mạng WAN có chi phí đầu tư, cũng như phí duy trì cao. Cách thức quản trị phức tạp hơn mạng LAN. Vì thế, yêu cầu phải có người am hiểu kỹ thuật phức tạp để quản trị hệ thống.

Xem IP WAN cua modem

Đầu tiên, bạn truy cập vào modem thông qua trình duyệt. Bằng cách nhập địa chỉ 192.168.1.1 (hoặc theo địa chỉ cấu hình của người đặt), sau đó vào phần Status, tiếp đến là phần WAN Status.

Xem thêm: Slide Là Gì – Nghĩa Của Từ Slide, Từ Từ điển Anh

*

Ngoài ra, còn một cách khác để xem IP WAN là đăng nhập vào địa chỉ https://whatismyip.com/. Lúc này, hệ thống sẽ hiển thị thông tin IP của mạng WAN như hình sau.

*

Sự khác nhau giữa mạng LAN và WAN

Như chia sẻ ở phần trên, mạng LAN là mạng nội bộ, còn mạng WAN là mạng diện rộng. Vì thế, chúng có khá nhiều điểm khác nhau. Cụ thể:

Phạm vi chia sẻ kết nối: Mạng LAN có phạm vi kết nối nhỏ và mang tính cục bộ như khuôn viên văn phòng, căn nhà, tòa nhà… Còn mạng WAN không bị giới hạn bởi phạm vi. Tốc độ truyền dữ liệu: Mạng LAN có tốc độ từ 10 – 100 Mbps. Còn mạng WAN có tốc độ là 256Kbps – 2Mbps. Băng thông: Mạng LAN có băng thông lớn, trong khi đó băng thông của mạng WAN thấp. Cấu trúc liên kết: Mạng LAN có cấu trúc liên kết theo đường truyền và vòng cấu trúc. Còn mạng WAN là ATM, Frame Relay, Sonnet. Hình thức quản trị mạng: Mạng LAN không yêu cầu phức tạp trong quản trị mạng, chỉ cần một quản trị viên có kiến thức cơ bản về kỹ thuật là có thể dễ dàng quản lý hệ thống. Đối với mạng WAN, đòi hỏi người quản trị phải hiểu kỹ thuật chuyên sâu để kiểm soát được các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng. Chi phí: Chi phí đầu tư cho hệ thống mạng LAN thấp, phù hợp với nhu cầu của hầu hết người dùng, đặc biệt là người dùng cá nhân. Trong khi đó, chi phí xây dựng và duy trì hệ thống mạng IP WAN rất cao nên phần lớn người sử dụng đi thuê từ các nhà cung cấp dịch vụ.

Chuyên mục: Hỏi Đáp