Vốn pháp định là một số vốn mà doanh nghiệp ít nhất phải có khi tham gia kinh doanh một trong những ngành nghề kinh doanh nhất định theo quy định của pháp luật.

Bạn đang xem: Vốn pháp định là gì

Khi thực hiện đăng ký kinh doanh nhiều doanh nghiệp sẽ có nhiều băn khoăn và thắc mắc về các loại vốn bắt buộc, trong đó phải kể đến 02 loại vốn phổ biến được quy định trong pháp luật Việt Nam là vốn pháp định và vốn điều lệ.

Chình vì lý do này, Luật Hoàng Phi xin cung cấp đến quý khách hàng khái niệm Vốn pháp định là gì? Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ?

*

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là một số vốn mà doanh nghiệp ít nhất phải có khi tham gia kinh doanh một trong những ngành nghề kinh doanh nhất định theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm của vốn pháp định:

– Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.

– Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…

– Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.

Hiện nay, để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nên vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề.

*

Vốn điều lệ là gì?

Để trả lời đầy đủ cho các câu hỏi: Vốn pháp định là gì? Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ? ở phần nội dung này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ khái niệm vốn điều lệ.

Vốn điều lệ sẽ có các cách định nghĩa khác nhau theo loại hình công ty, theo đó;

Vốn điều lệ là tổng số tài sản đã được góp hoặc đã được thỏa thuận về mức góp của các thành viên khi thành lập công ty được ghi nhận trong điều lệ của công ty

– Đối với Công ty cổ phần:

Vốn điều lệ là số vốn dựa trên tổng mệnh giá cổ phần được các cổ đông và nhà đầu tư đăng ký mua và đã được công ty bán trên thực tế.

Đặc điểm của vốn điều lệ:

– Vốn điều lệ có thể là các loại tài sản như tiền có mệnh giá Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị về quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản trong điều lệ.

– Vốn điều lệ dựa trên số vốn góp hoặc cam kết góp của các thành viên, điều đó có nghĩa vốn điều lệ không dựa trên quy định của pháp luật.

Xem thêm: Master Là Gì – Nghĩa Của Từ Master

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần điều chỉnh số vốn này một cách hợp lý để không chỉ thể hiện được tiềm lực tài chính của mình mà còn tránh việc gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ?

Vốn pháp định và vốn điều lệ tưởng chừng như giống nhau, tuy nhiên 02 loại này lại có sự khác biệt đáng kể chính vì vậy, Luật Hoàng Phi xin phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ như sau:

Tiêu chí

Vốn pháp địnhVốn điều lệ

Quy định về mức vốn

Phải có mức vốn tối thiểu đối với một ngành, nghềKhông yêu cầu về mức tối thiểu hay tối đa, tuy nhiên không được thấp hơn so với vốn pháp định đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Thời hạn

Phải đáp ứng đủ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiệnThực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký

Văn bản quy định

Trong các văn bản chuyên ngành hoặc các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hànhTrong điều lệ công ty, ghi rõ số vốn góp của các thành viên

Cơ sở áp dụng

Áp dụng đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thểÁp dụng với hình thức doanh nghiệp, cụ thể khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm góp vốn với từng loại hình doanh nghiệp

Thay đổi vốn

Mang tính cố định đối với ngành, nghề nhất địnhCó thể thay đổi trong quá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
*

Ví dụ vốn pháp định của 1 số ngành nghề kinh doanh phổ biến hiện nay

Theo quy định của một số văn bản chuyên ngành và văn bản dưới luật, đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng về vốn pháp định mới được tham gia hoạt động kinh doanh. Do đó, Luật Hoàng Phi xin giới thiệu một số ngành nghề đòi hỏi mức vốn pháp định tối thiểu cụ thể như sau:

1/ Kinh doanh bất động sản

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP thì chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng.

2/ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Điều kiện về vốn pháp định để thực hiện kinh doanh ngành, nghề này là hai tỷ đồng và trong quá trình hoạt động phải không thấp hơn mức vốn pháp định tại điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP.

3/ Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp

Để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh ngành, nghề này thì doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên được quy định điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.

4/ Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức

Vốn pháp định cho ngành, nghề kinh doanh này điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018, Chủ thể hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy phép kinh doanh thì phải đáp ứng có số tài sản tối thiểu là 80.000 SDR.

5/ Kinh doanh hoạt động mua bán nợ được thực hiện theo nghị định 69/2016.

– Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ thì mức vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng theo Khoản 2 Điều 6.

– Nếu chủ thể hoạt động trong lĩnh vực mua bán nợ thì mức vốn pháp định tối thiểu là 100 tỷ đồng theo Khoản 2 Điều 7.

Xem thêm: Các Thuật Ngữ Và ý Nghĩa Liên Quan đến Debut Là Gì

– Nếu chủ thể hoạt động trong lĩnh vực sàn giao dịch nợ thì mức vốn pháp định tối thiểu là 500 tỷ đồng theo khoản 2 Điều 8.

Chuyên mục: Hỏi Đáp