Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty hay các cổ đông trong công ty cổ phần.Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu là gì? Hiện nay pháp luật quy định như thế nào về vốn chủ sở hữu? Cách xác định vốn chủ sở hữu theo quy định hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ trình bày, giải thích cụ thể về Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bạn đang xem: Vốn chủ sở hữu là gì

Cơ sở pháp lý

Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu là gì?

 Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty hay các cổ đông trong công ty cổ phần

Để tiến hành một hoạt động kinh doanh sản xuất các chủ sở hữu sẽ phải góp vốn để cùng nhau thực hiện. Khi lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động này sẽ được chia cũng như thua lỗ thì cùng chịu.

Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong công ty hay trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này khi doanh nghiệp ngừng hoạt động hay phá sản sẽ được dùng để thanh toán cho các chủ nợ trước tiền, sau đó tài sản còn lại mới được chia cho chủ sở hữu theo tỷ lệ góp của họ.

Vốn chủ sở hữu cũng còn được gọi là “cổ phần thông thường”. Đây là nguồn vốn thu được từ việc phát hành cổ phần của một công ty và người mua cổ phần có quyền bỏ phiếu bầu ra hội đồng quản trị tại đại hội cổ đông hàng năm và tham gia phân phối lợi nhuận dưới dạng cổ tức.

Vốn chủ sở hữu gồm những dạng nào?

Vốn chủ sở hữu gồm những dạng : Vốn góp, lợi nhuận từ kinh doanh, vốn từ nguồn khác, chênh lệch đánh giá tài sản.

Vốn góp : Vốn góp được hiểu là số vốn thực tế của các cổ đông và được tính theo mệnh giá cổ phiếu. Tài sản của vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, quyền sở hữu đất, giá trị quyền sở hữu….Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, thời gian phải đăng ký cổ phần góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Lợi nhuận từ kinh doanh : Đây là yếu tố được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn kinh doanh thu lại lợi nhuận mà sau khi đã trừ chi phí. Đó là khoảng chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động.

Xem thêm: Trade Marketing Là Gì – Nghề Trade Marketing Trong Thời Nay

Vốn từ nguồn khác : Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn bằng cách phát triển vốn ban đầu, phát hành cổ phiếu, huy động vốn từ ngân hàng, phát hành trái phiếu…Chênh lệch đánh giá tài sản : Chênh lệch đánh giá tài sản là các con số phản ánh sự chênh lệch do doanh nghiệp đánh giá tài sản cố định, bất động sản, các hàng tồn kho… vào bảng kế toán. Do đó, khi hoạch định vào bảng thống kê tài chính về vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp cần đánh giá lại tài sản góp vốn từ các thành viên của công ty.

*

Vốn chủ sở hữu là gì?

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà DN không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ DN và các NĐT góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Một DN có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đóng góp của các NĐT để thành lập mới hoặc mở rộng DN. Để doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có số vốn nhất định được hình thành từ nhiều nguồn vốn hoàn toàn khác nhau.

Đối với doanh nghiệp Nhà nướcthì vốn hoạt động do Nhà nước cấp hoặc đầu tư thì chủ sở hữu vốn là Nhà nướcĐối với công ty trách nhiệm hữu hạn vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp thì các thành viên này là chủ sở hữu vốn.Đối với công ty cổ phần vốn được hình thành từ các cổ đông vậy chủ sở hữu vốn là các cổ đông.Đối với công ty hợp danhvốn được tạo ra do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp lại, do đó các thành viên này là chủ sở hữu vốn. Công ty hợp danh ít nhất phải có 2 người hợp danh và có thể có thành viên góp vốn. Chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản là thành viên hợp danh, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn mà họ góp vào công ty.Đối với doanh nghiệp tư nhânvốn là do chủ doanh nghiệp đóng , do đó chủ sở hữu vốn là chủ doanh nghiệp, cá nhân hoặc chủ hộ gia đình. chịu trách nhiệm toàn bộ số tài sản của mình.Đối với doanh nghiệp liên doanhvốn được hình thành do các thành viên góp vốn là các tổ chức, cá nhân…. vậy chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn. Việc liên doanh có thể tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.

Cách xác định vốn chủ sở hữu

Ta có cách tính như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

Trong đó:

Tài sản bảo gồm như đất đai, nhà cửa, vốn, hàng hoá, hàng tồn kho và các khoản thu nhập khác.Nợ phải trả là số tiền vay để kinh doanh và các chi phí khác.

*

Cách xác định vốn chủ sở hữu theo quy định pháp luật

Do vậy, vốn sở hữu chính là điều kiện đầu tiên để hình thành và quyết định các doanh nghiệp có thể được thành lập và đi vào hoạt động. Nó cũng phụ thuộc vào nhiều nguồn vốn khác nhau tùy thuộc vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó.

Xem thêm: Big Data Là Gì – ứng Dụng Của Big Data

Trên đây là những thông tin và cách thức hoàn thiện Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành mà công ty chúng tôi muốn gửi đến quý khách hàng. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Chuyên mục: Hỏi Đáp