Vi khuẩn HP sinh sống và phát triển trong dạ dày người, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét, xuất huyết, thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy vi khuẩn HP là gì, chẩn đoán và điều trị chúng như thế nào?
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống được trong môi trường axit ở dạ dày người và có khả năng lây nhiễm cao. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc loại vi khuẩn này nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Bạn đang xem: Virus hp là gì
Vi khuẩn HP sinh sống và phát triển trong dạ dày người
Định nghĩa vi khuẩn HP được chia theo hai dạng là vi khuẩn HP âm tính và vi khuẩn HP dương tính. Nếu không tìm thấy sự xuất hiện của HP trong dạ dày khi xét nghiệm thì bác sĩ sẽ kết luận là vi khuẩn HP âm tính. Ngược lại, nếu phát hiện vi khuẩn này trong dạ dày thì người bệnh sẽ nhận được kết quả dương tính với vi khuẩn HP.
Sở dĩ HP có thể sống trong dạ dày là vì chúng có cơ chế tiết Enzym Urease có khả năng trung hòa axit dạ dày. Thông thường chúng không gây ra vấn đề gì, nhưng khi gặp “thời cơ” như độ pH dạ dày mất ổn định, sức đề kháng cơ thể kém,… chúng sẽ nhanh chóng phát triển và tấn công vào lớp bên trong của dạ dày. Một số bệnh lý gây ra bởi loại vi khuẩn này bao gồm: viêm loét dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày và thậm chí dẫn đến ung thư dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Khi mới nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh thường không có triệu chứng gì cụ thể. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi dạ dày đã có tình trạng viêm, loét.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP không rõ ràng nên thường khó phát hiện
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo dạ dày nhiễm khuẩn HP:
Đau bụng âm ỉ, rát vùng bụng trên, nhất là khi đói. Ợ chua, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu.Buồn nôn, nôn khan khi mới ngủ dậy vào buổi sáng.Mệt mỏi, sút cân, thiếu sắt, thiếu máu.
Vi khuẩn HP lây qua những đường nào?
Vi khuẩn HP rất dễ lây lan và có thể lây nhiễm qua nhiều con đường. Loại vi khuẩn này tồn tại trong niêm mạc dạ dày, trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Chúng có thể lây lan qua 4 con đường: miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày – miệng và dạ dày – dạ dày.
Đường miệng – miệng: Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của vi khuẩn HP. Do chúng tồn tại trong tuyến nước bọt, cao răng, khoang miệng…nên có thể lây nhiễm khi dùng chung bát, thức ăn, nước chấm; sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng; nhai mớm cơm cho trẻ…Đường phân – miệng: HP cũng hiện diện trên phân của người nhiễm bệnh. Nếu không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, hoặc qua các côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi, vi khuẩn có thể bám vào thức ăn gây lây nhiễm sang người khác.Đường dạ dày – miệng: Đường lây này thường xảy ra ở những người bị trào ngược dạ dày.Đường dạ dày – dạ dày: Việc nội soi tại các cơ sở không đảm bảo có thể vô tình gây ra tình trạng lây nhiễm chéo khuẩn HP.
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Vi khuẩn HP có khả năng xâm nhập và tấn công trực tiếp vào dạ dày, sản sinh ra chất gây viêm cytotoxin gây loét dạ dày. Nếu người bệnh không có biện pháp điều trị, vi khuẩn sẽ hoạt động ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến thủng dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.
Người nhiễm vi khuẩn này có thể gặp phải những bệnh lý tiêu hóa như:
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam, 70% trong số đó bắt nguồn từ vi khuẩn HP. Vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương lớp nhầy bảo vệ dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày tiếp xúc trực tiếp với axit, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày khiến người bệnh đau đớn.
HP gây viêm loét dạ dày
Ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Đây chính là hệ quả nghiêm trọng nhất khi nhiễm loại vi khuẩn này. Tuy nhiên không phải ai mắc khuẩn HP cũng cũng bị ung thư dạ dày.
Nếu không có biện pháp điều trị tình trạng viêm loét do khuẩn HP, tình trạng ung thư dạ dày hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, người nhiễm khuẩn HP cần thăm khám, tầm soát ung thư dạ dày sớm để có hướng điều trị kịp thời.
Xem thêm: Vsync Là Gì – Công Dụng Thực Sự Của
Các bệnh lý khác
Vi khuẩn HP còn có thể dẫn đến một số bệnh lý khác như: gây tắc nghẽn dạ dày, viêm phúc mạc, chảy máu trong, thủng dạ dày…
Cách chẩn đoán vi khuẩn HP
Người nhiễm HP có thể được chẩn đoán với 4 loại xét nghiệm: sinh thiết khi nội soi dạ dày – tá tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm kháng nguyên trong phân.
Sinh thiết trong nội soi dạ dày – tá tràng
Nội soi dạ dày – tá tràng là phương pháp chẩn đoán hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô niêm mạc dạ dày và ruột non để phân tích tìm kiếm sự có mặt của HP. Việc kiểm tra có thể tiến hành bằng test urease, nuôi cấy vi khuẩn hoặc sinh thiết mô bệnh học.
Nội soi dạ dày là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán vi khuẩn HP
Người bệnh có triệu chứng viêm loét dạ dày thường sẽ được chỉ định làm nội soi để kiểm tra các tổn thương, đồng thời sinh thiết để chẩn đoán vi khuẩn HP.
Xét nghiệm hơi thở
HP có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm hơi thở với thiết bị đo DPM đặc biệt. Cụ thể:
DPM DPM từ 50 – 199: Không xác định được kết quả.DPM > 200: Dương tính với vi khuẩn HP.
Xét nghiệm kháng nguyên trong phân
Ở người nhiễm vi khuẩn HP, hệ miễn dịch được kích hoạt tạo ra kháng nguyên chống lại. Một phần kháng nguyên này sẽ được tìm thấy trong phân. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm kháng nguyên trong phân thường không dùng để sàng lọc khuẩn HP, thay vào đó nó được dùng để hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị ở người bệnh nhiễm khuẩn HP.
Xét nghiệm máu
Người bệnh tiến hành xét nghiệm máu để xác định có kháng thể chống vi khuẩn HP hay không. Kháng thể trong máu cho biết sự tồn tại của vi khuẩn này trong dạ dày và đường ruột. Song, phương pháp xét nghiệm máu thường ít được sử dụng.
Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?
Điều trị diệt vi khuẩn HP được chỉ định trong trường hợp chúng làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, đầy hơi, nôn ói, khó tiêu,… Bác sĩ sẽ xem xét nguy cơ và các biến chứng liên quan để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm tiết axit dạ dày là những cách tối ưu điều trị nhiễm khuẩn HP. Trong đó, thuốc kháng sinh có tác dụng chính là tiêu diệt khuẩn HP, thuốc giảm tiết axit dạ dày giúp giảm viêm loét và làm lành vùng viêm loét nhanh hơn.
HP là loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao, rất khó loại bỏ. Chính vì vậy người bệnh phải tuyệt đối tuân theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý thay đổi thời gian và liều lượng. Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Varicella Là Gì – Thủy đậu Varicella
Bên cạnh đó, để quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, điều độ; hạn chế ăn đồ chua cay, hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá trong thời gian điều trị.
Vi khuẩn HP có thể gây ra những bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Người bệnh cần khám sức khỏe tổng quát định kỳ, đồng thời test và diệt HP theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại là địa chỉ uy tín chẩn đoán và điều trị hiệu quả vi khuẩn HP. Để tìm hiểu về quy trình và cách điều trị cụ thể, hãy liên hệ ngay qua Tổng đài 1900558896 hoặc Hotline 0904970909 để được hỗ trợ.
Chuyên mục: Hỏi Đáp