Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã từng nghe và nhắc tới những danh từ như là viên chức, công chức.

Bạn đang xem: Viên chức là gì

Hoặc thậm chí là nhiều sinh viên khi ra trường, nhiều phụ huynh cũng có mong muốn cho con em mình thi đỗ để vào làm viên chức, công chức tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, v.v… để có được một công việc ổn định.

Tuy nhiên, không phải tất cả những sinh viên và những phụ huynh, những người có nhu cầu thi tuyển đều đã hiểu rõ về các vấn đề có liên quan như là về khái niệm Viên chức là gì? Công chức là gì? hay phân biệt được sự khác nhau giữa công chức và viên chức.

Chính vì thế, bài viết hôm nay của Công luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức, hiểu rõ hơn về hai loại khái niệm này.

Viên chức là gì? Ví dụ viên chức?

– Khái niệm viên chức được quy định tại điều 2 của Luật viên chức năm 2010 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành.

Từ những quy định trong văn bản pháp luật trên, ta có thể hiểu khái niệm về viên chức thông qua một số nội dung cụ thể sau đây:

+ Viên chức là những công dân Việt Nam qua quá trình tuyển dụng theo một quy trình nhất định để vào làm tại các vị trí công việc cụ thể

+ Địa điểm công tác là làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của Nhà nước;

Tức là hai bên khi ký kết, xác lập tham gia vào loại hợp đồng làm việc này sẽ xác định cụ thể thời gian làm việc và thời điểm để chấm dứt hiệu lực của bản hợp đồng này là rơi vào khoảng từ đủ 12 tháng tới đủ 60 tháng.

Đối với những viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 07 năm 2020 thì vẫn giữ nguyên chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (tức là không xác định thời gian, thời điểm cụ thể chấm dứt giá trị hiệu lực của hợp đồng làm việc).

+ Chế độ lương của viên chức được hưởng là do đơn vị sự nghiệp công lập trích từ quỹ lương của họ để chi trả theo quy định chung của pháp luật.

– Một số ví dụ về viên chức đó là:

+ Giáo viên tại những trường học công lập được coi là viên chức

+ Bác sỹ tại các bệnh viện công cũng chính là viên chức

+ Ngoài ra, kế toán tại các Tòa án, trường học công lập, một số đơn vị sự nghiệp công lập khác cũng là viên chức.

Xem thêm: Tải Gangstar Vegas Mod Apk 5, Gangstar Vegas: World Of Crime

*

Công chức là gì? Ví dụ công chức?

– Khái niệm công chức được quy định rõ tại khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2019 (với nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 4), cụ thể như sau:

+ Công chức cũng như viên chức, đều là những công dân mang quốc tịch Việt Nam,

+ Công chức thì được bổ nhiệm, tuyển dụng theo từng chức danh, chức vụ hoặc từng ngạch phù hợp với những vị trí việc làm nhất định

+ Địa điểm làm việc là tại:

Các cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước, của Đảng Cộng sản Việt Nam, những tổ chức chính trị – xã hội tại cấp trung ương, cấp tỉnh hay cấp huyện;

Các đơn vị, cơ quan của Quân đội nhân Việt Nam (trừ những đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, công nhân viên quốc phòng);

Ngoài ra, công chức còn là những người công tác trong các đơn vị, cơ quan của Công an nhân dân Việt Nam (trừ những trường hợp đang là hạ sỹ quan, sỹ quan chuyên nghiệp, công nhân viên công an)

+ Công chức là đối tượng được hưởng chế độ biên chế suốt đời và được ngân sách nhà nước chi trả tiền lương.

– Một số ví dụ về đối tượng là công chức đó là:

+ Chủ tịch UBND cấp huyện

Phó Chủ tịch UBND cấp huyện

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

+ Thẩm phán, Thư ký Tòa tại Tòa án nhân các cấp

+ Kiểm sát viên tại các Viện kiểm sát các cấp.

Phân biệt công chức và viên chức?

Để phân biệt giữa công chức và viên chức và hiểu rõ hơn nữa về Viên chức là gì? Công chức là gì? thì sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm khác nhau giúp bạn không bị nhầm lẫn, qua các tiêu chí như là:

Tiêu chí

Công chứcViên chức

Nơi công tác

– Cơ quan của Nhà nước, của Đảng, những tổ chức chính trị – xã hội tại cấp huyện, tỉnh và trung ương

– Những đơn vị, cơ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam (ngoại trừ các trường hợp là quân nhân, sỹ quan chuyên nghiệp và công nhân viên quốc phòng)

– Những đơn vị, cơ quan của Công an nhân dân Việt Nam (ngoại trừ các trường hợp là hạ sỹ quan, sỹ quan chuyên nghiệp)

– Những người thuộc bộ máy quản lý, lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Tại những đơn vị sự nghiệp công lập

Nguồn gốc

Được nhận vào làm việc thông qua hình thức bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào từng chức vụ, chức danh, từng ngạch tương ứng với từng vị trí công việcĐược nhận vào làm việc qua quy trình tuyển dụng phù hợp với từng vị trí công việc

Thời gian tập sự

– Đối với công chức loại C là 12 tháng

– Đối với công chức loại D là 06 tháng

Từ 03 đến 12 tháng tùy theo quy định tại hợp đồng làm việc

Hợp đồng làm việc

Làm việc không theo chế độ hợp đồng

Mà công tác theo chế độ biên chế suốt đời.

Thực hiện công việc theo chế độ hợp đồng

Chế độ tiền lương

Tiền lương do ngân sách nhà nước chi trả (trừ những công chức là quản lý, lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp công lập là hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập họ đang công tác)Tiền lương được trích ra chi trả từ quỹ lương của chính đơn vị sự nghiệp công lập họ đang công tác

Bảo hiểm xã hội

Không cần đóng bảo hiểm thất nghiệpPhải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Hình thức kỷ luật

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Giáng chức

– Cách chức

– Buộc thôi việc

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Buộc thôi việc

(Hoặc có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp mình đang làm)

Ví dụ về từng đối tượng

– Chủ tịch UBND cấp huyện

Phó Chủ tịch UBND cấp huyện

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

– Thẩm phán, Thư ký Tòa tại Tòa án nhân các cấp

– Kiểm sát viên tại các Viện kiểm sát các cấp.

– Giáo viên tại những trường học công lập được coi là viên chức

– Bác sỹ tại các bệnh viện công cũng chính là viên chức

– Ngoài ra, kế toán tại các Tòa án, trường học công lập, một số đơn vị sự nghiệp công lập khác cũng là viên chức.

Căn cứ

– Luật cán bộ, công chức năm 2008

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019

– Luật viên chức 2010

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019

Quy định mới về bỏ viên chức suốt đời như thế nào?

Tức là, thời gian làm việc và thời điểm để chấm dứt giá trị của bản hợp đồng này là rơi vào khoảng từ đủ 12 tháng đến đủ 60 tháng (tức là từ đủ 01 năm đến 05 năm).

Như vậy, theo như quy định mới này thì nước ta sẽ bỏ viên chức suốt đời theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và viên chỉ làm việc duy nhất theo chế độ hợp đồng có xác định thời hạn như trên.

Trong phạm vi bài viết ở trên, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về khái niệm Viên chức là gì? Công chức là gì? Bên cạnh đó cũng giúp bạn phân biệt được công chức và viên chức khác nhau như thế nào qua các tiêu chí và ví dụ cụ thể.

Xem thêm: Put Off Là Gì – Từ đồng Nghĩa Và Cách Dùng

Nếu có thắc mắc hay chưa hiểu rõ về những vấn đề khác có liên quan, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 của Luật Hoàng Phi để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Chuyên mục: Hỏi Đáp