SKĐS – Thời tiết giao mùa, nhất là ở các tỉnh miền Bắc tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp tăng cao. Phổ biến là cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… Trong đó viêm phế quản cấp là hay gặp nhất.
Viêm phế quản cấp là gì?Phế là phổi, quản là cái ống, phế quản là ống dẫn không khí vào trong phổi. Hệ thống phế quản trông giống như hệ thống cành cây, chia ra nhiều cành, nhiều nhánh từ lớn tới nhỏ để dẫn khí vào phổi. Trong đó có hai nhánh lớn nhất gọi là phế quản gốc phải và trái. Khi các phế quản này bị viêm sẽ dẫn đến tổn thương lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản, phù nề tổ chức dưới niêm mạc, co thắt các cơ trơn dưới lớp mô này và tiết dịch vào lòng ống phế quản dẫn tới các hiện tượng như ho, khò khè, có đờm…

Bạn đang xem: Viêm phế quản là gì

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơViêm phế quản cấp thường là do virut, vi khuẩn. Các virut hay gặp gồm: Adenovirus, corona virus, virut cúm A, B, metapneumovirus, RSV, rhinovirus… Vi khuẩn hiếm gặp hơn có thể là: Ho gà, chlamydia pneumonia, mycoplasma pneumonia…Cũng như các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp phổ biến nhất, viêm phế quản lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch tiết (nước mũi, nước miếng, đờm…) mà người bệnh thải ra, người khác hít vào hoặc chạm vào rồi đưa lên miệng mũi.Mùa đông xuân là mùa có thời tiết thích hợp cho sự phát triển của virut nên đỉnh cao của bệnh rơi vào mùa này.

*

Dấu hiệu của viêm phế quảnCác bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng khi hỏi bệnh và thăm khám nếu cần thiết có thể chỉ định một số xét nghiệm khác nhau.Ho: Là một triệu chứng không đặc hiệu, nó thể hiện có tình trạng viêm ở đâu đó trên đường hô hấp, từ mũi họng xuống đến phổi. Tuy nhiên với các nhà lâm sàng có kinh nghiệm có thể nghe tiếng ho mà phán đoán được người bệnh bị viêm phần nào của đường hô hấp. Ho có thể là ho khan hay ho đờm, có cơn hay ho từng tiếng…Sốt: Sốt cao hoặc nhẹ hoặc không sốt, sốt cơn hoặc liên tục.Viêm long hô hấp trên: Sổ mũi, nghẹt mũi.Tiết đờm: Đờm là dịch tiết của đường hô hấp, là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể có màu xanh, vàng hay trắng, màu đờm không giúp phân biệt viêm nhiễm này là do vi khuẩn hay virut.Khò khè: Là do lòng phế quản bị thu hẹp do phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản… Tiếng khò khè được phát ra do không khí qua lại khe hẹp phát ra tiếng. Cần phân biệt với tiếng khụt khịt mũi do đang bị viêm mũi phát ra. Nếu nghẹt mũi thì thường xảy ra ban đêm, lúc nằm, tiếng khò khè phát ra gần ngay mũi miệng, vệ sinh sạch mũi đi thì bớt. Tiếng khò khè trong bệnh viêm phế quản khác với khò khè trong hen phế quản ở chỗ khò khè này không hoặc đáp ứng kém với thuốc khí dung (salbutamol).Các triệu chứng khác: Thở nhanh- khó thở ít gặp đối với viêm phế quản thông thường. Nếu có thở nhanh – khó thở cần phân biệt với các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như: Viêm phổi, hen, dị vật đường thở…Khi khám phổi bác sĩ có thể phát hiện một số tiếng bất thường như: Rale ẩm tạo ra do đờm tiết ra trong lòng phế quản, đờm di chuyển trong lòng ống phế quản mỗi khi không khí di chuyển trong lòng ống tạo thành tiếng. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho làm một số xét nghiệm như: Công thức máu (tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao so với lứa tuổi là một chỉ điểm của tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn), CRP (là một loại protein phản ứng, nó tăng trong các phản ứng viêm do vi khuẩn), Procalcitonin (là một xét nghiệm chuyên biệt và đặc hiệu hơn CRP trong việc đánh giá tình trạng viêm là do virut hay vi khuẩn), chụp X-quang tim phổi, nội soi phế quản (chỉ nội soi khi tình trạng viêm kéo dài điều trị không thấy thuyên giảm hoặc để phân biệt với nguyên nhân khác)…

Xem thêm: Làm Thái Là Gì – Hỏi Ngu Về Massage Thái Là Gì

Điều trị như thế nào?Hơn 90% viêm phế quản là do virut do đó trong nhiều trường hợp, viêm phế quản không cần điều trị kháng sinh.Liệu pháp kháng sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ điểm nhiễm trùng do vi khuẩn như tổng trạng xấu, sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng, hoặc đờm mủ, hoặc những trường hợp viêm phế quản cấp ở người có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch; người trên 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau bệnh nhân nhập viện trong 1 năm trước, có đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2, tiền sử suy tim xung huyết, hiện đang dùng corticoid uống.Điều trị triệu chứng và chăm sóc:Sốt: Có hai loại thuốc hạ sốt quan trọng là acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Với ibuprofen chỉ dùng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao (từ 38,5 độ trở lên). Với những trẻ có bệnh lý tim, phổi, thần kinh… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt. Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em, người bị hen, người bị loét dạ dày – tá tràng…. Lau mát hạ sốt không được khuyến cáo thường quy.Ho: Ho là một phản xạ có lợi để tống đờm, vi khuẩn ra ngoài. Tuy nhiên, khi ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ… Người bệnh nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm. Có thể dùng thêm các thuốc long đờm trong trường hợp có đờm đặc, hoặc khó khạc đờm. Người bệnh không nên dùng thuốc giảm ho, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của bệnh nhân.Khi điều trị tối ưu mà bệnh nhân còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác.Sổ mũi, nghẹt mũi: Không dùng các thuốc kháng histamine và các thuốc chống sung huyết mũi để làm thông khô mũi vì nguy cơ tác dụng phụ cao. Việc vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý được khuyến khích. Phun hơi ẩm trong phòng ở có thể giúp giảm khô mũi. Đối với trẻ em, không cần khí dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản nếu trẻ không có khò khè, hoặc khò khè nhưng không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.Thuốc làm loãng đờm: Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein… Tuy nhiên hiệu quả của những thuốc này ở trẻ em khá hạn chế. Thuốc chỉ phát huy tác dụng khi trẻ được uống đủ nước. Mà nước bản thân nó đã là thuốc loãng đờm tốt nhất, vì vậy khuyến khích trẻ uống nhiều nước là biện một pháp điều trị hỗ trợ quan trọng.Khí dung thuốc giãn phế quản: Có thể dùng thuốc giãn phế quản khí dung, tuy nhiên chỉ khí dung nếu tình trạng khò khè có cải thiện phần nào sau khí dung, do vậy cần thiết khí dung tại cơ sở y tế và bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả của thuốc. Không nên sử dụng các thuốc giãn phế quản đường uống vì hiệu quả thấp mà lại có tác dụng phụ như: run tay, hồi hộp, đánh trống ngực, đỏ mặt…Thuốc kháng virus: Không khuyến cáo sử dụng thường quy, tuy nhiên bác sĩ có thể cân nhắc nếu nghi ngờ tác nhân là virut cúm, thuốc kháng virut cúm nếu cho cần cho sớm trong 36 giờ đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng.Khoáng chất và vitamin: Vitamin C được chứng minh là không giúp ích gì trong điều trị đợt cấp của viêm nhiễm hô hấp. Kẽm có thể có tác dụng nhưng rất ít và tác dụng phụ của kẽm là gây buồn nôn.Hầu hết các trường hợp bệnh tự giới hạn và khỏi sau 2-3 tuần. Một số có biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi. Những trường hợp này cần dùng kháng sinh để điều trị.

Xem thêm: Iot Là Gì? Những Lợi ích Mà Internet Of Things Là Gì

Phòng bệnh sao cho hiệu quả?Phòng bệnh viêm phế quản cấp bao gồm: Cách ly người bệnh, không tiếp xúc gần với người đang có biểu hiện viêm hô hấp, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, huấn luyện ho (khi ho phải ho vào khăn hoặc che miệng bằng vạt áo)…Vệ sinh các bề mặt: Vi khuẩn có thể dính trên bề mặt bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, áo quần… do đó cần thiết vệ sinh thường xuyên những vật dụng này.Uống nhiều nước, giữ ấm vào mùa đông.Bổ sung vi chất: Nếu muốn bổ sung kẽm, vitamin C thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.Tăng cường dinh dưỡng: Ăn đa dạng thực phẩm và tiêm phòng vaccin phòng bệnh.

Chuyên mục: Hỏi Đáp