Một số vướng mắc về cách hiểu liên quan đến lĩnh vực trọng tài thương mại và việc công nhận phán quyết của tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài ở Việt Nam sẽ được Luật Minh Khuê phân tích dưới góc nhìn pháp lý:

Mục lục bài viết

1. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) là gì ?2. Phán quyết trọng tài là gì ?3. Điều lệ của tổ chức trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là gì ?4. Luật áp dụng trong tố tụng trọng tài là gì ?5. Khái niệm về Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) là tổ chức trọng tài phi chính phủ đặt cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28.4.1993 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở hợp nhất Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải.

Thẩm quyền của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam:

+ Trung tâm trọng lài quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế nếu trước hay sau khi xảy ra tranh chấp, các bên đương sự thoả thuận đưa vụ việc ra trước trung tâm hoặc nếu có điều ước quốc tế ràng buộc các bên phải đưa vụ tranh chấp ra trước trung tâm.

+ Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có chủ tịch và hai phó chủ tịch do các trọng tài viên của trung tâm bầu ra với nhiệm kì 4 năm. Chủ tịch chỉ định một thư kí thường trực của trung tâm.

Bạn đang xem: Viac là gì

Xem thêm: Wbs Là Gì – Những ý Nghĩa Của Wbs

Xem thêm: Patreon Là Gì – Cách Nó Hoạt động Ra Sao

Trung tâm có các trọng tài viên là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế và pháp luật do Ban thường trực Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chọn với nhiệm kì 4 năm. Sau mỗi nhiệm kì, các trọng tài viên có thể được chọn lại. Chuyên gia nước ngoài có thể được mời làm trọng xs$ tài viên của trung tâm.

2. Phán quyết trọng tài là gì ?

Phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng mang tính chung thẩm của trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài về việc giải quyết tranh chấp.

Quy định về phán quyết trọng tài:

Phán quyết của trọng tài được thể hiện dưới hình thức văn bản và có nội dung cơ bản:

1) Địa điểm và ngày ra phán quyết;

2) Tên của trung tâm trọng tài;

3) Họ tên các trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất;

4) Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn;

5) Tóm tắt đơn kiện và các vấn đề tranh chấp;

6) Cơ sở để ra phân quyết của trọng tài;

7) Quyết định về vụ tranh chấp, quyết định về phí trọng tài và các phí khác;

8) Thời hạn thi hành phán quyết trọng tài;

9) Chữ kí của các trọng tài viên hoặc của trọng tài viên duy nhất.

Phán quyết của trọng tài là chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kì toà án, tổ chức nào; các bên phải tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định trong phán quyết. Bên không thi hành phán quyết trọng tài có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

3. Điều lệ của tổ chức trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là gì ?

Điều lệ của tổ chức trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là văn bản pháp lí quy định nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Căn cứ pháp lý ban hành điều lệ tổ chức trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam:

>> Điều lệ này được ban hành kèm theo Quyết định số 204/TTg ngày 28.4.1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

4. Luật áp dụng trong tố tụng trọng tài là gì ?

Luật áp dụng trong tố tụng trọng tài là luật dùng để điều chỉnh hoạt động của trọng tài trong quá trình xét xử tranh chấp giữa các bên trong giao dịch thương mại quốc tế.

Quy định về luật áp dụng trong tố tụng trọng tài:

Trong hoạt động thương mại quốc tế, luật áp dụng cho tố tụng trọng tài thương mại quốc tế được xác định dựa trên cơ sở thoả thuận của các bên tranh chấp hoặc dựa vào luật của nước nơi trọng tài tiến hành xét xử.

Luật được cơ quan xét xử dùng để giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự trong giao dịch thương mại quốc tế.

5. Khái niệm về Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là việc thừa nhận giá trị pháp lí và áp dụng các biện pháp để thực hiện quyết định của trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Nguyên tắc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:

Việc thừa nhận và cho phép thi hành tại Việt Nam quyết định trọng tài có thể được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ Việt Nam nhưng không do trọng tài Việt Nam tuyên, theo những nguyên tắc và trình tự pháp lí nhất định.

Tòa án Việt Nam xem xét việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tại nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của trọng tài của nước mà Việt Nam và nước đó đã kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này.

Quyết định của trọng tài nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại.

Quyết định của trọng tài nước ngoài được thi hành tại Việt Nam sau khi được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.

Tổ chức, cá nhân được thi hành, người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài nếu tổ chức phải thi hành có trụ sở tại Việt Nam, cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc nếu tài sản liên quan đến việc thi hành có tại Việt Nam.

Tòa án có thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức phải thi hành đóng trụ sở chính, nơi cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan.

Mọi vướng mắc pháp lý của người dân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tại thương mại, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn và giải đáp trực tuyến.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật Minh Khuê

Chuyên mục: Hỏi Đáp