Đây là một vấn đề nhạy cảm. Nhiều vụ việc bị kiện bất thình lình với những thiết kế từ nhiều năm trước, chi tiết vào mới biết do lấy một hình ảnh từ google. Mà ảnh đó đã được đăn ký bản quyền mới đau chứ. Vậy làm sao để kiểm tra ảnh có thể sử dụng cho thương mại hay không?

Vi phạm bản quyền là gì ?

Vi phạm bản quyền là sao chép lại hay là lưu truyền tác phẩm của người khác mà không xin phép, trái phép hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức. Thậm chí trầm trọng là có thể công bố thêm hay gây hiểu lầm là các công trình đó là của mình sáng tạo ra (đạo văn, đạo nhạc). Đây được xem là vi phạm quyền tác giả sở hữu trí tuệ.

Bạn đang xem: Vi phạm bản quyền là gì

Mức phạt vi phạm bản quyền ?

Cụ thể, đối với ngành thiết kế sẽ thường vi phạm việc sử dụng chưa xin phép và xâm hại quyền tác giả. Dưới đây là trích lại một số mức phạt:

Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm= ăn cắp logo, thiết kế …

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm = sửa chữa không xin phép

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm= sử dụng quảng cáo, thương mại không xin phép

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

Xem thêm: Phạm Vi Dự Án Là Gì – Quản Lý Phạm Vi Dự Án

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm= bán lậu không xin phép

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trích Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan 2013 

Câu chuyện Nước mắm Phú Quốc made in Thailand

Không chỉ Nước mắm Phú Quốc mà còn có nhiều thương hiệu khác tên Việt Nam nhưng made in Thailand được bán hợp pháp xuất khẩu thu lợi hàng tỷ đô la. Và có những chuyện thật mà như đùa đang xảy ra trên thế giới :

Ở Việt Nam, tình trạng đạo văn và đạo nhạc những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đã xảy ra trong nhiều trường hợp. Vụ được biết nhiều trong công chúng là vụ nhạc sĩ Bảo Chấn đạo nhạc khi viết bài Tình thôi xót xa, vụ nhạc sĩ Quốc Bảo đạo nhạc khi viết bài Tuổi 16. Truyện ngắn “Máu của lá” của nhà văn Võ Thị Hảo được cho là bị đạo đến 99% bởi tác giả Phạm Minh Phong.Ở Hoa Kỳ, năm 1993 Microsoft đã bị kiện vị tội ăn cắp bản quyền phát minh của một hãng nhỏ hơn nhiều là hãng Stac Electronics. Các kỹ sư của Microsoft đã dùngkỹ thuật phân tích ngược (reverse engineering) để mô phỏng lại phát minh của Stac Electronic về kỹ thuật phần mềm làm ổ đĩa nén (compressed drive) tên là Stacker từ 1991 mà không trả phí tổn cho Stac. Kết quả vụ kiện là Microsoft phải hủy bỏ các phiên bản MS-DOS 6.0 và 6.2 của mình thay vào đó là phiên bản 6.21 không hỗ trợ ổ đĩa nén và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một điều đáng nêu lên là cho tới khi tòa án phán quyết rằng Microsoft có vi phạm bản quyền thì hãng Stac Electronic đã bị phá sản vì không thể bán được sản phẩm mà mình đã phát minh; hãng nhỏ này cũng bị loại khỏi thương trường. Trong thời gian vụ kiện được xử lý, thì Microsoft cũng đã có đủ thì giờ để phát triển một kỹ thuật nén ổ dĩa mới không vi phạm bản quyền cho các phiên bản MS-DOS 7.0 và Windows 95.Đây cũng là một chiến thuật mà các hãng lớn có thể dùng để tiêu diệt các đối thủ nhỏ. Tuy nhiên, phương cách này chỉ được ít hãng lớn áp dụng được vì nó có một số giới hạn (về tài chính và đạo đức chẳng hạn) và quan trọng hơn là điều kiện về vòng phát triển của sản phẩm phải thay đổi rất nhanh (như là trường hợp của kỹ nghệ phần mềm).Một chiến thuật khác khá phổ biến ở thị trường cạnh tranh là mua lại toàn bộ hãng nhỏ hơn đang có các phát triển mạnh về những kỹ thuật mà mình chưa có. Với chiến thuật này thì các hãng kỹ nghệ sẽ tránh được mọi kiện tụng gây ra do vi phạm bản quyền. Sau khi nắm được các yếu tố kỹ thuật hay công nghệ cần thiết thì họ sẽ tiến hành tái cấu trúc và sa thải bớt các nhân sự nào không cần thiết hay không có tính cạnh tranh. Chiến thuật này có khi dẫn đến thành công nhưng có khi cũng đem lại thất bại. Như trường hợp của hãng Compaq đã mua lại hãng DEC nhưng sau đó không thể tái cấu trúc để tự đứng vững và cuối cùng dẫn tới việc sáp nhập vào hãng HP. Về phần HP, với khả năng quản lý tốt, sau nhiều cuộc tái cấu trúc, tự nó đã đúng vững dần và lấy lại vị trí hàng đầu trong kỹ nghệ máy tính.Sau đây lại là một phản thí dụ: Ở thị trường Hoa Kỳ hiện rất phổ biến tình trạng hàng hóa Thái Lan nhưng mang nhãn hiệu cầu chứng có tên hoàn toàn Việt Nam. Vì nhiều công ty và hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam không chú ý và chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu, các cơ quan quản lý cũng không có hướng dẫn pháp lý kịp thời nên nhiều thương hiệu của Việt Nam đã bị đăng ký và được sử dụng hợp pháp (đối với quốc gia sở tại) bởi những công ty nước ngoài. Điển hình như: Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, thuốc lá VINATABA, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, cà phê Buôn Ma Thuật… Nhà nước Việt Nam cũng rất chậm trễ trong việc luật hóa bản quyền và bảo hộ quyền tác giả, đến năm 2005 mới có Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức.

Theo wiki

Các chứng nhận bản quyền

*

Creative Commons Giấy phép Creative Commons là một số giấy phép bản quyền ra đời vào ngày 16 tháng 12, 2002 bởi Creative Commons, một công ty phi lợi nhuận của Hoa Kỳ thành lập vào năm 2001. Chứng nhận có giấy phép này thì bạn có thể sử dụng lại với mục đích thương mại hoặc phi thương mại tùy vào tác giả.

Xem thêm: Khu Chế Xuất Là Gì – Doanh Nghiệp Chế Xuất Là Gì

Giấy chứng nhận quyền tác giả tại Việt nam như hình bên.

Các văn bản quy định pháp lý về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Hãy tự bảo vệ lấy mình trước khi quá muộn!

Chuyên mục: Hỏi Đáp