Văn phòng đại diện là gì ? Văn phòng đại diện có chức năng gì ? Đây có lẽ là những câu hỏi được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trả lời được câu hỏi này, các doanh nghiệp sẽ biết được thực sự doanh nghiệp của mình có cần thành lập văn phòng đại diện hay không ?
1. Văn phòng đại diện là gì ?
1.1. Làm rõ khái niệm văn phòng đại diện là gì ?
Bản thân cụm từ “Văn phòng đại diện” cũng đã thể hiện tương đối rõ nét bản chất pháp lý của nó. Bóc tách cụm từ “văn phòng đại diện” thành hai về để phân tích.
Bạn đang xem: Văn phòng đại diện là gì
“Văn phòng” là gì ? Khái niệm này đã quá dễ hiểu nên không cần phân tích thêm.
“Đại diện” là gì ? Đại diện ở đây có nghĩa là nhân danh công ty. Nhân danh công ty để trao đổi, làm việc với đối tác, với khách hàng hoặc các bên liên quan khác. Mục đích của việc đại diện là nói lên tiếng nói của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. Cụm từ “Đại diện” lột tả khá rõ nét bản chất pháp lý của văn phòng đại diện. Đó là cách hiểu, cách tiếp cận khái niệm văn phòng đại diện theo góc độ phân tích ngữ nghĩa câu từ.
Vậy pháp luật quy định thế nào về VPĐD ? Luật Doanh nghiệp đã quy định về VPĐD như sau: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”
Văn phòng đại diện gồm có:
VPĐD của các doanh nghiệp trong nước;VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
1.2. Đặc điểm của VPĐD.
Phân tích quy định pháp luật trên, có thể thấy nổi bật nên 3 đặc điểm dễ nhận biết của VPĐD đó là:
Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.Phạm vi hoạt động là theo ủy quyền của công ty mẹ.Mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện được làm gì và không được làm gì ?
Văn phòng đại diện không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng mình. Không được trực tiếp kinh doanh. Tuy nhiên vẫn được ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của Doanh nghiệp.Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Hoặc do nhu cầu của các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Mà văn phòng có thể hoạt động trong nước hoặc rộng hơn là ngoài thế giới.Văn phòng đại diện hoạt động không thực hiện chức năng kinh doanh nên không phải nộp thuế môn bài. Tuy nhiên vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế. Trong những trường hợp phát sinh phải nộp thay cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Bank Là Gì – Internet Banking Là Gì
Đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa VPĐD với địa điểm kinh doanh và chi nhánh.
1.3. Ví dụ về văn phòng đại diện.
Để phát triển thương hiệu của mình, công ty Cocacola có rất nhiều văn phòng đại diện. Các văn phòng trên giúp Công ty Cocacola hoạt động và nhân danh công ty. Thực hiện một số nhiệm vụ mà công ty mẹ ủy quyền.
Văn phòng đại diện là gì ? VPĐD có chức năng gì ?
2.Văn phòng đại diện có chức năng gì ?
Văn phòng đại diện có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm một số chức năng chính sau:
2.1 Chức năng văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong nước.
Các văn phòng được thành lập nên, có chức năng của một văn phòng liên lạc. Là cơ quan trung gian giao dịch trao đổi, giao dịch và liên lạc với các đối tác. Thực hiện hoạt động nghiên cứu. Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp mình tiếp cận thị trường. Tiếp cận những đối tác mới. Nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp thành lâp ra mình tạo ra nhiều lợi nhuận.Khi xảy ra việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp đối thủ. Văn phòng đại diện có thể đại diện để khiếu kiện về các hành vi. Vi phạm các doanh nghiệp đối thủ.Thực hiện việc phát triển các ngành nghề kinh doanh. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật.Với nhiệm vụ là đại diện doanh nghiệp. Nên các văn phòng phải thực hiện việc báo cáo tình hình hoạt động với các cơ quan có thẩm quyền. Trên địa bàn hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Việc báo cáo cần kịp thời, nhanh chóng và trung thực.Ngoài ra văn phòng đại diện có thể tăng cường điều động nhân viên; tăng cường đi nhiều nơi khác nhau để giúp đỡ các văn phòng khác. Mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phát triển.Thực hiện trực tiếp trong việc soạn thảo hợp đồng. Các văn bản pháp quy để phục vụ cho các hoạt động của văn phòng mình. Việc soạn thảo những văn bản pháp quy đó phải dựa trên quy định của doanh nghiệp mẹ.Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên tại cơ sở. Tạo ra một môi trường làm việc thỏa mái. Thu hút nhân viên cống hiến trí tuệ và tâm huyết của mình vào trong công việc.
2.2 Chức năng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Được thành lâp, và được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có chức năng chính là các văn phòng liên lạc. Xúc tiến thức đẩy đầu tư, tìm hiểu thị trường của doanh nghiệp thương nhân khác.Ngoài ra thì văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Cũng có những đặc điểm chung giống với chức năng của văn phòng.Thực hiện báo cáo tài chính. Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh, kết quả tăng trưởng, giảm sút. Từ đó đề ra các kế hoạch, chiến lược phát triển cơ sở mình đạt hiệu quả cao nhất.Để hoạt động có hiệu quả trong hoạt động. Các văn phòng đại diện cần xây dựng, đào tạo tạo hoàn thiện bộ máy quản lý. Đội ngũ nhân viên hoạt động tinh nhuệ, sáng tạo phát huy được hết năng lực. Đem lại mục đích cuối cùng cho doanh nghiệp mẹ đó là “Lợi nhuận”.Trong một doanh nghiệp có nhiều văn phòng đại diện. Thì các văn phòng đại diện cần trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, khai thác tìm hiểu khách hàng. Đại diện của các doanh nghiệp trong nước.
Xem thêm: Dự án Bt Là Gì – Những điều Cần Biết Về Bt
Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp đã thành lập văn phòng đại diện,
Để tìm hiểu rõ hơn về văn phòng đại diện là gì ? Văn phòng đại diện có chức năng gì? Hãy liên hệ với công ty luật Ba Đình. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn chi tiết .
Chuyên mục: Hỏi Đáp