Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, văn hóa ứng xử thường mang dấu ấn trong cách tư duy, cách giáo dục, cách hành xử của mỗi con người, tính nhân văn của cộng đồng và thể hiện trong chính sách phát triển xã hội, có tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế – xã hội.

Bạn đang xem: Văn hóa ứng xử là gì

*

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng bò giống cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã của Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk )_Ảnh: TTXVN

1-Văn hóa ứng xửlà một trong những thành tố củavăn hóa. Do vậy, ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những quy phạm ứng xử xã hội phù hợp với điều kiện văn hóa, thể hiện tính người thông qua cách ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

Sự phát triển xã hội đặt con người vào trung tâm của sự phát triển, ngược lại cách con người ứng xử với nhau trong xã hội có thể nhìn nhận được và có những tác động nhất định đến sự phát triển xã hội. Mối quan hệ này cho thấy, con người không thể sống tách biệt hoàn toàn với xã hội cũng như không thể tồn tại mà không có những mối quan hệ với thế giới quanh mình. Như C.Mác viết: “Xã hội – cho dù nó có hình thức gì đi nữa… là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”(1). Chính bởi vậy, trong việc đánh giá sự phát triển của xã hội và sự tác động của văn hóa, thì cần chú ý đến tác động của văn hóa ứng xử. Điều này có thể nhìn nhận từ chính hoạt động của con người đối với xã hội. Đúng như Fê-đê-ri-cô Mây-ơ (Federico Mayor), nguyên Tổng Giám đốc UNESCO đã nhấn mạnh: “Khi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra mà tách rời môi trường văn hóa thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng, mất cân đối cả về mặt kinh tế lẫn mặt văn hóa, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ suy yếu đi rất nhiều”(2). Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự phát triển xã hội Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nếu như con người thiếu nhận thức đúng đắn về sự giao lưu và kết nối văn hóa. Điều đó phản ánh nền tảng văn hóa trong mỗi con người, sự vững chắc của giá trị văn hóa trong xã hội, do vậy, văn hóa ứng xử là một trong những cơ sở thể hiện khả năng phát triển xã hội, vì nó thể hiện sự nhận thức và hành động của các cá nhân, của cộng đồng và được thể hiện trong chính sách phát triển xã hội của hệ thống chính trị.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, sự giao lưu văn hóa đã và đang tạo ra không ít thách thức với chính con người với vai trò là đối tượng tạo ra và phát triển văn hóa, trong việc nhận thức về giá trị của văn hóa, phát huy giá trị của giao lưu văn hóa trong đời sống xã hội. Từ góc độ văn hóa ứng xử, rõ ràng có một bộ phận, nhất là giới trẻ chưa tìm được cách thể hiện mình trong điều kiện đa văn hóa hiện nay.

Văn hóa chỉphát triển thông qua các mối quan hệ xã hội thường xuyên, nhưng chịu sự điều chỉnh bởi nhiều mối quan hệ khác, đồng thời được kế thừa và tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình học hỏi, tương tác với môi trường và với các thành viên trong xã hội. Điều đó khẳng định, vấn đề ứng xử được đặt ra như một nhu cầu của quá trình phát triển văn hóa nói riêng và phát triển xã hội nói chung.

Văn hóa ứng xử chỉ có ở con người, chịu sự chi phối mạnh mẽ từ nền tảng văn hóa của cá nhân và của xã hội. “Văn hóa ứng xử là hệ thống các khuôn mẫu ứng xử được thể hiện ở thái độ, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, xã hội và bản thân, trên cơ sở những chuẩn mực văn hóa – xã hội nhất định, để bảo tồn, phát triển cuộc sống cá nhân và cộng đồng nhằm làm cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng giàu tính người hơn”(3). Do vậy, văn hóa ứng xử và sự phát triển xã hội có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Văn hóa ứng xử chi phối những mối quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên và con người với bản thân mình. Văn hóa ứng xử được nhìn nhận từ hai phạm vi là văn hóa xã hội và văn hóa cá nhân. Những tác động của văn hóa ứng xử đến sự phát triển xã hội có sự thể hiện đa dạng qua nhiều cách thức, được nhìn nhận qua mối quan hệ giữa con người với con người trên nền tảng văn hóa cá nhân. Văn hóa cá nhân không chỉ được hiểu đơn giản là những tri thức, những giá trị văn hóa do người đó tiếp nhận được thông qua con đường giáo dục, đào tạo,… mà cần được mở rộng hơn là cách thức cá nhân sử dụng những tri thức, những giá trị văn hóa đó trong cuộc sống của mình như thế nào.

Xem thêm: Di trú tại canada: cụm từ noc là gì ? nghĩa của từ nốc trong tiếng việt

2-Một trong nhữngtác độngcủa văn hóa nói chung, văn hóa ứng xử nói riêng, đến xã hội thể hiện qua hiệu ứng chức năng. Đó là sự phản ánh cách thức văn hóa hoạt động để có thể duy trì và phát triển xã hội.Những tác động này có thể kể đến việc thúc đẩy sự tham gia của người dân, góp phần phát triển cộng đồng, hình thành và giữ gìn bản sắc, xây dựng sự gắn kết xã hội…Suy nghĩ và hành vi của mỗi người chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố cá nhân và môi trường xã hội và hai hình thức định hướng là điều chỉnh và chế tài.

Thứ nhất,những hành động được điều chỉnh theo quy định của pháp luật, theo những quy phạm pháp luật, chịu những chế định cụ thể. Đây là cách định hướng bề nổi vì chúng có thể được nhận diện rõ ràng. Mọi người dân sống trong xã hội đều phải tuân thủ những điều được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Nếu vi phạm những điều đó, con người sẽ phải chịu xử phạt theo các chế tài. Đây là những quy định theo hình thức mang tính chất bắt buộc và góp phần định hướng hoạt động của con người trong hoạt động thực tiễn với mục đích bảo vệ và bảo đảm sự công bằng giữa mọi người.

Thứ hai, những ảnh hưởng ngầm không được công nhận theo hướng chính thức ở bề nổi và khó nhìn thấy được. Đó là các thông lệ, thói quen và các “luật bất thành văn”góp phần hình thành nên văn hóa ứng xử, bởi quan niệm “trăm cái lý không bằng một tý cái tình” trong văn hóa Việt Nam. Trong cách tư duy của người Việt, cái tình luôn có tác động mạnh và trực tiếp đến hành vi của con người. Trong một xã hội như vậy, những hành động thể hiện nhân tính, tình người được đánh giá cao, được tôn vinh. Bởi vậy, để có được sự ủng hộ của cộng đồng trong quá trình phát trình phát triển xã hội, việc tác động đến tình cảm của con người là rất quan trọng.

Trên cơ sở hai định hướng đó, văn hóa ứng xử được hình thành, phát triển và chi phối đến suy nghĩ, hành vi của con người trong xã hội. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử vừa thể hiện những tác động, vừa được hoàn thiện theo sự phát triển xã hội. Do vậy, cần có cách nhìn khách quan để nhận diện những tác động của văn hóa ứng xử đến sự phát triển xã hội. Một số cách thức thể hiện sự tác động có thể kể đến là:Cách con người giao tiếp với nhau;cách con người thể hiện thái độ, hành vi;cách thích ứng của con người trong xã hội.

Xem thêm: Phát Hiện Tiếng Anh Là Gì, Phát Hiện

Điểm quan trọng nhất của văn hóa ứng xử tác động đến sự phát triển xã hội làcách con người giao tiếp với nhau. Xã hội được hình thành trên nhiều mối quan hệ khác nhau của con người, trong đó quan hệ giữa con người với con người là mối quan hệ cơ bản nhất. Để duy trì và phát triển nó, con người trao đổi thông tin, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau thông qua phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, thể hiện qua lời nói, chữ viết, hay giao tiếp phi ngôn ngữ, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, trang phục… Qua đó, con người tạo mối liên hệ, sự tương tác và khẳng định sự tồn tại, sự sống của mình trong xã hội. Việc giao tiếp phổ biến nhất là bằng lời nói, “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để duy trì mối quan hệ tốt đẹp này. Trong quá trình giao tiếp, cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội và các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, thực tế đời sống xã hội lại đang tác động nhiều chiều dẫn đến nhiều cách hiểu về chuẩn mực các quan hệ xã hội. Đây là hệ quả tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa, không chỉ riêng đối với Việt Nam.

Chuyên mục: Hỏi Đáp