Menu

Bạn đang xem: Valhalla là gì

Menu
HomeThế giới trong thần thoại Bắc Âu Kiến tạo thế giới Cây tần bì Yggdrasill Cầu vồng lửa Bifröst Chín thế giới Ásgarðr Ālfheimr Vanaheimr Miðgarðr Múspellsheimr Svartálfaheimr Jötunheimr Niflheimr Niðavellir Helheimr Các địa danh khác Vígríðr Útgarðr Valhalla Chiến tranh giữa Æsir và Vanir Ragnarök Tuần và lễ hội Các nhân vật trong thần thoại Bắc Âu Nhóm thần Æsir Nam thần (Áss) Óðinn Vé (Lóðurr) Vili (Hœnir) Þórr Týr Heimdallr Loki Ullr Bragi Forseti Víðarr Váli Baldr Höðr Hermóðr Mímir Magni và Móði Nữ thần (Ásynja) Frigg Sif Iðunn Jörð (Fjörgyn) Gefjon Fulla Skaði Þrúðr Sól và Máni Rindr Sága Eir Sjöfn Lofn Vár Vör Syn Snotra Hlín Gná Bil Nhóm thần Vanir Njörðr Freyr Freyja Gullveig và Heiðr Kvasir Các thần khác Ægir Rán Nótt Hel Norn Sumarr và Vetr Valkyrja Brynhildr (Sigrdrífa) Sigrún Svanhildr (Swanhild) Những trinh nữ thiên nga Những tiên nữ Valkyrie khác Các sinh vật khác Dís Fylgja Einherjar Draugr Khổng lồ Angrboða Bergelmir Bestla Borr Búri Fenja và Menja Geirröð Gerðr Gríðr Gunnlöð Hrímþurs Hrungnir Hrym Hymir Járnsaxa Skrýmir Surtr Suttungr Útgarða-Loki Vafþrúðnir Ymir (Aurgelmir) Þjazi (Thiassi) Þrymr Yêu tinh Người lùn Mótsognir và Durinn Lofarr Dvalinn Các con trai của Ívaldi Brokkr và Eitri Brísingr Fjalar và Galar Andvari Alberich Norðri, Suðri, Austri và Vestri Vǫlva Quái vật Auðumbla Níðhöggr Jǫrmungandr Fenrir Garmr Sköll và Hati Fáfnir Grendel Anh hùng Cổ ngữ Rune Rune là gì? Lịch sử và nguồn gốc của chữ Rune Bảng chữ cái Fuþark Edda Poetic Edda Prose Edda Contact me Sitemap
Valhalla

*

Walhalla (1896) – tranh của Max Brückner

Valhalla, hay Anh linh thần điện, là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của thần thoại Bắc Âu. Đây là một điện/cung điện to lớn, tráng lệ, nằm dưới sự cai quản của vị thần Óðinn. Nửa số tử sĩ chết trận mỗi ngày sẽ được các tiên nữ Valkyrie mang qua cây cầu vồng lửa Bifröst về đây, nửa số còn lại theo về cánh đồng Fólkvangr của nữ thần Freyja.

Tên gọi Valhalla bắt nguồn từ từ Valhöll (“điện tử sĩ”) trong tiếng Bắc Âu cổ, được phiên âm thành Valhall. Valhalla là dạng thức số nhiều của Valhall. Theo Grímnismál (khổ 8-10) thuộc Poetic Edda, Valhalla nằm ở vùng đất Glaðsheimr, từ đây tỏa ra ánh sáng vàng rực rỡ. Theo Snorri, Valhalla có tường làm bằng cán giáo, mái lợp khiên vàng. Trên mái của Valhalla có nhiều tạo vật khác nhau: dê Heiðrún, hươu đực Eikþyrnir, cây Læraðr (có thể là một tên khác của cây Yggdrasill), và gà trống Salgofnir. Dê Heiðrún và hươu Eikþyrnir đều gặm lá cây Læraðr; từ sừng của hươu Eikþyrnir chảy những giọt nước xuống Hvergelmir, trở thành ngọn nguồn của mọi con sông trong trời đất, còn từ bầu sữa của dê Heiðrún chảy ra món rượu mật ong là thức uống được phục vụ ở Valhalla. Trước cửa Valhalla cũng là một cây khác – cây Glasir với tán lá bằng vàng, được tán tụng là “đẹp nhất trong cõi thần và người”. Một con sói được treo trên cửa tây, còn một con đại bàng sải cánh bay lượn phía trên Valhalla.

*

Valhalla (1978) – tranh của Giovanni Caselli

Xem thêm: Trôi Bảo Hành Là Gì – Samsung Có Nên Mua Hay Không

Valhalla có 540 cửa, cửa nào trong số đó cũng đủ lớn cho 800 người có thể ra vào cùng lúc, trong đó có thể kể đến cổng Valgrind rất cổ, đứng trước canh giữ những cánh cửa thiêng phía sau. Ghế trong điện được phủ bằng tỏa tử giáp. Thắp sáng nơi này không phải là đuốc, mà là ánh sáng tỏa ra từ những lưỡi kiếm. Valhalla là nơi tụ họp của các Einherjar – những chiến binh anh dũng đã hi sinh trong chiến trận. Chỉ những người dũng mãnh và gan dạ nhất mới được lựa chọn để tới Valhalla. Ngày ngày họ tụ họp ở đây chờ đợi Ragnarök, khi họ sẽ sát cánh chiến đấu cùng các Æsir tại cánh đồng Vígríðr “khi con sói đến”. Ban ngày, sau khi thức dậy nhờ tiếng gáy của Salgofnir, họ mài giũa kĩ năng chiến trận của mình bằng cách giao đấu với nhau, tới tối khi trở về Valhalla mọi vết thương của họ đều tự động lành lại, và họ cùng nhau dự yến do các tiên nữ Valkyrie phục vụ. Món thứ nhất là thịt từ con lợn rừng Sæhrímnir, mỗi ngày đều được giết và chế biến bởi Andhrímnir – đầu bếp của các vị thần, trong chiếc vạc Eldhrímnir, rồi Sæhrímnir sẽ lại phục sinh để chuẩn bị cho bữa tiệc ngày hôm sau. Món thứ hai là rượu mật ong từ dê Heiðrún. Óðinn thường dự yến và uống rượu với các Einherjar, nhưng phần thịt được đặt trước mặt mình thần không bao giờ ăn mà dành nó lại cho hai con sói Geri và Freki.

*

Đưa người lên Valhalla (1885) – tranh của Lorenz Frølich

*

Óðinn, thông qua Bragi, đón chào các Einherjar vào Valhalla (1882) – tranh của W. Engelhard

*

Valhall (1905) – tranh của Carl Emil Doepler Jr.

*

Valhalla (1875) – tranh của William Zimmermann

*

Valhalla (1885) – tranh của Johannes Gehrts

*

Valhalla (1897) – tranh của Ernst Hermann Walther

Search Search

*

  Hanoi Time
Log In
Username Password

Login form protected by Login LockDown.

Remember Me
Lost your password?
Register

Xem thêm: Kaws Là Gì – Kaws Effect Là Gì Kho Báu Nhân Vật

Forgotten Password Cancel

Chuyên mục: Hỏi Đáp