Bạn đã nhìn thấy “nó” trước đây, bạn đang nhìn thấy “nó” hiện tại, bạn nhìn và sử dụng “nó” mỗi ngày, và “nó” ở đây chính là UI hay được gọi là giao diện người dùng. Có lẽ khi đọc đến đây bạn sẽ có hàng loạt câu hỏi như User Interface là gì, bạn sử dụng nó lúc nào và ở đâu. thienmaonline.vn đã tổng hợp thông tin và cung cấp cho bạn những điều cơ bản cần biết về UI trong bài viết sau đây.

Bạn đang xem: User interface là gì

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe tới cụm từ UI rồi phải không? nhưng tên thật, nghĩa và có bao nhiêu loại UI thì chắc ít người mới tìm hiểu.

*

Vào những năm 80, giao diện đồ họa người dùng (GUI) được phát triển bởi các nhà khoa học máy tính tại Xerox PARC. Với sự đổi mới mang tính đột phá này, người dùng giờ có thể tương tác với máy tính cá nhân bằng cách gửi các dòng lệnh một cách trực quan thông qua biểu tượng, nút bấm, menu và checkbox.

Sự thay đổi này trong công nghệ có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể sử dụng máy tính, không cần code và cuộc cách mạng máy tính cá nhân bắt đầu từ đó. Vào năm 1984, Apple Computer đã phát hành máy tính cá nhân Macintosh đi kèm với chuột máy tính. Macintosh là máy tính gia đình thành công về mặt thương mại đầu tiên sử dụng loại giao diện này.

Sự phổ biến của các ứng dụng di động cũng đã ảnh hưởng đến UI, dẫn đến một thứ gọi là UI di động. Mobile UI đặc biệt chú trọng đến việc tạo các giao diện tương tác có thể sử dụng trên màn hình nhỏ hơn của điện thoại thông minh, máy tính bảng, và cải thiện các tính năng đặc biệt như điều khiển bằng xúc giác.

Xem thêm: Sous Chef Là Gì – Vai Trò Của Sous Chef Trong Nhà Hàng Khách Sạn

3. Các loại UI và yêu cầu thiết kế cơ bản cho từng loại

Hầu hết các sản phẩm kỹ thuật số hiện nay đều sử dụng giao diện đồ họa người dùng (GUI) bao gồm text, link, nút bấm và hình ảnh. GUI được phát triển để thay thế cho giao diện dòng lệnh (CLI).

Thiết kế UI trải qua một cuộc cách mạng lớn khi các thiết bị cảm ứng ra đời, mang lại một loại giao diện mới là giao diện cảm ứng. Trong khi GUI phụ thuộc vào cảm nhận của thị giác thì UI cảm ứng dựa vào cảm giác chạm để hoàn thành tác vụ. Điều này thêm một mức độ tương tác khác, nhất là đối với người dùng bị khiếm thị.

Một bước tiến xa hơn là giao diện cử chỉ, cho phép người dùng điều khiển máy tính qua chuyển động của cơ thể và cử chỉ mà không cần chạm tay vào bàn phím, chuột hay màn hình.

Conversational user interfaces (CUI) hay giao diện người dùng thoại bắt chước cuộc trò chuyện với người thật và có thể ở dạng chatbot hoặc trợ lý giọng nói như Alexa hoặc Siri. Càng ngày, các giao diện càng được phát triển lên một tầm cao mới và hướng tới giao diện không màn hình hay còn gọi là Zero UI. Và điều này có thể thay đổi cách chúng ta tìm kiếm thông tin hoặc thực hiện các tác vụ. Vì khi UI đơn giản hơn và trực quan hơn, người dùng có thể tương tác với nó “ngầm” trong khi lái xe, làm việc hoặc giao tiếp.

Xem thêm: Hp 3D Driveguard Là Gì – Có Ai Biết Phần Mềm Hp 3D Driveguard Để Làm Gì Ko

https://thienmaonline.vn/ui-la-gi-56107n.aspx Tóm lại, giao diện người dùng là điểm truy cập của một máy tính, sản phẩm hay thiết bị mà con người tương tác. Để UI thực sự thân thiện với người dùng (dù có màn hình hay không), chúng phải có chức năng, đáng tin cậy, có thể sử dụng được và thú vị. Chúng là một yếu tố thiết yếu của trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, các bạn tìm hiểu thêm về Lỗ hổng bảo mật là gì tại đây.

Chuyên mục: Hỏi Đáp