Từ lâu, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đã được kế thừa và phát huy trong mỗi người Việt Nam. Ở các lớp học, nhiều thầy cô giáo cũng đã ra nhiều đề tài văn về chủ đề này, như “Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn”. Vậy làm thế nào để viết một bài văn hoàn chỉnh?
1. Mở bài: Giới thiệu sơ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
Uống nước nhớ nguồn – Truyền thống tốt đẹp cần lan tỏa
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đất nước ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Hơn thế nữa, những câu tục ngữ, ca dao này do ông bà xưa để lại, hàm chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là một sự nhắc nhở, một lời khuyên hướng con người chúng ta phải luôn sống và làm theo những điều tốt đẹp. Mỗi câu ca dao, tục ngữ lan truyền những giá trị tích cực riêng, vô cùng chân thực và dễ hiểu, lắng đọng lòng người. Câu tục ngữ trên nói về lòng biết ơn của con người đối với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Và câu “Uống nước nhớ nguồn” cũng mang một ý nghĩa như vậy.
Bạn đang xem: Uống nước nhớ nguồn là gì
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – một truyền thống mang giá trị nhân văn sâu sắc
2. Thân bài giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
2.1. Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
“Uống nước”: Chính là những thành quả, thành tựu bạn được từ việc thừa hưởng, kế thừa kết quả của người khác mà không cần phải làm gì nhiều.“Nguồn”: Nghĩa đen có thể hiểu là nơi bắt nguồn của nguồn nước. Nếu hiểu theo nghĩa bóng, thì nguồn ở đây chính là sự bắt nguồn của những thành quả mà bạn ta đã đạt được. Hoặc hiểu cách khác, nguồn ở đây là một người nào đó đã giúp đỡ chúng ta trong việc gặt hái được “quả ngọt” thành công.Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” như muốn nhắc nhở chúng ta, phải luôn biết ơn những thành quả của các thế hệ đi trước hay người đã giúp đỡ mình.
2.2. Lý do ta cần phải “Uống nước nhớ nguồn”
Trong mỗi chúng ta, muốn đạt được thành quả, thành công đều phải có một nguồn gốc nào đó. Ở cuộc sống hằng ngày, xã hội hằng ngày, không thành công nào tự nhiên mà có, không qua sự giúp đỡ hay chỉ dạy của người khác, hay quá trình ta học tập từ người khác mà thành.Tất cả của cải, vật chất đều do bàn tay chúng ta lao động tạo nên. Chúng ta đều do cha mẹ sinh ra. Ta sống trong một đất nước yên bình, ngày càng giàu đẹp là do công lao của biết bao thế hệ cha ông đã gìn giữ và xây dựng nên.Thuở cha sinh, mẹ đẻ đều dạy ta phải có lòng biết ơn. Vì đó là một đức tính tốt mỗi người cần có.
2.3. Chúng ta cần làm gì để có được lòng biết ơn?
Việc đầu tiên, là phải luôn tự hào với lịch sử anh hùng và những truyền thống tốt đẹp, vẻ vang của dân tộc.Tích cực học tập và ra sức bảo vệ, lao động tích cực, góp một phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.Phải luôn có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa, những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đồng thời biết tiếp thu chọn lọc những tư tưởng văn hóa tiến bộ của nước ngoài.Không được lãng phí những thành quả lao động của người khác, mà phải biết trân trọng, tiết kiệm.
2.4. Kết bài
Tóm lại ý nghĩa giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.Nêu bài học kinh nghiệm rút ra được từ câu tục ngữ này.
3. Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – Bài mẫu
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đất nước ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Hơn thế nữa, những câu tục ngữ, ca dao này do ông bà xưa để lại, hàm chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là một sự nhắc nhở, một lời khuyên hướng con người chúng ta phải luôn sống và làm theo những điều tốt đẹp. Mỗi câu ca dao, tục ngữ lan truyền những giá trị tích cực riêng, vô cùng chân thực và dễ hiểu, lắng đọng lòng người. Câu tục ngữ trên nói về lòng biết ơn của con người đối với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Và câu “Uống nước nhớ nguồn” cũng mang một ý nghĩa như vậy.
Theo nghĩa đen, từ “nguồn” ở đây chính là nơi bắt nguồn của dòng nước. Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng, thì nguồn chính là sự ẩn dụ cho những công lao, thành tựu của những người đi trước dành cho người sau, thế hệ đi sau. Nước thì phải có nguồn, nên “Uống nước” ở đây được hiểu theo nghĩa bóng chính là sự thừa hưởng thành quả của những người đi trước. Câu tục ngữ này luôn mượn mối quan hệ gắn bó giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để dạy cho chúng ta một triết lý trong cuộc sống là: Khi bạn hưởng thụ một thành quả nào đó, bạn phải luôn nhớ ơn và đền đáp xứng đáng công lao của những người đem lại thành quả mình đang hưởng thụ.
Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
“Uống nước nhớ nguồn” là một triết lý sống hoàn toàn đúng. Bởi trong lẽ thường của cuộc sống, khi hưởng thụ được một thành quả tốt đẹp nào đó, người ta thường quên đi sự khó nhọc, khổ cực của người làm nên thành quả ấy. Chính vì vậy, người xưa đã chọn thời điểm của sự hưởng thụ “Bưng bát cơm đầy”, để cất lên tiếng lòng, sự nhắn nhủ vô cùng thấm thía:
“Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
Chính cái “dẻo thơm” của những giây phút hưởng thụ thành quả xây dựng trong cả thời gian dài lại bắt nguồn từ những giọt mồ hôi:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Xem thêm: Hallyu Là Gì – Hallyu, Làn Sóng Văn Hóa Hàn Quốc :: Korea
Hiểu mở rộng ra, thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay chính là nhớ vào công sức, sự khổ cực, chịu đựng của biết bao người. Có được đất nước Việt Nam ngày hôm nay là nhờ vào công sức dựng nước và giữ nước của cha ông ông chúng ta từ ngàn đời xưa. Ta lớn lên qua bao lịch sử trải dài, từ những thời bắt đầu khai thiên lập địa đến nay. Mọi thứ hiện hữu xung quanh chúng ta từ trang sách, ngòi bút, con đường, cây đa giếng nước hay những bài giảng của thầy cô, lời dạy của cha mẹ,…đều chứa đựng biết bao nguồn gốc sâu xa. Chúng là những kết tinh từ công sức của biết bao con người, biết bao thế hệ.
Sự trưởng thành của ta hôm nay, kiến thức ta có hôm nay đều là nhờ vào sự dạy dỗ của bậc sinh thành, của người thầy tảo tần, của mái trường qua bao năm tháng. Cơm ta ăn mỗi ngày là nhờ vào từng giọt mồ hôi qua bao nắng mưa của người nông dân lam lũ. Như vậy, trong cuộc sống này, không có bất cứ thành quả nào lại không có công lao của một ai đó.
Từ thuở còn lọt lòng, ta đã nghe những lời ru của các bà, các mẹ vô cùng thấm thía, theo ta đến mãi khi ta trưởng thành. Những lời ru ấy, dạy cho ta biết thế nào là đạo lý làm người:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Hay:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Hoặc:
“Không thầy đố mày làm nên”.
Để giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn thì chẳng bút mực nào có thể nói hết. Triết lý sống này đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Tỏ lòng biết ơn đối với các vua Hùng đã có công dựng nước, người dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Để thể hiện sự biết ơn đối với các thương binh, liệt sĩ – những người đã nằm xuống vì nền độc lập, hòa bình của tổ quốc, chúng ta có ngày Thương binh liệt sĩ 27-7 hằng năm.
Triết lý “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành một nhân cách sống đẹp đẽ trong mỗi con người Việt Nam ta. Truyền thống này không chỉ thể hiện trong đời sống hằng ngày, mà nó còn luôn hiện hữu trong các tác phẩm văn học. Nhà thơ Trần Đăng Khoa biết ơn những khó nhọc của cha mẹ và từ đó nhìn nhận lại trách nhiệm làm con của mình:
“Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan chưa ngoan”
Thế nhưng, trong thực tế, lại luôn có những kẻ vô ơn, không những không biết ơn mà còn quay lưng lại phản bội, giở thói “Ăn cháo đá bát” với những người giúp đỡ mình. Đó là những kẻ xảo trá, ích kỷ và toan tính như nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ đó sẽ bị xã hội khinh ghé, ruồng bỏ, thậm chí là phải trả giá cho việc làm của chính mình. Cuộc đời là chuỗi luân hồi có vay, có trả.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” dạy cho con người chúng ta phải có lòng biết ơn, sống với một giá trị nhân văn đẹp đẽ cho đời. Chính lòng biết ơn ấy khiến cho con người biết ân nghĩa, thủy chung trong cuộc sống. Nhờ lòng biết ơn ấy, các thế hệ được gắn bó với nhau bằng hai chữ “Tình người”. Lòng biết ơn khi trở thành những hành động đẹp đẽ là động lực để ta giữ gìn, xây dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Nhớ lấy lời Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải có công giữ lấy nước”. Đó chính là câu nói thể hiện sự “nhớ nguồn” cao nhất. “Nhớ nguồn” không đơn giản là chỉ là ghi nhớ công ơn mà còn cần phải gìn giữ, bảo vệ và lan tỏa những giá trị tích cực , tốt đẹp đến với mọi người, khiến nó đẹp hơn, sâu sắc hơn mỗi ngày.
Bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có công với đất nước
Để đền đáp được công lao dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, thầy cô, chúng ta phải đi xa hơn đến những chân trời mới. Phải cố gắng phát huy hết tất cả những gì mình có để xây dựng bản thân, xây dựng đất nước. Như thế mới không phụ công ơn dưỡng dục, sinh thành của họ dành cho chúng ta. “Nhớ nguồn” ở đây còn là lối sống có trách nhiệm, vị tha trong cuộc sống. Hãy tự tạo cho mình những thành quả tốt đẹp, để lại cho thế hệ sau tiếp tục noi gương, tiếp tục kế thừa và phát huy như chúng ta đã từng.
Xem thêm: Thất Tịch Là Ngày Gì, Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Lễ Thất Tịch
“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ, một đạo lý làm người vô cùng nhân văn và ý nghĩa được đúc kết bao đời. Đó chính là những giọt nước mát tinh khiết, được cha ông ta lắng đọng lại, dành cho ta sau này. Chính vì vậy, chúng ta phải biết kế thừa và phát huy, lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp ấy đến mọi người. Biến nó thành lý tưởng sống hàng đầu trong mỗi cá nhân, dân tộc.
Đứng ở cương vị là những người trẻ đang trong giai đoạn phát triển, hãy không ngừng tiếp thu giá trị tốt đẹp ấy để làm tiền đề sống vững chắc. Không một phút giây nào được quên đi công lao to lớn của thế hệ đi trước. Hãy trở thành một người có ích cho xã hội, đưa đất nước phát triển ngày một toàn diện hơn.
Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu cho đề bài giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn. Bạn có thể tham khảo chọn lọc và làm tư liệu cho mình trong việc viết bài. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn nắm bắt được những ý chính và xây dựng cho mình một bài văn hoàn hảo hơn.
Chuyên mục: Hỏi Đáp