Đóng vai trò là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể – Tuyến giáp ảnh hưởng và chi phối tới hoạt động của nhiều cơ quan. Khi tuyến giáp gặp vấn đề (rối loạn tuyến giáp, nang tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,..) sẽ kéo theo nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Để hiểu hơn: Tuyến giáp là gì? Chức năng và những vấn đề thường gặp ở tuyến giáp, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Bạn đang xem: Tuyến giáp là gì

Tuyến giáp là gì? 

*

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuyến giáp gồm 2 thùy: thùy trái và thùy phải, mỗi thùy áp vào mặt trước bên của sụn giáp với phần trên khí quản và 1 eo tuyến nối 2 thùy với nhau. 

Vị trí tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có khối lượng khoảng 20-25 gram, có hình dạng như con bướm. Ngang hàng với các đốt xương sống C5-T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, nên khi nuốt tuyến di động theo thanh quản, phía sau giáp khí quản. 

Chức năng của tuyến giáp 

Nhiều người có thể không biết tuyến giáp là gì? Nhưng vị trí và chức năng của tuyến giáp thì bạn không nên bỏ qua vì đây là tuyến nội tiết quan trọng, đóng vai trò “tuyệt vời”: tiết hormone T4/T3 (thyroxie (T4) và triiodothyronine (T3)) điều hòa nhiều chuyển hóa trong cơ thể và nhận ảnh hưởng điều hòa của hormone TSH từ tuyến yên trên não. 

Cụ thể:

Tuyến giáp điều tiết lượng canxi trong máu (luôn duy trì nồng độ 1%), điều tiết lượng photpho trong máu: tuyến cận giáp nằm cạnh tuyến giáp tiết ra tyrocanxitonincos có tác dụng làm tăng sự hấp thu canxi từ ống tiêu hóa vào máu và từ máu vào xương, làm ổn định canxi trong máu. Nếu thiếu canxi thì tuyến giáp sẽ làm việc liên tục để lấy canxi từ xương vào máu (nhằm duy trì nồng độ 1% canxi trong máu).

Tuyến giáp tiết ra 2 loại hormone thyroxie (T4) và triiodothyronine (T3)có vai trò:

Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dụcKích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bópTác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữaTăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyếtKích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.

Kích tố của tuyến giáp chủ yếu là tyroxin được hình thành từ tyrosin và iot. Do đó người thiếu hụt iot sẽ thường gặp các vấn đề về tuyến giáp. 

Điều gì xảy ra nếu tuyến giáp hoạt động không tốt? 

Nếu tuyến giáp bị rối loạn hay gặp phải một số vấn đề nào đó, việc này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn: 

Rối loạn chức năng tuyến giáp, làm xuất hiện các biểu hiện như: hạ thân nhiệt, trao đổi chất giảm, tăng trưởng chậm, hoạt động sinh dục giảm, tim đập chậm. 

Bệnh lý tuyến giáp: cường giáp (bệnh basedow) do tuyến giáp hoạt động quá mạnh, suy giáp, u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,…

Xem thêm: N/a Là Gì – N/a Viết Tắt Của Từ Tiếng Anh Nào

Những vấn đề thường gặp ở tuyến giáp

Sau khi biết tuyến giáp là gì, vị trí và chức năng của tuyến giáp, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về một số biểu hiện đặc trưng bệnh lý tuyến giáp. Điều này, sẽ giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bât thường của tuyến giáp và có biện pháp điều trị kịp thời. 

*

Sau đây là một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp thường hay mắc phải:

Nang tuyến giáp

Khi mô tuyến giáp ở một vùng nào đó phát triển bất thường sẽ tạo nên khối u chứa chất lỏng có kích thước từ vài mm đến vài cm. Thường gặp nhất là nang tuyến giáp có kích thước 2mm. Đây là tình trạng phổ biến hay gặp ở nữ giới. Các nang này có 2 hình thái: hỗn hợp dịch hoặc chỉ chứa duy nhất một dịch và thành phần mô đặc. Phần lớn các nang nhỏ loại này đều là lành tính nhưng vẫn có một số trường hợp có thể chứa tế bào ác tính gây ung thư. Đối với trường hợp nang tuyến giáp chỉ có dịch thường không phải ung thư, còn nếu có thành phần mô đặc thì tỷ lệ ung thư sẽ cao hơn (tỷ lệ sẽ tùy thuộc vào thành phần mô đặc có trong nang). 

U tuyến giáp lành tính 

Là khối u (hay còn gọi là bướu) tồn tại dưới dạng thể rắn hoặc thể lỏng. Khối u được hình thành và phát triển trong tuyến giáp do sự phát triển của những tế bào bất thường trong lớp lót mặt trong của tuyến giáp, gây rối loạn nội tiết và dẫn đến hình thành khối u. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do: thiếu i-ốt trong quá trình ăn uống hàng ngày, mô tuyến giáp bình thường tăng sinh quá mức, nang giáp, viêm tuyến giáp, bướu giáp đa nhân,.. 

Khối u thường có kích thước nhỏ, tiến triển chậm, không có triệu chứng lâm sàng. Khối u quá lớn khiến người bệnh tự cảm nhận thấy, sờ thấy bằng tay và nhìn thấy bằng mắt thường, có thể ảnh hưởng tới hoạt động nuốt và hô hấp trở nên khó khăn. U tuyến giáp lành tính thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ cao gấp 1-5 lần nam giới. Bệnh có khả năng chữa khỏi hoàn toàn lên đến hơn 90% nhưng người bệnh thường lo lắng bệnh có thể phát triển và gây biến chứng nguy hiểm hơn. 

Ung thư tuyến giáp

Là tình trạng các tế bào bất thường ở tuyến giáp hình thành và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Một dạng biến thể của u tuyến giáp có yếu tố ác tính gây ung thư. 

Ung thư tuyến giáp có nhiều loại: hay gặp là ung thư tuyến giáp nhú, thể tủy, thể không biệt hóa. Trong đó thể tủy và thể không biệt hóa thường có tiên lượng xấu hơn. Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa là bệnh ung thư tiên lượng rất tốt. 

Dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp thường không rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, khi người bệnh đến viện thì thường bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó nếu có các biểu hiện bất thường sớm ở tuyến giáp như nang tuyến giáp, nghi ngờ u tuyến giáp nhỏ,… bạn cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp can thiệp và xử trí kịp thời. 

Suy giáp 

Là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả do các nguyên nhân như: khối u cục bộ chèn ép tuyến giáp buộc phải cắt bỏ một phần tuyến giáp, viêm nhiễm tuyến giáp, bướu cổ, suy giáp bẩm sinh, ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác,… Trong đó chủ yếu do 3 nguyên nhân chính là: teo tuyến giáp, viêm tuyến giáp tự miễn, sau điều trị bệnh cường giáp.

Khi tuyến giáp hoạt động yếu, gây rối loạn chức năng sinh lý và có thể dẫn tới tử vong trong thời gian ngắn. Do đó, suy giáp cần được phát hiện càng sớm càng tốt, tránh để bệnh diễn tiến âm thầm và nặng hơn gây chậm chễ và khó khăn cho việc điều trị. 

Bệnh cường giáp

Ngược lại với suy giáp, cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mạnh, sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh Basedow gây ra (chiếm 50-80% các trường hợp cường giáp), ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác bao gồm bệnh bướu tuyến giáp thể đa nhân, u tuyến độc, viêm tuyến giáp, ăn quá nhiều , và sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp tổng hợp. Một nguyên nhân ít gặp hơn là u tuyến yên. 

Có ba cách điều trị chính đối với người mắc bệnh cường giáp là dùng đồng vị Iốt, dùng thuốc và phẫu thuật tuyến giáp. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là liệu pháp thường được áp dụng khi tuyến giáp quá to và có nguy cơ phát triển thành ung thư. 

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến giáp

*

Siêu âm tuyến giáp là bước đầu tiên cần làm khi thăm khám hoặc chẩn đoán khi có dấu hiệu nghi ngờ người mắc bệnh lý về tuyến giáp. Siêu âm cũng giúp bạn phát hiện sớm các nang tuyến giáp nhỏ có kích thước từ 2mm để người bệnh theo dõi và đánh giá tình trạng phát triển của các nang này. 

Xét nghiệm tế bào học bằng kỹ thuật chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm giúp chẩn đoán tổn thương ở tuyến giáp, giúp lấy ra một số tế bào và dịch trong nhân sau đó tiến hành xét nghiệm dưới kính hiển vi xem chúng có bất thường gì không (u lành tính hay ung thư tuyến giáp)

Đối với trường hợp u tuyến giáp lành tính, bác sĩ có thể một số phương pháp điều trị như sau:

Theo dõi và tái khám định kỳ chuyên khoa theo hẹn (áp dụng với khối u tuyến giáp lành tính, có kích thước nhỏ khoảng 1-2cm). Điều trị bằng thuốc (điều trị nội khoa): với khối u tuyến giáp có kích thước trung bình khoảng 2-3cm, có thể điều trị bằng hoóc môn giáp L-T4 ít nhất 6 tháng rồi đánh giá lại kết quả. Bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Phẫu thuật: với nhân tuyến giáp có kích thước trên 4cm hoặc có biến chứng như chèn ép gây khó thở hoặc nuốt nghẹn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Trường hợp nang tuyến giáp chứa dịch thường là những khối u lành tính, nhưng nếu có kích thước lớn (đường kính trên 4cm) cũng nên được phẫu thuật.Chọc hút dịch: trường hợp nhân tuyến giáp là nhân lỏng (chứa dịch) thì cần được chọc hút hết dịch. Sau đó bệnh nhân được chọc lại để xét nghiệm tế bào (khoảng 50% trường hợp, các nang nước tự biến mất sau khi chọc hút dịch một vài lần). Một số ít trường hợp, nhân tuyến giáp lành tính có thể tự giảm kích thước. Còn ở đa số bệnh nhân, các nhân này tiến triển rất chậm thì chỉ cần giám sát đều đặn.

Xem thêm: Ngũ Cốc Lợi Sữa Gồm Những Gì, Thành Phần Bột Không

Đối với ung thư tuyến giáp: ung thư tuyến giáp thể biệt hóa phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất, phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất. 

Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt, đặc biệt là thể nhú sống sau 5 năm đạt : 80-90%, thể nang sống sau 5 năm từ 50-70%, thể túy sống sau 5 năm: 40%, thể không biệt hóa sau 5 năm dưới 50%.

Do đó, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đặc biệt là những người có nang tuyến giáp cần theo dõi thường xuyên. Với những người được chẩn đoán mắc các bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, cần điều trị sớm tránh để tránh biến chứng nguy hiểm và để lâu gây khó khăn cho việc điều trị. 

Hệ thống Y tế Thu Cúc với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, các kỹ thuật chuyên sâu được sử dụng phát hiện bệnh lý tuyến giáp sẽ giúp bạn phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời bệnh lý tuyến giáp. 

Chuyên mục: Hỏi Đáp