Giới trẻ Việt Nam ngày càng được xem là lực lượng có ảnh hưởng để giúp đưa Việt Nam thành quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Nhưng chưa chắc họ sẽ thành lực lượng có ảnh hưởng để đưa lại một cuộc sống có những giá trị mà người Việt trân quý.

Về đối tượng của đề tài này, cuộc khảo sát dân số toàn quốc đầu tiên năm 1979 cho thấy lớp người ở tuổi 15-24 có khoảng 10.5 triệu.

Nay, với tuổi trung bình là 24 và khoảng 60% dân số 84 triệu người ở dưới tuổi 35 là những người không trực tiếp nếm trải cuộc chiến Việt Nam.

Dĩ nhiên, định nghĩa về thanh niên Việt Nam không phải đã hẳn suôn sẻ. Ví dụ, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam định nghĩa thanh niên là những người từ 15 đến 35 tuổi, trong khi các tổ chức phương Tây ở Việt Nam xác định độ tuổi này là 15-24.

Đằng sau niềm tin thị trường

Đa số các tổ chức phương Tây ở Việt Nam, ít nhất một cách kín đáo, cũng đều tin rằng với tác động của cách mạng truyền thông toàn cầu (café intevà CNN), thì việc quan niệm dân chủ bắt rễ và giới trẻ bớt cam chịu sự kiểm soát của đảng nhà nước chỉ là vấn đề thời gian.

Số lượng sinh viên đại học năm 1990 chưa đầy 200.000. Năm 2005, con số đã là hơn 1.4 triệu, theo Tổng cục Thống kê. Từ 2005 đến 2007, có thêm 97 trường đại học và cao đẳng mới thành lập, đưa tổng số các trường lên thành 352.

Việc du học nước ngoài đang trở thành nhu cầu cho những ai có khả năng. Trong giai đoạn 2000 – 2006, có khoảng 18.400 công dân Việt Nam đã vào các trường trung học và đại học ở Mỹ.

Theo cuộc Điều tra Giá trị Thế giới (World Values Survey), người Việt có tính cá nhân kinh tế – dựa trên sự ủng hộ khác biệt lợi tức và ủng hộ mức thuế thấp – còn lớn hơn người Mỹ, Canada, Trung Quốc và Nhật!

 

  

*
Nhiều người trẻ quan tâm có việc làm và chất lượng sống cải thiện

Tuy nhiên, sự ủng hộ thị trường của giới trẻ Việt chủ yếu dựa trên mong đợi rằng cải cách kinh tế của chính phủ sẽ tạo ra việc làm lương cao và mức sống cải thiện.

Sự ủng hộ đó chẳng hề liên quan tới niềm tin vào, và điều kiện chính trị cần cho, một nền kinh tế thị trường tự do. Thanh niên thờ ơ, hay mặc kệ, cuộc hôn nhân kỳ quái giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Chừng nào nền kinh tế hiện nay còn đem lại kết quả tốt, nhiều người trẻ vẫn không thấy cần có một nền kinh tế tư bản dựa trên pháp quyền.

Nó giải thích vì sao thanh niên ủng hộ nhiều khía cạnh của kinh tế thị trường, nhưng đồng thời, lại ủng hộ vai trò đầu tàu kinh tế của chính quyền.

Cũng theo Điều tra Giá trị Thế giới, đa số thanh niên ủng hộ sự khác biệt trong thu nhập và cũng đồng thời ủng hộ sở hữu nhà nước và một khái niệm dân chủ nằm gọn trong định nghĩa của nhà nước.

Vì thế, luận điểm rằng tuổi trẻ Việt Nam sẽ là lực lượng thay đổi là một sự cổ vũ hơn là thực tế.

Sự năng động về kinh tế, xã hội của nhiều thanh niên phụ thuộc vào những đổi thay bên trong các định chế nhà nước, hơn là nhờ vào một xã hội dân sự đòi thay đổi.

Thái độ của tuổi trẻ đối với kinh tế thị trường gắn chặt với mong chờ rằng nhà nước sẽ ra quyết định đúng. Rằng vai trò của giới trẻ là đi theo chứ không phải lãnh đạo, là làm giàu từ kinh tế thị trường nhưng đừng tra vấn các quyết định của lãnh đạo đảng.

Tình trạng lưỡng thể

Trong bối cảnh Việt Nam có vẻ sắp trở thành con Cọp châu Á mới, não trạng của nhiều người trẻ là “hướng về tương lai” và để cho các “nhà bất đồng chính kiến” già nua và Việt kiều bất mãn cứ bi quan về chính trị đời thường của Việt Nam. Một mặt, thái độ quy ước ấy đã có lợi cho thanh niên Việt Nam, nhưng mặt khác, nó cũng có thể cản trở tương lai của họ.

 

 

*

 Thanh niên thờ ơ, hay mặc kệ, cuộc hôn nhân kỳ quái giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản

*

 

Khả năng của vế thứ hai có vẻ bắt đầu hiện ra, khi Việt Nam hứng chịu lạm phát tăng cao tới 26.8% trong tháng Sáu (cao nhất kể từ năm 1992). Thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ thất nghiệp có lẽ sẽ xấu đi đáng kể lần đầu tiên sau năm năm. Hình ảnh Việt Nam có nguy cơ từ “phép lạ” chuyển sang “ảo tưởng”, và đi kèm với nó là nguy cơ xảy ra thêm các vụ đình công và bất ổn xã hội.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, vấn đề cốt lõi của quá trình thị trường hóa tại Việt Nam chính là một tình trạng “lưỡng thể kỳ quái”, mô tả việc nhà nước XHCN độc đảng muốn đầu tư vào công nghiệp hiện đại, cải tổ các định chế truyền thống, và nâng trình độ người dân để có thể tăng trưởng tốt hơn, nâng cao sản lượng, lương công chức…

Tuy nhiên, như David Dapice biện luận, tình trạng “lưỡng thể kỳ quái” lại bắt rễ từ chỗ chính quyền dùng tiền đầu tư công vào các lĩnh vực tốn kém làm chậm đà tăng trưởng, và nới rộng khoảng cách bất bình đẳng.

Ông cảnh báo rằng nếu không có cải cách phù hợp, “những điểm yếu này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiến bộ và tăng trưởng còn có thể chậm đi nữa, dù rằng tốc độ thực hiện nay có thể đã thấp hơn ước tính chính thức.”

Giáo dục – Bàn đạp cho cải cách?

Đối với giới trẻ, tình trạng “lưỡng thể kỳ quái” hiển hiện rõ nhất trong hệ thống giáo dục.

Mặc dù chi phí giáo dục của Việt Nam tính theo phần trăm GDP còn cao hơn Nam Hàn, Philippines, Thái Lan và Trung Quốc, nhưng không đại học nào có vị trí đường hoàng tại ASEAN hay Đông Á.

 

Tiến sĩ Lê Sĩ Long

Có bài báo trong nước ghi nhận nhiều sinh viên ra trường bị chê là khóa học của họ không đáp ứng được đòi hỏi của chủ lao động. Mặc dù giáo dục vẫn là nền tảng chính giúp cho sự thăng tiến, nhưng nhiều gia đình đang phải tính lại chi phí dành cho việc học.

Những tiến bộ trong giáo dục thậm chí còn chưa đến được khu vực nông thôn, nơi hơn 60% thanh niên có việc làm vẫn chỉ lao động trong các nông trại nhỏ của gia đình. Lý do là vì đại đa số thanh niên nông thôn còn chưa học hết lớp 12. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ 12% thanh niên nông thôn tốt nghiệp trung học, và khả năng có bằng cao đẳng hay đại học của họ kém gấp sáu lần so với giới trẻ thành thị.

Có lẽ cũng giống như sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, hình ảnh tiến bộ của hệ thống giáo dục cũng chỉ là “ảo tưởng”.

Ảo tưởng đó có thể buộc những người trẻ lâu nay miễn cưỡng thì bây giờ trở thành người kêu gọi cải cách hệ thống giáo dục. Đang có những câu hỏi khó dành cho Bộ Giáo dục – Đào tạo: Vì sao lại tồn tại một hệ thống giáo dục giống nhau trên toàn quốc trong khi đang có những khác biệt vùng miền và thành thị – nông thôn? Vấn đề gì xảy ra khi các đại học vẫn chưa có được sự tự chủ?

Tiềm năng xét lại quan hệ nhà nước – xã hội từ những câu hỏi như thế có thể mở rộng không gian chính trị bên trong nhà nước một đảng hiện nay. Đó là điều mà các vụ đình công, phong trào bất đồng chính kiến, hay chiến dịch thu gọn bộ máy chính quyền cồng kềnh, vẫn chưa làm được.

Có thể chỉ khi đó một nhận xét mang tính chất lịch sử của sử gia David Marr mới thành hiện thực. Ông nói trong lịch sử, tuổi trẻ Việt Nam, “khi được thúc đẩy bởi một lý tưởng cụ thể hay một cuộc khủng hoảng”, có thể xả thân vì đại cuộc và chứng tỏ “sự quyết tâm và đoàn kết thành tổ chức mà so với thái độ lâu nay, chẳng ai tin nó sẽ có thể xảy ra.”

Về tác giả:Lê Sĩ Long, Tiến sĩ từ năm 2002, hiện là Giám đốc chương trình Sáng kiến Quốc tế cho Nghiên cứu Toàn cầu tại ĐH Houston. Ông cũng đồng sáng lập các khóa Việt Nam học tại trường này, nơi ông đã là giảng viên từ 2004. Tác giả đang thực hiện hai bản thảo: chính trị về thay đổi ở Việt Nam, và cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có đóng góp ý kiến xin gửi về vietnamese
bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.

 

PhongThân gửi anh Bình, Melbourne. Tôi rất đồng ý với ý kiến của anh, anh nói rất đúng và hay. Nhưng tôi muốn hỏi là: Với quá trình phát triển như hiện nay, những hình ảnh đẹp như anh nói khi nào sẽ hình thành tại VN?

PoorVNĐiều này cho thấy gì. Điều này cho thấy nền giáo dục VN đã rất “thành công” với nhiệm vụ tối thượng mà ĐCS đã giao cho nó là “đào tạo” và rèn luyện ra những con người càng “hồng” càng tốt. Xin thành thật chúc mừng bộ giáo dục VN.

Nguyễn ThắngBài viết của anh Long đáng chú ý. Tôi cũng thấy nhiều nhận xét của bạn đọc có giá trị. “Dân trí” cứ được thể hiện như thế này- phân tích, bình luận đều sâu sắc và có tính xây dựng, thay vì cứ đấu đá nhau mãi cái “ý thức hệ” điên khùng nào đó, ắt sẽ ngày càng có lợi cho suy nghĩ của giới trẻ, cho đất nước.

CVMTrong cơ chế vận hành của chính thể hiện nay, giới trẻ sẽ phục tùng để hưởng lợi, nếu không sẽ bất tuân và đẩy sự việc đến chỗ quá khích, đó là vấn đề không thể thờ ơ. Bài viết của Lê Sĩ Long mang tính học thuật có chất lượng, nhưng nghiêng về diễn biến và kích động. Thanh niên VN thật đáng thương!

ChevalTôi dám khẳng định rằng phần lớn thanh niên thờ ơ với chính trị, điều này cũng đúng vì có quan tâm thì cũng không thể tác động gì được.

Với cách điều hành của Hà Nội hiện nay, thì không ai ham thích và không thể ” quan tâm”. Có ai mà không bị sờ gáy.

Bản thân tôi cũng vậy, từ một người ham thích và phấn đấu làm việc trong khu vực nhà nước với tư cách là một công chức gương mẫu nhưng bị gạt ra khỏi vòng chọn lựa vì những định kiến về chính trị.

Tôi cũng từng bị mất việc vì tò mò trước cuộc khiếu kiện của người dân vì Giám đốc doanh nghiệp tôi bị làm phiền vì tiếp công an đến xác minh.

Cũng từng lăn lộn phong trào Đoàn, Đội tôi nhận ra rằng phần lớn các phong trào chỉ là phong trào 100% và mang tính hình thức.

Gia nhập Đảng chính là tấm vé để đi tiếp con đường. Nỗi lo của Hồ Chí Minh rằng Đảng là nơi làm giàu đã dần thành sự thật.

Tôi từ chỗ xem mình là có lý tưởng theo Đảng, có hoài bão nhưng khi vấp phải những mặt trái của những gì mình theo đuổi tôi mới biết ” lý tưởng” chính là ” tưởng là có lý”, ” chân lý” là ” cái lý có chân”.

Ngay bản thân tôi bây giờ cũng vậy, thờ ơ với các diễn biến chính trị, nhà nước miễn là nhưng diễn biến đó không tác động lớn đến việc theo đuổi mục đích của riêng mình.

Nguyễn Quang, Hà TĩnhLòng yêu nước của thanh niên Việt Nam bây giờ bị giới hạn bởi một lũ tham nhũng. Bọn tham nhũng làm cho tôi mất hết niềm tin. Lũ giặc không bị tiêu diệt thì có lòng yêu nước cũng chẳng muốn cống hiến làm gì. Đau lòng lắm hỡi hàng triệu người đã ngã xuống ơi!

Bình, MelbourneCó nhiều vị dân chủ nói “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là 1 cuộc hôn nhân kỳ quái nhưng hầu như chỉ nói suông mà không có chứng minh.

Tôi cũng là 1 thanh niên Việt Nam, đuợc học hành ở phương Tây đây, tôi có thể chứng minh nó không kỳ quái chút nào mà còn rất hợp lý.

Về mảng kinh tế thị trường là để phát triển kinh tế đất nước, làm cho nhân dân giàu có, để cho những nước đế quốc, thực dân trước đây hay TQ bây giờ không đè đầu cưỡi cổ nước Việt Nam nữa.

Về mặt xã hội chủ nghĩa là không để chênh lệch giàu nghèo, làm cho nhân dân ai cũng được cuộc sống ấm no, có phúc lợi xã hội cao, tiền không rơi vào túi một số ít nhà tư bản kếch xù như những nước tư bản phương Tây được coi là giàu nhất thế giới nhưng vẫn! còn đầy rẫy những người ăn xin.

Tùy theo thời kỳ mà lấy kinh tế thị trường hay xã hội chủ nghĩa là trọng tâm. Đến lúc đất nước đã có tích luỹ thì phúc lợi xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ làm trọng tâm.

Nguyên, SingaporeCá nhân em không đồng ý với Anh Long ở điểm này: “Vì thế, luận điểm rằng tuổi trẻ Việt Nam sẽ là lực lượng thay đổi là một sự cổ vũ hơn là thực tế.” Chính xác thì phải nói là : Đó là 1 thực tế. Số lượng các bạn trẻ tích cực học tập , tiếp thu tri thức và công nghệ ngày càng tăng.

Có thể do Bác sang Mỹ lâu qúa rồi nên không update lắm. Có thể thấy là có rất nhiều trang web của hội du học sinh ở các nước. Họ du học làm gì? Chỉ với hi vọng thoát nghèo cho bản thân thôi ư ? Họ có trở về nước hay ko? Em cho rằng tất cả các nỗ lực này là đáng trân trọng và đáng kể, là thực tế.

Long, Quảng NgãiBài viết của anh Long rất hay và thực tế.

Bạn đang xem: Tuổi trẻ là gì

Xem thêm: Sku Là Gì – Hướng Dẫn đặt Mã Sku Cho Sản Phẩm

Xem thêm: Hentai Là Gì – Hentai Có Nghĩa Là Gì

Trong giới Thanh Niên Việt Nam hiện nay, có 2 xu hướng rõ rệt: 1. Giỏi + chính trực: Chán ghét những trò hề của CS độc tài. 2. Thấp kém + kha khá về học hành nhưng kém về nhận thức: Tung hô CS để trục lợi. Thật đáng buồn.

KhoaEm thấy anh Long nói cũng đúng. Anh cũng là người Việt, cũng từng sống ở quê nhà. Hẳn là anh cũng có lòng yêu quê hương mà nhận định vậy. Thôi thì chúng ta hãy cùng xem đó là lời phê để sửa mình, dù cho là nó chưa toàn diện, cốt làm sao cho thanh niên thêm lửa, nước nhà thêm mạnh.

Người Việt mình khen nhau riết quen. Từ nhỏ đã nghe nào là rừng vàng biển bạc với lại thông minh rồi cần cù….hỏi thế chứ sao mà nước mình nó cứ nghèo hoài là nghèo. Đỗ lỗi tại chiến tranh chứ như ba em nói hồi xưa mới giải phóng, Thái Lan người ta sánh còn không bằng cái miền Nam của mình nói gì là nước Việt thống nhất, vậy mà bây giờ nhìn lại thì chả hiểu làm sao mà mình cứ như con rùa. Thì nó cũng phải có cái lí do gì nữa chứ, anh em nghĩ coi?

Cho là anh Long nói chưa đúng hết đi, thì cũng đúng một phần, mà đúng một phần thì sửa một phần, tốt được một phần. Trong thời khắc này em cho rằng người dám chỉ ra yếu kém của dân tộc mới là người yêu nước, chứ tối ngày nào là “giàu và đẹp rồi gì gì đó…” thì là cái đồ dở hơi.

Cụ thể về bài viết của anh Long em thấy nói tuổi trẻ còn thờ ơ thì cũng đúng. Từ nhỏ cứ hễ tả cô giáo thì phải là mặt trái xoan, mà thằng cu tí này sống ở miền Nam từ đó đến nay chớ có biết cái trái xoan mặt mũi nó ra làm sao, mà kẹt cái là không phải trái xoan thì sợ cô cho ít điểm. Chung quy lại, rập khuôn từ nhỏ nên nói thiệt là có nhiều đứa không phải là thất học, cũng dân Bách Khoa đàng hoàng mà nó biết Dân Chủ là cái giống gì nó chết liền luôn óh! Người ta phê bình chính phủ tí thì nó nói là phản động, chê bai cộng sản tí nó nói mình diễn biến hòa bình!

Thôi không nói nữa, lo thân cho nó khỏe. Con người mà, lo thân rồi mới lo thiên hạ. Cái này là em nói theo quan sát riêng chứ không phải em tả chân dung em, mấy anh đừng hiểu lầm tưởng em không yêu nước.

Thiển ý em thấy thế này, chừng nào nông dân đói quá mà quậy, trung – thượng lưu bị kềm hãm quá mà cự thì mới có đổi mới mạnh mẽ. Nhưng mà Đảng ta lo trước hết. Nông dân nghèo hoài nhưng chưa đủ đói để quậy, trung – thượng lưu cũng còn chổ để luồn lách. Thế là không ai cự. Người Việt mình cứ thủng thẳng mà “bò” vào tương lai.Trừ khi mình khéo biết nghe ngóng bên ngoài!

Bây giờ hội nhập, mình phải ráng lắng nghe đủ mọi tiếng chê bai, không phải để tự ái, mà để sửa mình. Nếu người có máu Việt chê mình mà mình còn tự ái thì tụi tây nó chê mình sao mình thèm nghe. Mà không nghe thì là không cầu thị, thì làm sao mà khá. Nói như tụi Trung Quốc, dân tộc người ta cũng vĩ đại có thua ai mà ông Lỗ Tấn ổng cũng chửi được, thấy hông? Nói chung là dân tộc nào cũng có khuyết điểm, tụi Anh, Pháp chắc nó cũng có khuyết điểm, tại mình không rành đó thôi. Thế nên bị chê không có gì phải tự ái. Mình nghiêm túc tiếp thu cho người ta nể mình chơi!

Nguyễn Hồng Quốc, SGTôi không hoàn toàn đồng ý với nhận định “Thanh niên thờ ơ, hay mặc kệ, cuộc hôn nhân kỳ quái giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản”. Bạn cần phải hiểu một điều rằng, cho dù bạn là Tiến Sỹ, dân VN đã khổ đau quá nhiều rồi nên khi cuộc sống khấm khá lên đôi chút so với thời ăn cơm độn thì dân VN mình cảm thấy tạm hài lòng rồi nên họ chưa dám nghĩ đến điều gì lớn lao hơn. Khi bạn đang đói, thiết nghĩ bạn sẽ cần chén cơm trước tiên thay vì dân chủ hay điều gì khác. Bạn có biết bao nhiêu phần trăm thanh niên VN được học hành nghiêm túc và trong số này được bao nhiêu phần trăm nữa có tư tưởng tiến bộ?

Dân chủ hay tình hình của đất nước không phải là cái công–tắc điện mà chúng ta chỉ cần bật một cái là nó sáng lên. Phải cần một thời gian dài để thay đổi mọi thứ. Một cuộc so găng giữa một số ít thanh niên trí thức và Hà Nội độc tài thì, theo bạn, phần thắng sẽ thuộc về ai? Bạn hãy nhớ rằng đây là một trận đấu quyền anh nhiều hiệp mà Hà Nội có quyền đấm dưới thắt lưng trong khi trọng tài cũng là chính họ! Dù sao thì cũng cám ơn bạn đã nêu vấn đề, ít nhiều thì nó cũng có tác dụng.

Ẩn danhGiới trẻ Việt Nam mang tư tưởng thời đại! Nếu các bạn không đi dạo một vòng quanh các diễn đàn thanh niên thì bạn sao có thể hiểu rõ bộ mặt của Thanh Niên Viêt Nam! Người Việt Nam cần cù sáng tạo, thanh biên Việt Nam yêu nước, họ sẵn sàng làm bất điều gì khi tổ quốc yêu cầu!

HDN, TP HCM“…Nhân dân Việt Nam có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi sục…”(Hồ Chí Minh). Đúng như vậy giới trẻ Việt Nam, Thanh niên Việt Nam là một khối đoàn kết thống nhất biết chọn lọc những vấn đề cốt lõi, tinh túy của Thế giới vận dụng một cách sáng tạo, thực tiễn vào XH Việt Nam.

Nếu ở châu Phi chỉ cần 300 năm thì hầu như toàn châu Phi đều nói tiếng Pháp. Nhưng cho dù một ngàn năm Bắc thuộc thì Dân tộc Việt Nam vẫn là Một dân tộc Việt Nam. Dù cho cả ba đế quốc Pháp, Nhật, Mỹ xâm lược thì cũng không thể đồng hóa được VN cho dù dùng chính sách dân ngu, cần sa, ma túy “Chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học…” (Bản tuyên ngôn độc lập của HCM).

Giới trẻ VN, Thanh niên VN biết dùng cái của người thành cái của mình. Biến tinh hoa thế giới thành nền tảng Văn hóa, bản sắc phong tục, tập quán rất VN. Là mỗi người con VN chúng ta phải tự hào điều đó. Bất kỳ ở đâu trên thế giới này phải chung tay xây dựng một nước VN vững mạnh bằng hành động chứ không phải bằng lời nói. Thấy VN mạnh thì làm thế nào để mạnh hơn nữa. Thấy VN yếu thì bằng thực tế nào để giúp đất nước phát triển hơn. Rất nhiều cách thiết thực để giúp đất nước chúng ta. Mong tất cả Giới trẻ VN, Thanh niên VN đoàn kết lại.

TransngocĐọc kỹ bài viết này của Ts Lê Long, có thể nhận định rằng tác giả bài viết đã có được cái nhìn khá tổng quan về ý thức hệ của giới trẻ Vn. Xét về mặt lý luận, nghiên cứu thì đây là bài viết hay.

Nhưng cá nhân tôi chưa tán thành với một vài luận điểm từ phía Ts Long. Ví như Ts nhận định rằng: “Thái độ của tuổi trẻ đối với kinh tế thị trường gắn chặt với mong chờ rằng nhà nước sẽ ra quyết định đúng. Rằng vai trò của giới trẻ là đi theo chứ không phải lãnh đạo, là làm giàu từ kinh tế thị trường nhưng đừng tra vấn các quyết định của lãnh đạo đảng.” Thế hệ trẻ Việt Nam hiện giờ- có điều kiện và được học hành bài bản hơn, ý thức được sự đóng góp tốt nhất cho đất nước là từ ngay trong những hành động thiết thực. Cái cách mà họ lựa chọn bằng việc gắng sức học hành, hay làm việc hiệu quả là cách thức tốt nhất trong khả năng hiện tại mà họ có thể làm để đem lại lợi ích cho bản thân, cho người thân và sau là cho đất nước họ. Nên nhận định đó là chưa toàn diện.

Và một khi họ đã gom đủ hành trang cho bản thân thì lúc ấy ngoài họ ra thì ai khác có thể lãnh đạo đất nước này. Việt Nam là một nước mà từ yếu tố địa kinh tế chính trị xã hội đến chuẩn mực đạo đức hay hành vi cũng mang những đặc điểm riêng biệt. Nên chắc chắn một điều rằng ý niệm về “niềm tin” “giá trị” “hạnh phúc” hay “tự do” “dân chủ”..vv..của người Việt Nam cũng nào thể giống y xì như là Mỹ hay bên các nước phương Tây. Tôi tin tưởng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ biết cách làm thế nào để mang lại sự hưng vượng cho quốc gia họ cũng như lựa chọn được những “giá trị” phù hợp riêng nhất.

Chuyên mục: Hỏi Đáp