“Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Con gái lấy chồng theo quan niệm dân gian không được tổ chức cưới vào năm tuổi Kim Lâu. Vậy tuổi Kim Lâu là gì, quan niệm này từ đâu mà có, nó có thực sự chính xác hay không?

Theo phong tục cưới hỏi của Việt Nam, khi quyết định chuyện hôn nhân, hai bên gia đình sẽ tùy theo tuổi người con gái mà lựa chọn năm để tổ chức đám cưới. Có tuổi được xem là đẹp để kết hôn, có tuổi lại bị cho là phải kiêng kị, tránh phạm phải.

Bạn đang xem: Tuổi kim lâu là gì

“1, 3, 6, 8 Kim Lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng”. Các cụ từ xa xưa đã đúc kết nên câu nói này từ bao đời nay. Dựng vợ gả chồng là chuyện cả đời người, càng phải cân nhắc kĩ lưỡng. Theo quan niệm dân gian, con gái đến tuổi Kim Lâu thì nên tránh chuyện ăn hỏi, cưới xin.

Vậy tại sao lại có quan niệm như vậy? Kim Lâu là gì, có cách tính như thế nào? Tuổi Kim Lâu có thực sự đáng sợ đến mức phải tránh đi như vậy hay không? Nếu có thì cách hóa giải của nó là gì? Hôm nay, Melisa sẽ giải đáp hết các câu hỏi trên, hy vọng giúp được các cặp đôi phần nào khi bàn tính chuyện trăm năm hạnh phúc.

1. Kim Lâu là gì?

Tuổi Kim Lâu ban đầu được khoa học cổ Phương Đông tổng kết để phục vụ cho chuyện lứa đôi, cưới xin thế nào cho hạnh phúc bền lâu.

Người ta cho rằng, nếu kết hôn vào tuổi Kim Lâu thì sẽ có hại đến bản thân mình trước tiên, sau đó là ảnh hưởng đến nửa kia và con cái của mình, có hại cho cây trồng vật nuôi trong nhà.

Dân gian cho rằng Kim Lâu gồm có:

1. Kim Lâu Thân: kị bản thân mình.2. Kim Lâu Thê: kị vợ.3. Kim Lâu Tử: kị con.4. Kim Lâu Súc: kị chăn nuôi gia súc. Với người không theo nghề chăn nuôi thì vẫn có thể làm nhà vào năm này.

Cũng có nhiều cách hiểu khác về tuổi Kim Lâu và quan niệm tránh kết hôn vào tuổi này. Người ta cho rằng Kim Lâu đơn giản được hiểu là nhà vàng, lầu vàng (Kim là vàng, Lâu là nhà).

Trước đây con gái vua chúa, quý tộc khi kết hôn sẽ chọn tổ chức cưới vào tuổi Kim Lâu, ý nghĩa là cuộc sống sau này sẽ giàu sang sung túc, được ở lầu vàng điện ngọc.

Ngược lại, con nhà thường dân bị ép không được cưới xin vào tuổi này vì giới quý tộc lo sợ họ sẽ đổi vận, lên làm vua quan và cướp mất tài sản của mình.

Lâu dần, suy nghĩ này ăn sâu vào quan niệm dân gian, biến mất ý nghĩa ban đầu và trở thành mặc định “Con gái lấy chồng phải tránh tuổi Kim Lâu”.

*

2. Cách tính tuổi Kim Lâu

Tuổi Kim Lâu dựng vợ gả chồng

“1, 3, 6, 8 Kim Lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng!” Theo các cụ truyền lại, tính tuổi cưới phải xem tuổi mụ của người con gái và tuổi Kim Lâu cần tránh là các tuổi có số hàng đơn vị là 1, 3, 6 và 8. Cách tính này được truyền miệng từ đời này sang đời khác và được áp dụng trong hầu hết các đám cưới ở Việt Nam.

Dân gian còn có một cách tính khác, đó là lấy các con số trong tuổi mụ của người con gái cộng lại với nhau cho đến khi ra số cuối cùng nhỏ hơn hoặc bằng 9. Kết quả cuối cùng không phải là 1, 3, 6 hoặc 8 thì tức là không phạm Kim Lâu.

Ví dụ, người con gái sinh năm 1990, năm 2017 tuổi mụ là 28, lấy 2 + 8 = 10, 1 + 0 = 1. Với cách tính như trong sách Thông Thư, nếu lấy 28 : 9 = 3, dư 1. Cả hai cách tính đều cho ra kết quả năm tuổi mụ 28 là tuổi Kim Lâu.

Theo sách Thông Thư của Trung Hoa cổ đại thì làm nhà hay dựng vợ gả chồng nên tránh tuổi Kim Lâu, Hoang Ốc và Tam Tai. Tuổi Kim Lâu ở đây được tính theo tuổi mụ của người trụ cột trong nhà.

*

Cách tính tuổi Kim Lâu được đề cập đến trong sách này cụ thể như sau:

Lấy tuổi mụ của người trụ cột trong gia đình chia hết cho 9 và xem kết quả:

1. Nếu dư 1 thì phạm Kim Lâu Thân: Tai họa cho bản thân người chủ.2. Nếu dư 3 thì phạm Kim Lâu Thê: Tai họa cho vợ của người chủ.3. Nếu dư 6 thì phạm Kim Lâu Tử: Tai họa cho con của người chủ.4. Nếu dư 8 là Phạm Kim Lâu Súc (Kim Lâu lục súc): Tai họa cho vật nuôi trong nhà (Hao tiền tốn của).5. Nếu chia hết hoặc có các số dư khác ngoài 1, 3, 6, 8 thì tốt, không phạm Kim Lâu, là tuổi đẹp để làm nhà hoặc kết hôn.

Xem thêm: Năng Động Tiếng Anh Là Gì – Sự Năng Động In English With Contextual Examples

Tóm lại, các tuổi Kim Lâu cần tránh ở đây là: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.

3. Cách hóa giải hạn Kim Lâu

Theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian, gặp năm Kim Lâu thì chớ bàn chuyện dựng nhà hay cưới gả. Song để giải tỏa tâm lý cho gia chủ và linh hoạt hơn trong xử lý những chuyện đại sự cả đời, cũng có rất nhiều cách để hóa giải hạn Kim Lâu. Ví dụ như làm nhà gặp Kim Lâu thì gia chủ có thể “mượn tuổi”, tức nhờ người khác không phạm vận hạn gì đứng ra thực hiện cho.

Với chuyện cưới xin, dân gian có lệ “xin dâu hai lần” để hóa giải hạn “đứt gánh giữa đường”. Cũng có nơi chọn ngày cưới sau ngày Đông chí hoặc ngày sinh nhật của cô dâu, coi như khi đó là cô dâu đã sang tuổi mới, hết hạn Kim Lâu.

*

4. Tại sao trong năm Kim Lâu kiêng kị cưới hỏi? Kim Lâu có thực sự đáng sợ như vậy không?

Kim Lâu là gì mà con gái phạm tuổi này thì không nên lấy chồng? Như đã nói ở trên, người xưa quan niệm rằng nếu cưới xin phạm tuổi Kim Lâu thì chẳng những hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người mình kết hôn, con cái hay gia súc (tức tiền của trong nhà).

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chuyện cả đời người nên chẳng ai dám phạm phải, lỡ có chuyện gì không may thì hối cũng không kịp.

Do đó mà mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh nhưng qua nhiều lời các cụ xưa kể lại, con cháu cũng chẳng dám trái lời mà phạm phải tai ương.

Thường thì người miền Bắc hay xem trọng Kim Lâu hơn khi xem ngày cưới. Mà cách tính Kim Lâu của các miền thì không hoàn toàn giống nhau nên nếu đám cưới giữa hai miền mà không có sự thỏa thuận giữa hai gia đình thì dễ xảy ra xung đột.

Theo nhiều nguồn sách vở thì thực ra Kim Lâu là cách tính được áp dụng cho việc xây cất nhà cửa chứ không hẳn cho việc dựng vợ gả chồng.

Cũng có ý kiến cho rằng, Kim Lâu trong việc cưới xin không quan trọng bằng việc chọn được ngày giờ tốt, hợp tuổi hai vợ chồng mà không phạm Tam Tai.

Cũng không rõ những quan điểm, cách nghĩ trên là do thời hiện đại, người ta muốn giảm bớt mức độ nghiêm trọng cho Kim Lâu mà nhiều cách hóa giải được đưa ra và được đông đảo mọi người hưởng ứng. Bởi dù sao thì cả quan niệm Kim Lâu và những cách hóa giải trên theo cơ sở khoa học thì chưa chắc đã hợp lý.

Suy cho cùng thì cưới xin là việc trọng đại cả đời, sự cẩn trọng trong việc định ngày luôn là điều cần thiết với mong muốn đôi trẻ nên duyên lành, được trời tác thành hợp ý, gặp nhiều điều may mắn, được hưởng hạnh phúc bền lâu.

Dù lựa chọn theo cách nào thì vẫn cần có sự chia sẻ, bàn bạc và đồng thuận giữa hai bên gia đình để tránh những hệ lụy không hay về sau này. Định ngày kết hôn không chỉ nên căn cứ theo sách vở hay chăm chăm làm theo lời thầy phán mà cũng nên xem xét đến các yếu tố khác cũng như điều kiện thực tế cho phép.

Có người nói vui rằng, Kim Lâu không bằng ế lâu, “so bó đũa chọn cột cờ”, không tránh được tuổi xấu thì chọn ngày giờ không tương khắc. Dù sao đi chăng nữa, đó chỉ là bước đầu khi đôi trẻ chuẩn bị bước chân vào cuộc sống mới. Gia đình hạnh phúc hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần sự yêu thương san sẻ giữa hai vợ chồng. Đừng để Kim Lâu biến chuyện vui thành nỗi bất hạnh.

Xem thêm: Việc Tử Tế Là Gì – Những Việc Tử Tế Bé Nhỏ

Nhìn ở một góc độ khác thì chuyện Kim Lâu không phải là trở ngại không thể vượt qua cho các cặp đôi khi chuẩn bị làm lễ cưới. Có thể coi nó đơn giản như một phép thử cho tình yêu, cho sự linh hoạt, khéo léo trong cách vận dụng để đối nhân xử thế cũng như sự cảm thông, chia sẻ và hòa hợp giữa hai người. “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”, mong rằng những người yêu nhau hiểu được điều này và giữ hạnh phúc gia đình mãi mãi bền lâu.

Chuyên mục: Hỏi Đáp