CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”>Tìm hiểu quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp 2013

*

*
*
*
*
*
*
*
*

twitter

*

Bản in

*

Gởi bài viết

Khoản 2, Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Vậy tư pháp là gì? Quyền tư pháp là gì? Đây là những vấn đề còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Bài viết đưa ra một số tìm hiểu cá nhân về vấn đề này.

Bạn đang xem: Tư pháp là gì

Trước hết, “tư pháp” là quyền xét xử . Khái niệm “tư pháp” dùng trong trường hợp này để chỉ các cơ quan tham gia vào hoạt động xét xử của nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật và các vụ kiện tụng về dân sự giữa công dân với nhau. Cụ thể, đó là các cơ quan phụ trách công tác điều tra, công tố, xét xử để xử lý tội phạm theo trình tự tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Chữ “cải cách tư pháp” dùng hiện nay là nhằm cải cách tổ chức và hoạt động ở các cơ quan điều tra (công an) công tố (viện kiểm sát) và xét xử (tòa án).
Trong học thuyết tam quyền phân lập, nhà nước có ba quyền: lập pháp (làm pháp luật), hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp, thì chữ tư pháp này được dùng để chỉ một nhánh quyền lực nhà nước phụ trách công việc xét xử và bảo vệ pháp luật. Hiểu theo nghĩa này, hiện nay chúng ta cũng có từ “lý lịch tư pháp” nghĩa là loại giấy tờ do cơ quan chuyên trách lập, ghi có hay không có các quyết định của tòa án đối với người phạm tội theo bản án của tòa án tuyên (chú ý: cơ quan phụ trách lý lịch tư pháp hiện nay lại thuộc ngành hành pháp, hành chính nói dưới đây, chứ không thuộc ngành tòa án).
“Tư pháp” còn có nghĩa là sự công bằng, pháp luật. Trong nhánh hành pháp (không phải là nhánh tư pháp như nói trên) của nhà nước, ở nhiều nước đều có ngành phụ trách các công việc liên quan đến pháp luật. Hiểu theo nghĩa này, ở nước ta hiện nay có Bộ Tư pháp (cơ quan thành viên của Chính phủ), Sở Tư pháp (cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), Phòng Tư pháp (cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và các cán bộ Tư pháp – Hộ tịch giúp việc cho UBND ở cấp phường, xã, thị trấn. Các cơ quan này phụ trách hoạt động quản lý nhà nước (hành chính) chuyên môn liên quan đến pháp luật như: công tác xây dựng và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; công chứng, chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; thừa phát lại; hòa giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; thi hành án dân sự; công tác bồi thường của Nhà nước…
Ngoài ra, chữ “tư pháp” còn có một nghĩa khác nữa là ngành luật tư . “Luật tư” (tư pháp) nghĩa là ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với nhau (như: luật dân sự hay dân luật, luật hôn nhân và gia đình, luật thương mại…) khác với “luật công” (công pháp) là ngành luật điều chỉnh các quan hệ mang tính chất nhà nước (như luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật tố tụng…).
Nội dung cơ bản của thuyết tam quyền phân lập là sự phân chia ba nhánh quyền lực, trong đó lập pháp là biểu hiện ý chí chung của quốc gia, thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân là Quốc hội. Hành pháp là việc thực hiện luật pháp được thiết lập. Tư pháp là để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và khi xử án chỉ tuân theo pháp luật. Ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp), do ba cơ quan khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước. Điển hình như ở Mỹ, Nghị viện nắm quyền lập pháp, Chính phủ, Tổng thống nắm quyền hành pháp, Tòa án nắm quyền tư pháp. Hoạt động của các cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hóa, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác. Quyền lực giữa các cơ quan này cân bằng nhau, không có loại quyền lực nào vượt trội, lớn hơn quyền lực nào. Các cơ quan quyền lực giám sát, kiềm chế, đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.
Từ nguồn gốc hình thành trong học thuyết tam quyền thì quyền tư pháp là quyền xét xử, được thực hiện thông qua cơ quan có chức năng xét xử là Tòa án. Đây là quyền áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan để xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, hậu quả pháp lý của các bên tham gia tranh chấp dựa trên những tình tiết khách quan của vụ việc. Thực hiện quyền tư pháp là việc pháp luật được áp dụng, được tôn trọng và được thực thi. Thực hiện quyền tư pháp là một trong những cách hữu hiệu để quyền lập pháp mang giá trị xã hội đích thực và được tôn trọng trong thực tế. Quyền tư pháp gắn với Tòa án và chỉ Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng thực hiện quyền tư pháp, vì vậy, Tòa án còn được gọi là cơ quan tư pháp và chỉ Tòa án mới là cơ quan tư pháp. Đó là quan niệm về quyền tư pháp và cơ quan tư pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, từ thời điểm hình thành học thuyết ba quyền lực cho đến hiện nay.

Xem thêm: Game đua Xe – Tổng Hợp Trò Chơi đua Xe Trên Android

Ở Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân(Điều 4 Hiến pháp năm 1959 quy định). Nhândân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều 4 Hiến pháp năm 1959, Điều 6 Hiến pháp năm 1980, Điều 6 Hiến pháp năm 1992); trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Suốtthời kỳ xây dựng và phát triển đất nước từ năm 1945, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2002; khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013). Như vậy,ở Việt Nam không có sự phân chia quyền lực, vì vậy quyền tư pháp và cơ quan tư pháp ở Việt Nam có nhiều điểm đặc thù so với nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài những cơ quan tư pháp kể trên, Nghị quyết 08-NQ/TW đề cập đến hoạt động luật sư, cảnh sát tư pháp, tổ chức giám định, hoạt động công chứng, thống kê tư pháp với tư cách là các hoạt động bổ trợ tư pháp; Nghị quyết số 49-NQ/TW xác định nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp nàynhư một hoạt động quan trọng trong công tác tư pháp và hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp là một khâu quan trọng trong công tác cải cách tư pháp.
Như vậy, theo các nghị quyết của Bộ Chính trị, các cơ quan tư pháp của Việt Nam gồm cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử và cơ quan thi hành án. Theo đó công tác tư pháp hay hoạt động tư pháp gồm hoạt động điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án. Nếu ở nhiềunước, “Tư pháp” là xét xử và cơ quan tư pháp là Tòa án, thì ở Việt Nam, “Tư pháp” được hiểu theo nghĩa rộng, là sự trộn lẫn toàn bộ hoạt động bảo vệ pháp luật, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án là trung tâm. Ngoài ra, còn có các hoạt động bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, đấu giá, giám định tư pháp. Hiện nay, trong nhận thức của nhiều người dân các cơ quan tư pháp còn bao gồm các cơ quan trong Ngành Tư pháp từ trung ương đến địa phương (Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp và các phòng tư pháp cấp huyện).
Sự khác biệt giữa nhận thức, quan niệm về tư pháp của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, xuất phát từ sự khác nhau giữa cách thức tổ chức và quản lý xã hội. Nhiều nước trên thế giới tổ chức bộ máy quyền lực để quản lý xã hội theo học thuyết tam quyền phân lập, trong đó có sự phân chia quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp; các quyền này độc lập, cân bằng, có đối trọng và chế ước lẫn nhau nhằm tránh sự lạm quyền, sự độc quyền và độc tài; bảo đảm sự dân chủ, công bằng, bảo đảm quyền và lợi ích của người dân được thực thi theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Việt Nam không theo học thuyết này mà tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung trong tay nhân dân; nhân dân trao cho người đại diện là các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực ấy là quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vì không có sự phân chia quyền lực, nên từ góc độ này thì ở Việt Nam không có quyền tư pháp theo nghĩa mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đang quan niệm.
Khoản 2, Điều 102, Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Bằng quy định này, lần đầu tiên trong Hiến pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam được khẳng định là Tòa án nhân dân, theo đó, quyền tư pháp được hiểu là quyền xét xử. So với thời kỳ trước Hiến pháp năm 2013 thì quyền tư pháp và cơ quan tư pháp đã được định hình và thu hẹp phạm vi, dẫn đến những đổi mới trong nhận thức về quyền tư pháp ở Việt Nam.

Xem thêm: Register Là Gì

Trên thực tế đang có những cách hiểu khác nhau về quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết như: Quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 có nội hàm thế nào? Quyền xét xử được giới hạn đến đâu và có mối liên hệ thế nào với quyền điều tra, quyền truy tố, quyền thi hành án? Những cơ quan được xác định là cơ quan tư pháp (theo chủ trương, đường lối của Đảng, thể hiện qua các nghị quyết của Bộ Chính trị) nay có còn là cơ quan tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 hay không? Hiện đang có các ý kiến, quan điểm khác nhau, trong đó bao gồm cả cách hiểu điều luật quy định về những vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp nhưng điều đó không khẳng định chỉ có Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp hoặc quyền tư pháp ở Việt Nam có nghĩa rất rộng, không phải chỉ là quyền xét xử mà còn những quyền khác như quyền điều tra, quyền truy tố, quyền thi hành án như đã được nêu trong các nghị quyết của Đảng hoặc nếu chỉ có Tòa án nhân dân là cơ quan tư pháp thì những cơ quan được xác định là cơ quan tư pháp trong các nghị quyết của Đảng và trong nhận thức của cơ quan nhà nước, người dân, nay sẽ là những cơ quan gì, có vai trò thế nào trong bộ máy nhà nước…
Những ý kiến, quan điểm này phản ánh quá trình phát triển trong tư duy lập pháp của Việt Nam và là sự phát triển bình thường của quá trình nhận thức. Với đặc điểm tổ chức các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc tập trung thống nhất thì việc phân định một cách rõ ràng cơ quan tư pháp với các cơ quan khác liên quan đến hoạt động tư pháp, dù chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đã được quy định trong Hiến pháp hoặc các văn bản pháp luật khác, cần thời gian để đạt được sự thống nhất trong nhận thức, trong hoạt động của các cơ quan liên quan đến tư pháp, phù hợp với tinh thần mới của Hiến pháp năm 2013, tiếp cận được với quan niệm về quyền tư pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc hiểu đúng về quyền tư pháp và cơ quan tư pháp trong bối cảnh Hiến pháp mới đã được ban hành không phải chỉ là những vấn đề lý luận mà có tác động trực tiếp tới định hướng cải cách tư pháp và việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay.

Chuyên mục: Hỏi Đáp