Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệpThủ tục: Chuẩn bị hồ sơ (Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy tờ tuỳ thân), Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Loại hình doanh nghiệp này có đặc điểm như thế nào?

Có những quy chế pháp lý nào đang được áp dụng với Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hiện nay?

Thành lập doanh nghiệp tư nhân có lợi gì?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy chúng tôi sẽ trình bày tất cả những quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tư nhân.

Bạn đang xem: Tư nhân là gì

Nội dung bài viết

2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân3 Ưu nhược điểm khi lựa chọn loại hình Doanh nghiệp tư nhân4 Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Căn cứ Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020, khái niệm doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

*

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ

Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là cá nhân.

Cá nhân không là đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Về quyền sở hữu vốn trong Doanh nghiệp tư nhân

Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của chủ Doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư.

Khi giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí mới phải khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tài sản đưa vào kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Như vậy, không có sự tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó.

Quyền quản lý và người đại diện theo pháp luật trong Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu; có toàn quyền quyết định trong tổ chức và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Lợi nhuận và tài sản của Doanh nghiệp tư nhân

Sau khi đã nộp thuế đầy đủ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền trong việc sử dụng lợi nhuận.

Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản.

Xem thêm: Bản Chất Của Nhà Nước Là Gì, Bản Chất Và Chức Năng Của Nhà Nước

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân do doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch trong quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp.

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?

*

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Quy định của pháp luật về DNTN

Ưu nhược điểm khi lựa chọn loại hình Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm của Doanh nghiệp tư nhân

Chủ Doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định độc lập đối mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền trong việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật.Doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ.Chủ Doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê, bán doanh nghiệp của mình cho người khác.Tạo được uy tín cho khách hàng, đối tác; vì chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ (nếu có) bằng tài sản của mình.

Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; điều này gây hạn chế trong việc huy động vốn.Chủ sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân thì không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh cá thể; thành viên công ty hợp danh. Không được quyền góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua cổ công ty cổ phần.Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản công ty và cả tài sản cá nhân nên nguy cơ rủi ro cao.

Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân

Theo Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân cần những giấy tờ sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT, các bạn có thể tải file tại đây rồi điền theo hướng dẫn.

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân:

1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Thủ tục thành lập DNTN

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân – Luật Quang Huy

Đến với Luật Quang Huy, khách hàng chỉ cung cấp tài liệu về thông tin của chủ doanh nghiệp tư nhân (Bản sao có công chứng CMND/Hộ hiếu/CCCD), cung cấp các thông tin của công ty bao gồm có: trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, nơi đăng ký và một số thông tin của cá nhân khách hàng về nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại.

Những thủ tục Luật Quang Huy sẽ thực hiện cho khách hàng bao gồm:

Tư vấn hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng.Soạn thảo bộ hồ sơ thành lập chi nhánhĐại diện khách hàng nộp và nhận kết quả đắng ký thành lập chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.Hoàn tất các thủ tục về thông báo mẫu dấu.

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp năm 2020;Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề; Quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tư nhân, thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân.

Hiện nay, Luật Quang Huy là địa chỉ thành lập doanh nghiêp uy tín với đội ngũ tư vấn viên chuyên về lĩnh vực thành lập doanh nghiệp sẽ làm hài lòng khách hàng.

Xem thêm: Xmp Là Gì – Làm Sao Để Mở Xmp Trên Bios !

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn doanh nghiệp của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp