Tư duy phản biện là một kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống trong việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề. Những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giá cao giữa tập thể. Vậy tư duy phản biện là gì mà ngày nay lại quan trọng đến thế? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tư duy phản biện là gì?
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện. tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa giải thích về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng lập luận.
Bạn đang xem: Tư duy phản biện là gì
Tư duy phản biện tiếng Anh là gì? Tư duy phản biện hay còn gọi là Critical Thinking, đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).
Đặc điểm của tư duy phản biện
Người có tư duy phản biện thường có khả năng:
– Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.
– Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.
– Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
– Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.
– Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.
– Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
Xem thêm: Full Crack – Vạn Kiếm Quy Tông Miễn Phí Tại Xemgame
Không nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố cách lập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề.
Rèn luyện kỹ năng tư duy nhanh
Làm sao để rèn luyện khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy cảm tính? Một vài gợi ý dưới đây có thể là câu trả lời dành cho bạn.
Mọi người đều nên rèn luyện khả năng tư duy.
Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân
Người có tư duy phản biện thường có khả năng ăn nói tốt, có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để lập luận tốt chúng ta cần không ngừng trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc và cả những ngành nghề không thuộc công việc của mình. Tạp thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.
Có một tầm nhìn khách quan
Muốn có tư duy phản biện tốt, các bạn cần có cái nhìn khách quan về một vấn đề nào đó, không nghĩ hay giải quyết vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Hãy bỏ cái nhìn chủ quan và thay thế bằng suy nghĩ khách quan, có như vậy thì bạn mới có thể lập luận vấn đề một cách chính xác.
Tập thói quen đặt câu hỏi
Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra để nó trở nên hoàn thiện hơn. nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ để phòng tránh mọi trường hợp không hay có thể xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Đây cũng là cách để giải quyết mọi vấn đề một cách chỉn chu, tránh sai sót.
Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến
Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Tại sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả thế nào, B thì kết quả thế nào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.
Xem thêm: 0903 Là Mạng Gì – Giải Mã ý Nghĩa đầu Số 0903 Xem Ngay
Tư duy phản biện là một công cụ rất tuyệt vời để hoàn thiện bản thân và tạo nên những bước ngoặt trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Bài viết về tư duy phản biện và những cuốn sách kể trên chỉ là những người dẫn đường đầu tiên, để thành công, bạn nên tìm cơ hội để thực hành dựa vào lý thuyết và tự rút ra bài học cho mình.
Chuyên mục: Hỏi Đáp