Trong cuộc sống cũng như trong công việc học tập thường xuyên nảy sinh nhiều vấn đề. Chúng ta không thể dựa vào cảm giác, tri giác mà giải quyết những vấn đề đó mà phải sử dụng nhận thức lí tính là tư duy và tưởng tượng, đặc biệt là tư duy. Vậy tư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học. Mọi thế giới quan đều được con người dùng tư duy của mình để đi sâu khám phá mọi góc cạnh của thế giới.

Bạn đang xem: Tư duy là gì

Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: “Tư duy: khái niệm, đặc điểm của tư duy và ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong cuộc sống và học tập.”

Danh mục tài liệu tham khảo:

Giáo trình tâm lí học đại cương, trương đại học luật Hà Nội, nxb. Công an nhân dân Hà Nội-2015Giáo trình tâm lí học đại cương, Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội 2005, Chương IVTiểu luận phân tích những đạc điểm của tư duy con người

Nội dung bài viết

1 Một vài khái quát chung về tư duy1.2 Đặc điểm của tư duy2 Ứng dụng và các đặc điểm của tư duy trong học tập

Một vài khái quát chung về tư duy

Khái niệm tư duy

Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều cái mà ta chưa biết, chưa hiểu. Song để làm chủ được thực tiễn con người cần phải hiểu thấu đáo những cái chưa biết đó, phải vạch ra cái bản chất, mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật của chúng quá trình đó gọi là tư duy.

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ và qua hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi cá nhân gặp những tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề, đến khi vấn đề đó được giải quyết. Đó là các giai đoạn: xác định vấn đề và biểu đạt, xuất hiện các liên tưởng, sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết, kiểm tra giả thuyết, giải quyết nhiệm vụ tư duy.

Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Khác với cảm giác, tri giác tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Quá trình phản ánh này mang tính gián tiếp và khái quát nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn từ sự nhận thức cảm tính nhưng vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính.

Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với hoạt động nhận thức của con người. Tư duy giúp con người nhận thức được quy luật khách quan từ đó có thể dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng và có kế hoạch biện pháp cải tạo hiện thực khách quan. Bên cạnh đó, tư duy không chỉ giúp con người trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra mà còn giúp con người lĩnh hội được nền văn hóa xã hội để hình thành phát triển nhân cách của mình đóng góp những kết quả hoạt động của mình vào kho tàng văn hóa xã hội của loài người.

Đặc điểm của tư duy

*

Khái niệm đặc điểm và ứng dụng của đặc điểm về tư duy

Thuộc mức độ nhận thức cao – nhận thức lý tính tư duy có những đặc điểm mới về chất so với cảm giác, tri giác. Tư duy có những đặc điểm cơ bản sau: tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và tính khái quát hóa, tư duy gắn liền với ngôn ngữ, tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính.

Tính “có vấn đề” của tư duy

Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện. Trên thực tế, tư duy chỉ nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề”. Tình huống có vấn đề là tình huống chưa có đáp số, nhưng đáp số đã tiềm ẩn bên trong, tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số đó. Nhưng không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích được hoạt động tư duy. Muốn kích thích ta tư duy thì tình huống có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được trở thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân. Nghĩa là cá nhân xác định được cái gì đã biết, đã cho vào cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm nó. Chỉ có trên cơ sở đó tư duy mới xuất hiện. Tính “có vấn đề” của tư duy là tính chất cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình tư duy. Không có hoàn cảnh có vấn đề quá trình tư duy không thể hình thành và phát triển được.

Tính gián tiếp của tư duy

Ở mức độ nhận thức cảm tính con người phản ánh trực tiếp sự vật hiện tượng bằng giác quan của mình, trên cơ sở đó ta có hình ảnh cảm tính về sự vật hiện tượng. Đến tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp.

Tính gián tiếp của tư duy thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Khi tư duy chúng ta sẽ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện những tư duy của mình, con người tư duy bằng não vì thế những gì ta tư duy không thể thể hiện ra bên ngoài cũng như người khác không thể nhìn thấy được. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, công thức, khái niệm…) vào quá trình tư duy (phân tích tổng hợp, so sánh…) để nhận thức được cái bên trong bản chất của sự vật hiện tượng. Vì vậy ngôn ngữ là một phương tiện nhận thức đặc thù của con người. Ví dụ: để giải một bài toán thì trước hết học sinh phải biết được yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, nhớ lại các công thức định lí…có liên quan để giải bài toán. Ta thấy rõ trong quá trình giải bài toán đó con người đã dùng ngôn ngữ thể hiện các quy tắc định lí, ngoài ra còn có cả kinh nghiệm của bản thân chủ thể thông qua giải các bài tập trước đó.

Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng các phương tiện công cụ khác nhau để nhận thức sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác. Ví dụ muốn biết nhiệt độ của nước, chúng ta có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ, sở dĩ có thể nhận thức được gián tiếp vì giữa các sự vật hiện tượng mang tính quy luật.

Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người, con người không chỉ phản ánh những gì xảy ra trong hiện tại mà còn phản ánh cả quá khứ và tương lai. Ví dụ: những dữ liệu thiên văn, con người nghiên cứu con người có thể dự báo được thời tiết, tránh được những thiên tai.

Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh hiện tượng một cách cụ thể riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng. Trên cơ sở đó mà khái quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ nhưng chúng có những thuộc tính bản chất chung thành một nhóm một loại, một phạm trù. Nói cách khác tư duy mang tính trừu tượng và khái quát.

Trừu tượng hóa là quá trình con người sử dụng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy. Vi dụ: khi người ta nghĩ tới “cái ghế” là một cái ghế nói chung chứ không chỉ nghĩ đến cụ thể là cái ghế đó to hay nhỏ làm bằng gỗ hay song mây…

Khái quát hóa là quá trình con người dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau có chung thuộc tính liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm một loại. Ví dụ: khái quát gộp những đồ vật có thuộc tính: giấy có nhiều chữ, có nội dung, có tên tác giả, có giá bìa, có màu sắc… tất cả xếp chung vào nhóm sách.

Nhờ có tính trừu tượng và khái quát của tư duy con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại mà có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai. Nhờ có tính khái quát, tư duy trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể xếp nó vào một nhóm, một loại, một phạm trù để có những quy tắc phương pháp giải quyết tương tự.

Tư duy gắn liền với ngôn ngữ

Sở dĩ tư duy mang tính “có vấn đề”, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát vì nó gắn chặt với ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ các quá trình tư duy của con người không diễn ra được đồng thời sản phẩm của tư duy cũng không được người khác tiếp nhận. Tư duy gắn liền với ngôn ngữ, đây còn là một đặc điểm khác biệt giữa tâm lí người và tâm lí động vật. Tâm lí hành động bao giờ cũng dừng lại ở tư duy hành động trực quan, không có khả năng vượt qua khỏi phạm vi đó.

Xem thêm: Modal Verb Là Gì – Và Cách Sử Dụng

Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng. Tư duy không thể tồn tại dưới bất kì hình thức nào khác ngoài ngôn ngữ. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện biểu đạt kết quả của tư duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả của tư duy người khác cũng như cho chính bản thân chủ thể tư duy. Và ngược lại, bất kì ý nghĩ, tư tưởng nào cũng đều nẩy sinh phát triển gắn liền với ngôn ngữ. Nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là sản phẩm của chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy. Đó là mối liên hệ giữa nội dung và hình thức. Ví dụ như trong quá trình tư duy giải bài tập toán thì phải sử dụng các công thức, kí hiệu, khái niệm được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ, nếu không có ngôn ngữ thì chính bản thân người đang tư duy cũng không thể giải được bài tập.

 Tư duy gắn liền với hoạt động nhận thức cảm tính

Mặc dù ở mức độ nhận thức cao hơn (phản ánh cái bản chất bên trong, mối liên hệ có tính quy luật), nhưng tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính tức là cảm giác, tri giác và biểu tượng. Hoạt động nhận thức cảm tính là “cửa ngõ”, là kênh duy nhất, qua đó tư duy liên hệ với bên ngoài. Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống ”có vấn đề”. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy và hiện thực, là cơ sở, chất liệu của những khái quát theo một nhóm, lớp, phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy. X.L.Rubistenin nhà tâm lí học Xô Viết đã viết: “Nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng, tựa hồ như làm chỗ dựa cho tư duy”

Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối khả năng, phản ánh nhận thức cảm tính lựa chọn, tính ý nghĩa, làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy cảm hơn và làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa. Tư duy nói riêng và nhận thức lý tính nói chung nhờ có tính khái quát cao hiểu được bản chất nên đóng vai trò định hướng, chi phối cho nhận thức cảm tính có thể phản ánh được sâu sắc, tinh vi, nhạy bén và chính xác hơn. Nhận thức cảm tính tự nó không thể biết cái gì cần, cái gì không cần nhận thức. Tư duy chính là kim chỉ nam định hướng cho nhận thức cảm tính cần tập trung vào sự vật, hiện tượng nào, từ đó đạt đến cái đích đúng theo định hướng, như vậy nhận thức cảm tính mới sâu sắc và chính xác được. Chính vì lẽ đó, Ph. Angghen đã viết: “ nhập vào với con mắt của chúng ta chẳng những có cảm giác khác mà còn có hoạt động của tư duy ta nữa”.

Ứng dụng và các đặc điểm của tư duy trong học tập

Ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong cuộc sống

Tư duy có vai trò quan trọng đối với cuộc sống. Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề cần phải tư duy mới có thể giải quyết. Khả năng tư duy sẽ quyết định xem người đó có giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hay có thể giải quyết được vấn đề hay không. Vì vậy nâng cao khả năng tư duy sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề một cách đơn giản hơn.

Trên cơ sở đặc điểm của tư duy ta có thể ứng dụng vào trong cuộc sống. Tình huống có vấn đề có tác dụng thúc đẩy, là động lực cho tư duy. Mỗi chúng ta trong cuộc sống thường nhật hãy tự đặt mình vào những tình huống “có vấn đề”. Ví dụ như bạn cần phải đến một địa điểm nào đó, bạn tra trên bản đồ có hai con đường để đến đó, bạn đừng vội chọn con đường gần hơn. Mà thay vào đó hãy tư duy đặt ra các tình huống, con đường nào sẽ phù hợp với phương tiện của bạn, con đường nào sẽ an toàn hơn. Như vậy bạn sẽ đến địa điểm đó một cách thuận lợi hơn. Khi đặt ra các tình huống tư duy sẽ giúp chúng ta tiếp xúc với những vấn đề phức tạp như khi gặp tình huống lạc đường, sảy ra va chạm với người xung quanh, có người bị tai nạn, bị đánh cắp túi…thì khi đó kĩ năng giải quyết các vấn đề sẽ được nâng cao, trong các tình huống đó bạn sẽ nhanh chóng tư duy và tìm được cách giải quyết. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải đặt ra những tình huống phù hợp với mình, không thể tư duy một vấn đề quá khó, khi đó thì sẽ làm cho mình không tìm được ra kết quả và không muốn tư duy nữa.

Trong cuộc sống tư duy đồng thời phải học hỏi. Bên cạnh tư duy để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thì cần phải học tập các kinh nghiệm của các đời trước và vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn. Ví dụ như khi làm một món ăn mới cần phải tư duy các bước làm bên cạnh đó cần học tập kinh nghiệm của những người đã từng làm để có thể nấu được món đó vừa ngon miệng vừa đẹp mắt. Tư duy cũng gắn liền với ngôn ngữ, nhu cầu giao tiếp của con người chính là điều kiện để phát sinh ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ, khi bạn tư duy để giải quyết một công việc mà sếp giao thì bạn phải sử dụng chữ viết, kí hiệu dưới dạng ngôn ngữ, như vậy kết quả tư duy của bạn mới có thể truyền đạt đến sếp của mình. Bên cạnh đó việc học tập, trau dồi ngôn ngữ trong cuộc sống cũng là một tình huống “có vấn đề”, đó là tư duy cách học ngôn ngữ, tư duy làm sao để có thể phát âm chuẩn. Việc trau dồi ngôn ngữ không những có thể giúp chúng ta biết thêm nhiều ngôn ngữ mà còn biết nhiều hơn về văn hóa, xã hội của đất nước có ngôn ngữ đó, sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết hơn.

Tư duy mang tính khái quát nên cần phải khái quát các vấn đề trong cuộc sống. Trừu tượng hóa giúp chắt lọc những kiến thức để giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho sự vật hiện tượng. Như vậy với khối kiến thức to lớn trong cuộc sống thì sẽ được quy về những thuộc tính bản chất thì sẽ dễ nhớ và vận dụng hơn.

Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ của con người. Bởi vì nếu thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được. Trong cuộc sống muốn tư duy một vấn đề nào đó thì cần phải có một những hiểu biết cơ bản về vấn đề đó. Bên cạnh đó việc rèn luyện cảm giác, tri giác, quan sát sẽ làm cho quá trình tư duy nhanh chóng có kết quả hơn. Ví dụ như khi bạn cần phải tư duy thiết kế nội thất cho căn nhà thì rèn luyện cảm giác sẽ giúp cho bản thiết kế đó có màu sắc, ánh sáng hài hòa, trang trí nội thất đẹp mắt.

Trong cuộc sống, để có thể hiểu vấn đề một cách sâu sắc thì nên kết hợp nhiều thao tác tư duy như kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận… để đạt hiệu quả tư duy cao. Nhờ vào đặc điểm trừu tượng và khái quát hóa, mà con người có thể tìm ra những thuộc tính bản chất chung của nhiều vấn đề riêng lẻ, từ đó khái quát lên thành quy luật.

Ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong học tập

Tư duy là một quá trình nhận thức quan trọng giúp con người có thể nhận thức được thế giới khách quan, đặc biệt tư duy cũng có vai trò quan trọng đối với sinh viên trong hoạt động học tập. Trong quá trình học tập sinh viên luôn phải tư duy, suy luận để nhận thức được bài học. Nếu sinh viên không tư duy thì sẽ không thể học tập, không thể có hiểu biết về những vấn đề mà mình đang học tập, rèn luyện. Khả năng tư duy của mỗi người sẽ quyết định xem người đó có tiếp thu được bài học và áp dụng vào trong thực tế một cách đúng đắn và đạt hiệu quả cao hay không. Nếu không tư duy tốt thì ta khó có thể đạt kết quả cao, tuy nhiên tư duy là một kỹ năng mà mỗi người đều có thể học tập và rèn luyện được. Vì vậy, việc nâng cao khả năng tư duy là một nhiệm vụ bắt buộc đối với sinh viên chúng ta.

Trên cơ sở các đặc điểm cơ bản của tư duy, ta có thể ứng dụng tư duy vào trong việc học tập của sinh viên.Tình huống có vấn đề có tác dụng thúc đẩy, là động lực cho tư duy. Muốn kích thích tư duy thì giảng viên phải đưa các em vào tình huống “có vấn đề”, tổ chức học tập sáng tạo giải quyết các tình huống “có vấn đề”. Nghĩa là giảng viên phải thường xuyên đưa ra các câu hỏi phù hợp với bài học hoặc chính sinh viên cũng có thể tự đặt ra câu hỏi cho nhau rồi trả lời nhằm kích thích khả năng tư duy giúp nhớ bài và hiểu bài sâu sắc hơn. Khi không ngừng học tập, trau dồi bản thân, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với những vấn đề phức tạp, từ đó nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề. Đối với sinh viên, việc học tập và rèn luyện đôi khi gây ra nhiều khó khăn nhưng đó cũng là động lực giúp chúng ta có thể trưởng thành hơn.

Việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song thông qua hoạt động truyền thụ tri thức. Với việc lên lớp nhe giảng viên giảng bài thì sinh viên không nên thụ động chỉ ngồi nghe, bên cạnh quá trình nghe giảng thì sinh viên phải tư duy thì mới có thể tiếp thu vận dụng những tri thức đó. Quá trình học tập phải gắn với quá trình trau dồi ngôn ngữ. Bởi lẽ nắm vững ngôn ngữ thì học sinh mới có phương tiện để tư duy hiệu quả. Bên cạnh đó việc học tập thêm những ngôn ngữ khác sẽ làm cho sinh viên hiểu biết được thêm nhiều điều hơn.

Tư duy luôn mang tính khái quát nên sinh viên cần phải biết khái quát vấn đề, từ đó hiểu được cái chung, cái cốt lõi của vấn đề từ đó sẽ hiểu được cái cụ thể chi tiết hơn. Trừu tượng hóa giúp chúng ta chắt lọc những kiến thức để giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho sự vật hiện tượng, như vậy một khối lượng kiến thức lớn nhưng khi được quy về những thuộc tính bản chất thì rất dễ nhớ, dễ vận dụng.

Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ của con người. Bởi vì nếu thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được. Đối với sinh viên, muốn tư duy, muốn hiểu bài mới thì cần phải có cơ sở ban đầu, phải nắm vững kiến thức cũ. Do đó, việc học bài cũ và đọc trước bài mới là việc làm cần thiết nếu không muốn nói là bắt buộc. Vì việc học tập là một quá trình, các phần kiến thức có mối quan hệ với nhau, bổ trợ cho nhau chứ không hoàn toàn riêng rẽ, do đó, kiến thức của bài cũ chính là phần nguyên liệu của nhận thức cảm tính dành cho tư duy trong việc tiếp nhận kiến thức của phần bài mới.

Trong quá trình học tập, để có thể hiểu bài sâu sắc thì sinh viên nên kết hợp nhiều thao tác tư duy như kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận… để đạt hiệu quả tư duy cao. Nhờ vào đặc điểm trừu tượng và khái quát hóa, mà con người có thể tìm ra những thuộc tính bản chất chung của nhiều vấn đề riêng lẻ, từ đó khái quát lên thành quy luật. Đây chính là phần kiến thức cốt lõi nhất mà sinh viên cần nắm trong mỗi bài học.

Mỗi người trong xã hội đều có những suy nghĩ và tư duy khác nhau. Qua những phân tích trên, thông qua năm đặc điểm cơ bản của tư duy, có thể thấy được tầm quan trọng của tư duy trong hoạt động nhận thức của con người. Tư duy được sử dụng đối với cuộc sống của con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nó ứng dụng cao trong hoạt động học tập của sinh viên.

Xem thêm: Pubg Là Gì – Chơi Game Pubg Như Thế Nào

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Khái niệm, đặc điểm của tư duy và ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong cuộc sống và học tập. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp