Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thường gây lúng túng cho học sinh vì hình thức viết lẫn cách đọc đều giống nhau. Sau đây cô Thu Hoa sẽ hướng dẫn cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Bạn đang xem: Từ đồng âm là gì

 

Bài giảng Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm – cô Thu Hoa – HOCMAI

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là những nội dung kiến thức quan trọng trong phần luyện từ và câu – Tiếng Việt 5. Tuy nhiên, vì sự tương đồng ở nhiều mặt của hai loại từ này nên học sinh thường xuyên nhầm lẫn thậm chí ở cả đối tượng giỏi/chuyên văn. Để giải đáp các khó khăn liên quan nội dung từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cô Trần Thu Hoa – giáo viên Tiếng ViệtHệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra phương pháp giải quyết các bài tập này.

Một số lý do khiến bài tập về phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa trở nên khó khăn với học sinh

Sở dĩ học sinh dễ nhầm lẫn giữa hai loại từ này vì ba nguyên nhân chính:

Thứ nhất, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có nhiều đặc điểm và hình thức giống hệt nhau từ cách đọc đến cách viết.

Thứ hai, học sinh còn chưa hiểu và chưa biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

Thứ ba, ở chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh nắm rõ bản chất và biết cách phân biệt.

Cùng cô Thu Hoa giải quyết các khúc mắc về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Trước tiên, ta cùng đến với khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

Xem thêm: Super Bowl Là Gì – Super Bowl Halftime Show

Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”

“chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến (một kết quả được mong chờ).

“chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.

Cô Thu Hoa chia sẻ: “Mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản”. Vậy khác biệt ở đây là gì? Cô Hoa đã tổng hợp thành ba lưu ý chính như sau:

Đối với từ đồng âm

1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

2, Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

Xem thêm: Đồng Hồ Odo 36 Là Gì – Kiến Thức Cơ Bản Về Đồng Hồ Odo 62

Đối với từ nhiều nghĩa

1, Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa

2, Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

*

Đối với khối lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, luyện tập đặt câu với từ nhiều nghĩa và từ đồng âm để phân biệt chính xác.

Chuyên mục: Hỏi Đáp