Bạn đang xem: Tự ái là gì
Balzac đã từng nói :”Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn “. Tự ái có ở mỗi con người, bất kể người giàu hay người nghèo. Vậy tự ái là gì? Tác hại của việc tự ái như thế nào? Và làm sao để vượt qua lòng tự ái ? Để biết được điều này, hãy để timvieclamnhanhgiải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây.
1.Tự ái là gì?
Tự ái là từ gốc Hán Việt: Tự là bản thân, ái là yêu. Tự ái là tự yêu bản thân mình, quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức mà sinh ra bực tức, cáu gắt, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường .
Người dễ tự ái được xem là người có ý thứcmuốn thổi phồng tầm quan trọng của chính mình , họ luôn tin rằng bản thân vượt trội,ít quan tâm đến cảm xúc của người xung quanh. Tuy nhiên ở đằng sau đó thì là một lòng tự trọng mong manh. Khi bị người khác chê bai, coi thường hoặc đưa ra các ý kiến khônggiống với của mình, họ thường có những ý nghĩ như :” đồ kiêu căng, ngạo mạn”, “ đã không biết gì còn nói”…. Từ đó trở nên nổi cáu. Họ luôn cần sự tôn trọng và đánh giá cao từngười khác .
Người dễ tự ái thì dễ biến chuyện nhỏ thành chuyện to, chuyện đơn giản thành chuyện phức tạp từ đó mà suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, sinh ra những bực tức không đáng có. Vì quá đề cao bản thân mình nên họ rất dễ trở nên bảo thủ, luôn cho mình là đúng, không quan tâm đến ý kiến của người khác.
Trong đời sống hàng ngày, tự ái đi theo con người ta như hình với bóng. Chúng ta thấy nhiều người chỉ vì cái tôi của bản thân mà hay tự ái vặt với những lý do nhỏ mọn. Những người có quyền, có tiền dễ bị chạm vào lòng tự ái bởi họ coi mình là trên hết, họ nói gì cũng đúng, làm gì cũng được, không ai có quyền phán xét họ.
Trong đời sống hôn nhân, gia đình được xây dựng bởi những con người khác nhau. Họ khác nhau về văn hóa, kinh tế, lối sống. Chính những khác biệt đó mà nảy sinh nên những mối bất hòa giữa vợ chồng, con cái, có thể gây hại cho sự bền vững hôn nhân. Nếu không biết kìm hãm lòng tự ái thì chắc chắn cuộc hôn nhân đó sẽ đổ vỡ.
Tự ái có thể rất nguy hiểm nếu như bạn không thể kiềm chế bản thân và sa ngã vào những con đường không tốt.
2. Tác hại của lòng tự ái
2.1. Dễ biến bản thân thành một người cô độc
Bác Hồ đã từng nói:” Tự ái luôn luôn đi đôi với tự kiêu, tự mãn, tự túc. Và kết quả là tự khí, tức là mình tự ngăn trở mình tiến bộ, đồng thời đã tự kiêu, tự ái thì không thể đoàn kết. Không đoàn kết tức là cô độc. Đã cô độc thì chẳng việc gì thành công”.
Khi bạn có lòng tự ái cao, bạn sẽ luôn để ý đến lời nói của người khác. Có những lúc, họ chỉ nói đùa nhưng đối với bạn lại là một lời chê bai, chế giễu. Điều đấy làm tâm trạng của bạn không thoải mái, sẽ sinh ra tâm lý né tránh người khác.
Đặc biệt, khi bạn có lòng tự ái cao, mọi người cũng sẽ ngại tiếp xúc với bạn, vì sợ lỡ lời nói điều gì đấy đụng chạm đến bạn làm bạn bực tức nảy sinh mâu thuẫn 2 bên.
Cứ như vậy , bạn sẽ tự cô lập bản thân với những người xung quanh. Sẽ không ai muốn tiếp xúc hay thân thiết với bạn nữa.
2.2 Bị cảm xúc lấn át
Đối với những người có tính tự ái cao, họ rất dễ bị cảm xúc lấn át, tại sao lại như vậy?
Vì luôn đặt cái tôi của bản thân lên đầu nên trong công việc, tình cảm cũng như trong cuộc sống khi bị người khác chỉ trích, phê bình thì họ rất dễ bốc đồng từ đó đưa ra những quyết định sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng. Họ luôn cho mình là đúng, dùng cảm xúc thay vì lý trí để đánh giá những sự việc xung quanh. Không chịu đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, không chịu suy nghĩ cho người khác, lúc nào cũng cho rằng bản thân là nhất.
Xem thêm: Game Thùng Mới: Game Máy, Game Bộ đội 2, Game Bộ đội đi Cảnh
Trong những cuộc cãi vã, những người hay tự ái sẽ không bao giờ nhận mình sai, luôn cố chấp. Họ không chịu nhìn nhận quan điểm của người khác, vì thế mà dễ đưa cuộc tranh cãi vào bế tắc, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
2.3. Kỹ năng làm việc nhóm hạn chế
Làm việc nhóm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất với chất lượng của công việc. Khi các thành viên trong nhóm hợp tác tốt, kết quả sẽ vượt trội. Tuy nhiên để duy trì được một nhóm hiệu quả không hề dễ.
Trong khi làm việc nhóm không thể tránh khỏi tranh cãi và mâu thuẫn. Những người có tính tự ái cao khi bị sếp nói nặng nói nhẹ thì họ sẽ cảm thấy tức giận, khó chịu. Một số người sau đó có thể rút khỏi nhóm hoặc bất cứ dự án nào mà nhóm đang thực hiện. Như vậy khiến cho nhóm bị gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc nghiêm trọng.
Họ thường có cái tôi rất lớn, luôn giữ ý kiến của bản thân mình, không chấp nhận quan điểm của người khác. Thậm chíkhi được người khác góp ý bổ sung ý kiến sẽ không hài lòng, nổi lên tính tự ái. Từ đó có thể gây tranh cãi không đáng có làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc chung .
2.4. Rất khó thành công
Con đường đi đến thành công chưa bao giờ là dễ dàng , phải trải qua rất nhiều chông gai, thử thách. Để đạt được thành tựu mỗi chúng ta đều phải học hỏi từ những người giỏi hơn , những người có kinh nghiệm đi trước. Mà tính dễ tự ái sẽ khiến ta ngại tiếp xúc với những người giỏi, khi đứng bên cạnh người giỏi sẽ sinh lòng tự ti, không thoải mái. Khi được người khác góp ý lại nghĩ rằng họ đang coi thường mà không chịu tiếp thu, sửa đổi.
Hơn nữa, những người hay tự ái thì khó nhận ra cái sai của bản thân mình, không chịu rút rakinh nghiệm, bài học từ những người đi trước. Họ luôn suy nghĩ theo lối mòn , theo quan điểm cá nhân, không hòamình vào tập thể, vào cái chung. Sau những lần thất bại, vấp ngã, sai lầm, họ không chịu thay đổi. Bởi họ sợ thay đổi người khác sẽ nghĩ rằng mình kém cỏi . Như vậy thì làm sao có thể thành công được.
2.5. Sống trong đau khổ, dằn vặt
Người có tính dễ tự ái sẽ dễ bị đau khổ, bất an, khó có được những giây phút yên bình, vui vẻ . Bởi vì trong cuộc sống ta đâu thể tránh khỏi những chê trách, chỉ trích của người khác. Mà người dễ tự ái thì thường rất hay để bụng, luôn giữ chuyện đó ở trong lòng , tự dằn vặt, đau khổ ngày này qua ngày khác mà không có cách giải thoát.
3. Cách vượt qua lòng tự ái
Tự ái khiến con người ta gặp rất nhiều trở ngại ,vậy làm sao để vượt qua thói tự ái ?
Người tự ái thì thường rất hay bao biện cho bản thân mình, không chịu nhìn nhận những sai lầm( nếu có) của bản thân mình. Bởi vậy, bạn phải luôn kiên nhẫn trong mọi tình huống, khi có một sự việc xảy ra bạn nên tập quen với việc đặt bản thân mình vào vị trí của người khác, lấy mình làm ví dụ. Những gì ta không muốn người khác bảo thủ, biện hộ thì cũng không nên ứng xử tương tự với họ như vậy. Điều này giúp ta nhìn nhận được mọi việc một cách đúng đắn, không còn lấy mình là trung tâm, làm hệ quy chiếu nữa.
Khi có một người nào đó chỉ trích bạn, nếu họ nói đúng thì bạn nên học hỏi và sửa đổi để trở thành tốt hơn, dù cho người đấy có là ai. Nếu họ nói sai thì bạn càng phải nỗ lực, cố gắng hết mình chứng minh cho người khác thấy rằng bạn đúng , thay vì trở thành một người mặc cảm, nhu nhược, chỉ biết đau khổ mà không làm được gì. Khi người khác góp ý cho bạn tức là họ muốn xây dựng con người bạn tốt hơn, bản lĩnh hơn để chấp nhận khắc phục những sai lầm , để rút ra cho bản thân một hướng đi hoàn thiện.
Có thể khi còn nhỏ, bạn được bố mẹ cưng chiều, được mọi người yêu thương, nhường nhịn mà sinh ra lòng tự ái cao thì lớn lên muốn được hạnh phúc, bạn phải xóa bỏ lối sống coi thường người khác, không tự đánh giá mình quá cao, không kênh kiệu. Thay vì sống mặc cảm tự ái, ta hãy sống hài hòa với bản thân, với mọi người.
Cái gì hay thì học, cái gì sai thì sửa, cái gì không tốt thì bỏ. Không cố chấp, khôngquan trọng hóa vấn đề, không kỳ vọng quá mức vào bản thân, không chán nản, thất vọng, làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau, không đòi hỏi toàn hảo, không dễ dãi với mình, không khắt khe với người khác. Tất cả chỉ là sự tương đối.
Xem thêm: Phần Mềm Sửa Lỗi Pin Android, Battery Calibration
Mong rằng, bài viết của timvieclamnhanhtrên đây đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn:Thế nào là tự ái và từ đó đưa ra cách sống đúng cho bản thân mình.
Chuyên mục: Hỏi Đáp